Hiển thị tất cả 8 kết quả

Bạn Cần Biết Mâm Cổ Cúng Rằm, Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản Có Gì?

Có nên cúng cô hồn hàng tháng không, lễ vật mâm cúng cô hồn và cách cúng lễ nghi cúng với mâm cúng cô hồn đơn giản. Cúng cô hồn là một trong những tập tục cúng rất quen thuộc thường được tổ chức vào tháng 7 âm lịch. Vậy có nên cúng cô hồn hàng tháng không và cúng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nguồn gốc và ý nghĩa của tục cúng cô hồn, có nên cúng cô hồn hàng tháng không.

Tên Gọi, Bản Chất Của Cúng Cô Hồn Có Thể Bạn Đã Biết

Ngoài tên gọi cúng cô hồn, nghi thức cúng này còn được dân gian gọi với tên gọi khác là cúng chúng sinh, có bản chất là cúng tất cả những hồn ma không nơi nương tựa, những người chết chưa được giải thoát và linh hồn vẫn còn bị mắc lại ở trần thế, bị đói.

Nguồn Gốc Cúng Cô Hồn Tại Việt Nam Nói Riêng

Tục cúng cô hồn tại Việt Nam có nguồn gốc ra đời chịu ảnh hưởng sâu sắc của thế giới quan Phật Giáo, gắn liền với tích trong đạo Phật là câu chuyện của ông A Nan (tên đầy đủ là ông A Nan Đà) và con quỷ diệm khẩu (quỷ miệng nhả ra lửa).

Theo đó, vào 1 buổi tối khi ông A Nan đang ngồi trong tịnh thất, có một con quỷ diệm khẩu (thân thể gầy gò, cổ dài, miệng phun ra lửa) xuất hiện và nói với ông rằng sau 3 ngày nữa ông sẽ chết, sau khi chết ông sẽ chuyển kiếp hóa thành quỷ giống như nó, muốn thoát được kiếp quỷ này, ông chỉ còn cách làm lễ cúng, bố thí cho lũ quỷ như nó mỗi đứa 1 hộc thức ăn và làm lễ cúng dường Tam Bảo.

Ông A Nan sợ hãi đem câu chuyện quỷ diệm khẩu đến tâu trình trước Đức Phật và xin được Ngài độ giải kiếp này. Đức Phật không nao núng, khuyên ông A Nan hãy làm theo lời Quỷ sắp lễ vật và cúng bố thí, ngài còn truyền cho ông A Nan 1 bài chú để niệm trong lễ cúng.

Quả đúng như vậy, ông A Nan làm theo, không những thoát được kiếp nạn quỷ và mà còn sinh thêm lộc thọ. Kể từ đó, tục cúng cô hồn chính thức được ra đời và được hiểu là nghi thức cúng – niệm chú siêu thoát, bố thí đồ ăn cho quỷ diệm khẩu (miệng nhả ra lửa), sau này được dân gian hiểu rộng là sự niệm chú siêu thoát, bố thí đồ ăn thức uống cho những hương linh, vong hồn, cô hồn còn vất vưởng, lang thang ở trần thế.

Ý Nghĩa Của Tục Cúng Cô Hồn Và Cúng Cô Hồn Hàng Tháng

  • Ý nghĩa nguồn gốc trực tiếp: Ý nghĩa bố thí đồ ăn, thức uống cho quỷ diệm khẩu đói khát.
  • Ý nghĩa phổ quát được hiểu rộng rãi hiện nay: Ý nghĩa xá tội vong nhân, bố thí, cầu nguyện cho những cô hồn còn bị vương lại ở trần gian vì nhiều lý do khác nhau không bị đói khát và sớm được siêu thoát về đúng vị trí.
  • Có thể thấy, dù hiểu theo tầng ý nghĩa nào thì tục cúng cô hồn cũng mang những nét đẹp truyền thống tốt đẹp của người Việt: Đó là tấm lòng thương yêu, trắc ẩn, nhân ái, từ bi thể hiện qua hành động làm phúc , bố thí – giá trị nhân văn cao cả.

