Tết Ông Công Ông Táo Bạn Cần Phải Chuẩn Bị Những Đồ Lễ Gì?

Trong một năm người Việt có rất nhiều ngày cúng lễ quan trọng nhưng vào dịp cuối năm. Thì cúng Ông Công Ông Táo được xem là ngày lễ vô cùng trọng đại, không thể thiếu tại mỗi gia đình. Đây là tục lệ đã được lưu truyền từ bao đời nay của rất nhiều thế hệ người Việt. Và cho đến hiện nay khi chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp tục lệ cúng này. Vẫn được gìn giữ và phát triển trên toàn đất nước.

Vào dịp cuối năm âm lịch trước khi chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán thì dù có bận đến mấy gia đình nào. Cũng đều phải tổ chức việc cúng lễ Ông Công Ông Táo. Hay mọi người thường gọi với cái tên thân mật là Tết ông công ông táo. Trong ngày này mọi người sẽ chuẩn bị đồ lễ, các lễ vật trong mâm cúng ông công ông táo cẩn thận. Để cúng lễ theo đúng phong tục truyền thống.

Và nếu bạn đang băn khoăn không biết Tết ông công ông táo cần phải chuẩn bị những đồ lễ gì? Thì nội dung bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời.

Tìm hiểu về nguồn gốc của Tết ông công ông táo

Theo truyền thuyết được truyền lại từ rất lâu đời ở nước ta thì Ông Táo. Tuy là vị tiểu thần được Ngọc Hoàng giao phó nhiệm vụ trông coi nhà bếp, sống trong nhà bếp quanh năm đầy mùi thức ăn. Nhưng lại có trọng trách rất lớn trong việc cai quản việc nhà. Còn Ông Công hay còn được hiểu nôm na là Công thần thổ địa. Là vị tiểu thần chuyên quản lý mọi việc liên quan đến đất đai, nhà cửa.

Ông Công và Ông Táo thường được mọi người gọi tên song song với nhau. Vì dân gian quan niệm rằng hai vị tiểu thần này được Ngọc Hoàng phái xuống. Cùng nhau, cùng ngự đến mỗi gia đình để thực hiện công việc mình được giao phó trong 01 năm. Hai vị sẽ ghi chép lại tất cả những việc làm liên quan đến Thiện và Ác của từng người trong nhà đó. Rồi hết năm lại quay về báo cáo với Ngọc Hoàng để Ngọc Hoàng định tội.

Xuất phát từ quan niệm đó nên trong tâm linh của người Việt những điều mà Ông Công và Ông Táo ghi lại. Dâng lên tấu với Ngọc Hoàng sẽ là điều định đoạt tất cả mọi hung, dữ của gia đình. Tuy việc này xuất phát từ đạo lý sống và hành động của mỗi thành viên trong nhà nhưng người Việt. Vẫn cho rằng nên tiến hành việc cúng lễ hai vị tiểu thần trước khi hai vị về trời. Vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam Có Điểm Gì Đặc Biệt?

Lễ cúng Ông Công Ông Táo hàng năm không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đưa tiễn hai vị tiểu thần lên trên trời. Để báo cáo với Ngọc Hoàng mà còn thể hiện sự thành tâm của gia chủ. Đối với những việc mà hai vị đã làm cho gia đình trong suốt năm qua. Do đó mà lễ cúng Ông Công Ông Táo hay còn được gọi là Tết ông công ông táo. Mang một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tâm linh của người Việt.

Thời điểm nào thích hợp để cúng Tết ông công ông táo?

Thông thường chúng ta sẽ nghe thấy là vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Làm lễ cúng Táo Quân (hay Ông Táo – vị thần cai quản chuyện bếp núc). Để ông về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng. Và vào thời điểm này thì Ông Công cũng sẽ về trời để báo cáo. Tuy nhiên điều này không được ghi lại bởi tài liệu sách sử nào mà chỉ qua lời truyền miệng của dân gian. Vì thế mà đa phần mọi người vẫn xem ngày 23 tháng Chạp là ngày cúng Ông Táo về trời. Nhưng đối với nhiều người thì ngày này được gọi chung là ngày Tết ông công ông táo.