Có Nên Làm Nghi Thức Cúng Cô Hồn Hàng Tháng Hay Không?

Theo tập tục truyền thống, tục cúng cô hồn đúng nghi thức sẽ được tổ chức vào tháng 7 âm lịch hằng năm (gọi là tháng cô hồn) và diễn ra trải dài suốt từ đầu tháng 7 cho đến 15 tháng 7. Tất nhiên có thể chọn 1 trong số những ngày từ mùng 2 đến ngày 15/ 7 chứ không phải là cúng hằng ngày.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều người quan niệm việc bố thí cho những vong linh cô hồn mỗi ngày một mặt để họ không bị đói khát, rét mướt, thiếu thốn là điều tốt và cần thiết, mặt khác sẽ tránh được sự quấy nhiễu của cô hồn đối với đời sống con người, nhất là những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán hay những người tín tâm.
Dưới góc độ này, cúng cô hồn có thể được diễn ra hàng ngày dưới ý nghĩa là 1 mâm cúng tâm linh đơn giản, cúng tự nguyện và tùy từng gia đình chứ chưa trở thành 1 tập tục truyền thống (như cúng cô hồn hằng năm).

Hướng Dẫn Chuẩn Bị Lễ Vật Cho Mâm Cúng Cô Hồn Và Mâm Cúng Cô Hồn Hàng Tháng

Lễ Vật Mâm Cúng Cô Hồn Tháng 7

  • Hương/ nhang cúng cô hồn: Đối với lễ vật hương cúng cô hồn, những quy tắc về bốc bát hương cũng như sắp bát hương có thể bỏ qua. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị 1 hoặc 3 nén hương, cắm trực tiếp lên lễ vật hoặc để nghiêng trên 1 đĩa nhỏ bằng sứ/ thủy tinh.
  • Đèn cầy cúng cô hồn hoặc nến: Thông thường, những lễ vật cơ bản trong mâm cúng cô hồn sẽ không sử dụng lại hoặc đem vào nhà làm vật dụng trong nhà nữa. Cho nên, để tiết kiệm chi phí thì gia chủ có thể chuẩn bị 2 cây nến đỏ cúng chúng sinh.
  • Trầu cau: Theo cách sắp lễ trầu cau cúng cô hồn truyền thống, gia chủ có thể sắp lễ 1 trái cau và 1 lá trầu trong 1 đĩa nhỏ. Theo quan niệm hiện đại, quy tắc này có thể biến đổi và sắp thành lễ bộ 3, bao gồm 3 lá trầu và 3 quả cau tươi đều được
  • Chè (trà) khô: Là lễ lá chè tươi đã được đem sấy khô.
  • Thuốc lá: 1 bao mới nguyên.
  • Nước: Nước lọc sạch, 7 chén.
  • Rượu: 1 bình rượu nhỏ.
  • Gạo tẻ: 1 đĩa.
  • Muối tinh: 1 đĩa.
  • Chum nước (hoặc bát nước: 1 bát).
  • Tiền, vàng mã: 10 bộ tiền vàng đầy đủ.
  • Tiền lẻ của người trần (thường là lễ 1 nghìn và 2 nghìn): Sắp 1 đĩa.
  • Quần áo giấy (quần áo người âm): 20 bộ quần áo cô hồn với các màu sắc khác nhau.
  • Hoa tươi cúng cô hồn: Loại hoa thường được dùng nhất trong cúng cô hồn là hoa cúc vàng (cúc đại) hoặc những loại hoa có tông màu không quá rực rỡ. Sắp lễ 1 lọ hoa cắm theo số bông lẻ (7 bông hoặc 9 bông là đẹp nhất).
  • Trái cây tươi: Trong mâm cúng cô hồn, mâm lễ quả không nhất thiết phải sắp thành mâm ngũ quả mà sẽ ưu tiên hơn về số lượng và tính đa dạng. Do đó gia chủ có thể chọn nhiều loại quả, mỗi loại có từ 1 – 3 trái, xếp thành 1 đĩa lớn hoặc nhiều đĩa đều được.
  • Các loại bánh kẹo, bỏng ngô, bỏng gạo, bánh mì, bánh khoai, bim bim: Tùy sự chuẩn bị cũng như điều kiện của từng gia đình, song đối với lễ vật này chuẩn bị càng đa dạng càng tốt, xếp chung vào 1 đĩa lớn hoặc chia thành 7 – 9 đĩa nhỏ đều được.
  • Cơm tẻ: 1 bát, có đặt sẵn muỗng múc cơm trong bát.
  • Trứng luộc: Sắp 1 lễ trứng lớn bao gồm trứng gà (3 quả), trứng vịt (3 quả) và trứng chim cút (9 – 15 quả) đặt chung vào 1 đĩa hoặc chia thành 3 đĩa theo sự phân loại.
  • Xôi nếp trắng: Lễ vật xôi nếp trong cúng cô hồn thường là xôi 1 màu 1 vị và thường là xôi trắng (nếu tự đồ xôi, khi đồ gia chủ có thể rắc vào nồi 3 hạt muối tinh).
  • Cháo trắng nấu loãng: sắp 1 tô lớn, có để sẵn muỗng múc cháo.
  • Thịt nướng/ quay: 1 hoặc 3 đĩa thịt cúng chúng sinh.
  • Gà trống luộc: 1 con.
  • Món canh: 1 phần, thường là canh củ, quả.
  • Món xào: Có thể xào rau hoặc củ quả đều được, nhưng lưu ý không được bỏ tỏi làm vị nêm khi xào như bữa ăn gia đình (vì quan niệm ma kị tỏi, sợ tỏi).
  • Mía.
  • Khoai cúng cô hồn (khoai lang, khoai sọ): 1 đĩa lớn, số lẻ.
  • Lễ vật chi tiết mâm cúng cô hồn hàng tháng.

Mâm Lễ Vật Cúng Cô Hồn Hằng Tháng

Mâm lễ vật cúng cô hồn hằng tháng không nhất định phải cầu kỳ, gia chủ có thể sắp 1 số lễ vật chính như sau:

  • Hương cúng cô hồn hàng tháng: 3 nén hương.
  • Nến cúng cô hồn hàng tháng: 2 cây nến nhỏ đặt lên 2 đĩa.
  • Nước cúng: 7 chén nước lọc sạch.
  • Gạo, muối, nước: mỗi loại 1 bát nhỏ.
  • Hoa cúng cô hồn hằng tháng: 1 lọ hoa tươi, nên chọn hoa cúc đại vàng với.
  • số bông cắm là 3 – 5 bông.
  • Lễ vật mặn: Xôi nếp và giò lụa.
  • Lễ vật ngọt: Bánh kẹo.
  • Tiền vàng mã: 1 bộ đầy đủ.
  • Tiền trần: Tiền lẻ 1 nghìn và 2 nghìn, mỗi mệnh giá 2 – 3 tờ

Các Bước Cúng Cô Hồn Hàng Tháng Đơn Giản

Cũng giống như các nghi thức cúng truyền thống, cúng cô hồn hàng tháng được diễn ra theo quy trình thờ cúng cơ bản với các bước là:

  • Bước 1: Chọn ngày cúng cô hồn hàng tháng và thời gian cúng thích hợp
    Ngày cúng cô hồn hàng tháng cũng như cúng cô hồn hằng năm, được diễn ra vào 1 trong những ngày từ mùng 2 đến 15 âm lịch.

Về thời điểm thờ cúng, theo quan niệm dân gian thì thời điểm tốt nhất để cúng cô hồn là vào cuối buổi chiều, khi mặt trời chưa tắt hẳn nhưng không còn quá nhiều ánh sáng (vì quan niệm cho rằng ma quỷ, cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể tham dự và thụ lễ vật thờ cúng).

  • Bước 2: Chọn vị trí cúng cô hồn

Cúng cô hồn tuyệt đối không cúng trong nhà. Những vị trí thích hợp để cúng cô hồn là ở ngoài sân hoặc hè, ban công của gia đình, là các vị trí thoáng, rộng.
Bàn cúng (không gian cúng) không nên quá cao.