Trong cả 01 năm chỉ duy nhất có 01 ngày đó chính là ngày 23 tháng Chạp để Ông Táo cưỡi cá chép bay về trời. Chính bởi vậy mà việc cúng lễ cần phải được thực hiện trước 12h trưa của ngày 23 tháng Chạp. Theo dân gian truyền lại thì cúng lễ sau 12h trưa Ông Táo. Sẽ không nhận được đồ cúng nên lòng thành của gia chủ sẽ không được ghi nhận.

Hiện nay mọi người thường làm lễ cúng Tết ông công ông táo vào ngày 22 tháng Chạp. Hoặc chậm nhất là vào sáng sớm của ngày 23 tháng Chạp. Số lễ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng ông táo theo đúng chuẩn phong tục là tương đối nhiều.

Bạn cần chuẩn bị những đồ lễ gì trong mâm cúng Tết ông công ông táo?

Không giống như các lễ cúng khác, số lượng lễ vật trong mâm cúng Tết ông công ông táo. Theo đúng phong tục truyền thống gồm có:

Mâm lễ vật cúng ông công ông táo đơn giản

  • Tiền vàng mã
  • Bộ y phục dành cho quan thần linh gồm có quần áo, mũ, hia…Thông thường bộ y phục này sẽ có 3 bộ nhỏ tượng trưng. Cho 2 vị Táo Ông và 1 vị Táo Bà được ghi lại trong truyền thuyết.
  • Cá chép: loại cá này sau khi cúng sẽ được thả ra các con sông để phóng sinh. Cúng cá chép không chỉ tượng trưng cho loài vật mà Táo Quân. Sẽ cưỡi khi về trời mà còn mang ngụ ý về truyền thuyết cá chép hóa rồng. Đây là nét đẹp về văn hóa truyền thống đặc trưng của người Việt. Đã nhận được sự ngưỡng mộ, đánh giá cao. Từ bạn bè thế giới
  • Hương 1 bó
  • Nến cốc hoặc là đèn dầu 1 đôi
  • Lọ cắm hoa tươi (nên chọn số bông hoa lẻ và chọn loài hoa có màu sắc tươi tắn, bắt mắt)
  • 1 chai rượu 
  • 1 gói trà hay 1 bình trà pha sẵn
  • 1 chai nước hoặc 3 đến 5 chén nước nhỏ
  • Đĩa đựng trầu cau
  • 1 con gà trống luộc
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa chè (hoặc 1 bát chè)
  • Đĩa đựng hoa quả với 5 loại quả khác nhau
  • Phẩm oản (nên chọn màu đỏ hoặc màu vàng)
  • Đĩa đựng bánh kẹo
  • Bài văn khấn theo đúng truyền thống
Tìm Hiểu Thêm:  Cách Nấu Chè Hạt Sen Đậu Xanh Ăn Mãi Không Chán

Ngoài những lễ vật kể trên thì bạn còn phải sắm sửa, chuẩn bị thêm mâm cơm mặn để cúng Ông Công Ông Táo. Mâm cơm cúng ông công ông táo này sẽ gồm các món đồ ăn truyền thống nổi tiếng của người Việt. Mỗi vùng có thể có những món đặc trưng khác nhau hoặc tùy thuộc vào khẩu vị. Của mỗi gia đình mà đưa ra lựa chọn món ăn sao cho phù hợp.

Mâm cơm mặn cúng Ông Công Ông Táo

Thông thường những món ăn trong mâm cơm mặn cúng Ông Công Ông Táo sẽ gồm có:

  • 1 đĩa thịt lợn quay
  • 1 đĩa rau xào
  • 1 đĩa hành muối
  • 1 đĩa hoặc 1 bát giò heo (có thể hầm hoặc chiên)
  • 1 bát canh mọc hoặc canh miến, canh măng
  • 1 đĩa nem rán (chả giò)
  • 1 đĩa bánh chưng (bánh tét)
  • 1 đĩa cá nướng (theo phong tục của người miền Nam)
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi
  • 1 bát cơm trắng

Bạn có thể lựa chọn thêm nhiều món ăn khác để mâm cơm mặn cúng Ông Công Ông Táo trở nên đa dạng, phong phú hơn. Nhưng điều bạn cần lưu ý đó chính là dù chọn lễ vật cúng lễ như thế nào, có số lượng ra sao cũng luôn phải đảm bảo việc chọn lựa cẩn thận về mặt hình thức và độ sạch sẽ, tươi ngon về chất lượng. Tuyệt đối không thể dâng lên cúng lễ Ông Công Ông Táo lễ vật đã bị trầy xước, hư hỏng hay đã bị bốc mùi bởi điều đó trực tiếp thể hiện tấm lòng thành của người cúng đối với các vị thần linh.