  • Bước 3: Sửa soạn lễ vật cúng cô hồn đầy đủ và sắp lên bàn cúng.
  • Bước 4: Thực hiện nghi thức cúng với bài văn khấn và vái.
  • Bước 5: Kết thúc nghi thức, xin lễ và hạ lễ cúng

Lưu ý: Những lễ vật trong mâm cúng cô hồn sau khi hạ xuống không nên đem vào nhà mà có thể đem chia cho mọi người xung quanh.

Bài văn khân cô hồn

Cách Cúng Rằm Tháng 7 Ngoài Trời Hay Trong Nhà

Rằm tháng 7 là một dịp lễ vô cùng quan trọng của người Việt Nam, do đó được mọi người rất quan tâm và chuẩn bị chu đáo. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin về cách cúng rằm tháng 7 ngoài trời.

Rằm tháng 7 hàng năm khác hẳn với những ngày rằm khác trong năm, dân gian Việt Nam vẫn có câu “cả năm được rằm tháng 7, cả thảy được rằm tháng giêng”. Do đó mọi gia đình theo thờ Phật cũng như văn hóa tâm linh thì đây là một dịp lễ rất quan trọng trong năm, cần phải chuẩn bị và tổ chức thật cẩn thận và chu đáo.

Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng 7

Ý Nghĩa Của Cúng Rằm Tháng 7 Hàng Năm

Không chỉ có ý nghĩa là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ mà ngày rằm tháng 7 hàng năm còn được biết đến là một dịp lễ để mọi người cúng cô hồn tháng trong tháng 7 theo âm lịch. Theo như dân gian kể lại câu chuyện về ngày rằm tháng 7 thì lễ cúng cô hồn có xuất phát từ sự tích A Nan Đà. Sự tích kể lại rằng trong một lần khi A Nan Đà đang ngồi ở trong thất tịch thì đã thấy xuất hiện của một con quỷ có miệng lửa đã cảnh báo rằng 3 ngày nữa thì A Nan Đà sẽ chết. Lúc này A Nan Đà cảm thấy vô cùng sợ hãi đối với lời cảnh báo ấy do đó A Nan Đà đã nhờ quỷ bày cách nhằm để tránh khỏi kiếp nạn này.

Con quỷ đã nói với A Nan Đà rằng nếu ngày mai A Nan Đà thí cho những bọn ngạ quỷ mỗi đứa một hộc đầy thức ăn, và lại vì con quỷ đó mà cúng ở dường Tam Bảo thì không chỉ A Nan Đà sẽ được tăng thêm tuổi thọ mà những con quỷ ở đây cũng sẽ được sinh về với cõi trên. Kể từ đó ngày được xem là ngày xá tội vong nhân được ra đời. Đây chính là ngày để tổ chức cúng cô hồn tháng 7.

Ngoài ra dân gian còn có câu chuyện kể lại xoay quanh sự tích ngày lễ này đó chính là do những con quỷ ở trên trần gian đã quấy nhiễu đến nhân dân làm cho họ không thể làm ăn được hoặc làm ăn không được thuận lợi. Do đó, nhân dân đã kêu lên đến đức Phật, theo đó ngài đã cho quân đày những linh hồn của quỷ giữ xuống tận đến dưới địa ngục. Nhưng do tấm lòng từ bi và nhân ái, nên Đức Phật đã cho các linh hồn này được về với nhân gian để được ăn lộc của nhân dân bố thí trong ngày rằm tháng Bảy – hay còn gọi là tháng cô hồn. Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng 7 chính là để thể hiện tình thương của con người cùng với tấm lòng nhân ái đã vốn có theo truyền thống mà trước đến nay vẫn thực hiện của người Việt Nam.