Tất cả lễ vật cần phải được bày trí trên chiếc mâm cúng ông táo hoặc chiếc bàn lớn đặt ở vị trí trang trọng trong nhà sao cho nhìn đẹp mắt, hài hòa. Việc bày trí các lễ vật đòi hỏi người cúng phải dành ra nhiều công sức, thời gian kết hợp với sự tỉ mỉ của mình.

Trong nhiều năm trở lại đây thì ngoài mâm cúng mặn và các đồ lễ theo đúng phong tục truyền thống có nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một mâm cúng đồ ăn chay. Điều này cũng khá được khuyến khích để cho mọi việc đều được hoan hỷ khi chúng ta tránh việc sát sinh.

Một số điều kiêng kỵ bạn cần biết khi cúng Tết ông công ông táo

Mặc dù lễ cúng Tết ông công ông táo đều diễn ra hàng năm nhưng thực tế. Không phải ai trong chúng ta cũng biết được một số điều kiêng kỵ có liên quan đến việc cúng lễ. Việc nắm bắt được những điều kiêng kỵ này sẽ giúp cho chúng ta có được sự chuẩn bị tốt hơn. Và để việc cúng lễ được diễn ra một cách thuận lợi, suôn sẻ.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Khai Trương Trong Nhà Hay Ngoài Sân

Và những điều kiêng kỵ liên quan đến lễ cúng Tết ông công ông táo bạn cần biết gồm có:

  • Khi chọn mua đồ vàng mã (y phục) cúng Ông Công Ông Táo thì bạn phải lưu ý. Là mỗi năm sẽ có màu sắc quần áo khác nhau. Việc này tương ứng với ngũ hành của từng năm nên tuyệt đối không được chọn theo sở thích của mình. Chẳng hạn như năm đó là hành Kim thì khi mua y phục vàng mã bạn phải chọn màu vàng. Còn nếu là năm hành Thủy thì phải chọn màu xanh
  • Mua y phục phải chọn đủ 1 bộ cho Ông Công và 3 bộ cho Ông Táo. Với bộ y phục cúng Táo Quân thì hai chiếc mũ dành cho Táo Ông sẽ có cánh chuồn còn Táo Bà thì sẽ không có phần cánh chuồn
  • Cá chép được dâng lên làm lễ vật trong mâm cúng ông táo thường phải ở số lẻ là 1, 3 hoặc 5 con
  • Khi tiến hành cúng lễ gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị tư trang ăn mặc chỉnh tề bởi điều này thể hiện sự tôn kính với các vị thần linh
  • Bài văn khấn cần phải được chuẩn bị từ trước theo đúng mẫu truyền thống, khi đọc gia chủ phải có thái độ thành tâm, nghiêm túc, đọc to, rõ ràng
  • Phải chờ thắp đủ hết 3 tuần nhang thì mới được hạ vàng mã xuống để hóa vàng, đem cá chép ra thả ở bờ sông và hạ lộc xuống để thụ lộc
  • Khi cúng lễ Ông Công Ông Táo không được cầu xin tài lộc, may mắn hay sự sung túc mà chỉ cầu xin các Ngài sẽ báo cáo những việc tốt đẹp mà chúng ta đã thực hiện được trong năm qua với Ngọc Hoàng

Vậy là bạn đã biết Tết ông công ông táo cần phải chuẩn bị những đồ lễ gì? Vào những ngày cuối năm bận rộn việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trong mâm cúng Tết ông công ông táo là điều nan giản đối với nhiều người. Nhưng giờ đây với dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của thì bạn sẽ không phải lo lắng tới điều này nữa. Bởi tất cả mọi yêu cầu của bạn đều sẽ được đáp ứng nhanh chóng, đảm bảo chất lượng, hình thức và hợp lý về giá thành.

Tag liên quan: cúng công công ông táo | bài khấn công công ông táo | ông công ông táo | ông táo có thật không | ông táo về trời | công ty có cúng ông công ông táo không | cúng ông công ông táo ở công ty | ông công ông táo có thật không | ông táo quân

Call Now Button