Cúng Rằm Tháng 7 Ngày Nào Có Thể Bạn Đã Biết

Theo quan niệm của người Việt Nam chính là có thờ có thiêng, có kiêng thì sẽ có lành. Người Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với người Bắc nói riêng rất quan trọng trong việc cúng bái. Họ quan niệm rằng nếu cúng cô hồn tháng 7 chu đáo thì sẽ không bị quỷ dữ quấy rối, không bị quỹ dữ làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, ngoài ra việc làm mà còn thể hiện được tấm lòng thương cảm, sự từ bi lớn lao của con người. Bởi vì những linh hồn ngoài kia chính là những người bị chết oan uổng, chết ở đường hay chết ở chợ mà không có mồ mả, hoặc không có nơi chốn để quay về. Ngoài việc tổ chức nghi lễ cúng chúng sinh, thì lễ cúng rằm tháng 7 còn hàng năm còn có thêm một lễ cúng ở bàn thờ gia tiên.

Nhưng mọi người vẫn băn khoăn không biết nên cúng cô hồn hay còn gọi là cúng rằm tháng 7 ngày nào mới đúng. Theo truyền thống của Việt Nam thì ngày xá tội chính xác được du nhập xuất phát từ Trung Quốc. Người dân Trung Quốc sẽ tiến hành thực hiện lễ cúng cô hồn tháng 7 hàng năm vào đúng ngày 15 tháng 7. Còn ở Việt Nam thì cúng rằm tháng 7 có sự khác biệt.

Ở Việt Nam, theo truyền thống thì hàng năm vào ngày 2 tháng 7 theo lịch âm thì Diêm Vương sẽ mở cửa cho những vong linh ở dưới cõi âm được tự do đi lại trên trần gian để nhận những lễ vật mà mọi người trên trần gian dâng cúng họ. Và đến ngày 14 tháng 7, lúc 12h đêm sẽ là thời điểm mà Quỷ môn quan sẽ đóng cửa các cõi âm với trần gian. Do đó, ở Việt Nam người ta thường cúng rằm tháng 7 vào khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 để ban phát cho những âm hồn không nơi nương tựa những lễ vật trên cõi trần.

Cúng Rằm Tháng 7 Nên Cúng Ở Đâu

Đối với lễ cúng rằm tháng 7 thì theo văn hóa tâm linh của người Việt Nam thường làm 2 mâm cúng để cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Mâm cúng gia tiên được chuẩn bị để cúng lên bàn thờ gia tiên ở trong nhà để bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, còn đối với mâm cúng cho chúng sinh sẽ được tổ chức ở ngoài trời, và một điều đáng lưu ý đối với mọi người là không được làm chung 2 mâm cúng này với nhau.

Lễ cúng rằm tháng 7 cần được tổ chức ở ngoài trời, người Việt Nam vẫn quan niệm đất thì có thổ công còn sông thì có hà bá. Do đó việc cúng chúng sinh để dâng cho những linh hồn không nơi nương tựa được hưởng những lễ vật trên trần gian, với mong muốn không bị quấy nhiễu trong đời sống và được giúp đỡ trong chuyện làm ăn. Nếu tổ chức cúng chúng sinh trong nhà thì những vị âm của gia tiên gia đình đó sẽ cản trở không cho những oan hồn bên ngoài vào nhà để hưởng lễ vật. Do đó nên tổ chức ở ngoài trời và tổ chức vào buổi tối, bởi theo quan niệm thì buổi tối là lúc mặt trời đã lặn, các vong âm sẽ không bị sinh lực và yếu hồn vía.

Rằm Tháng 7 Cúng Ở Ngoài Trời

Rằm tháng 7 hàng năm còn mọi người được gọi là lễ xá tội với vong nhân. Theo truyền thống, thì vào ngày này tất các vong linh, các oan hồn vất vưởng, không có nơi nương tựa và không có người thờ cúng vẫn sẽ được người dân dâng cúng để được hưởng những lễ vật trên trần gian cùng với đó là những tội lỗi phạm dưới cõi âm thế đều được xá tội.
Vì thế vào ngày này, các gia đình Việt Nam, bên cạnh những mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên, các vị thần linh, họ cũng dành riêng những mâm cỗ cúng bày lên mâm cúng ngoài trời để nhằm cúng các chúng sinh, các cô hồn.

Việc tổ chức cúng rằm tháng 7 ở ngoài trời thông thường sẽ được áp dụng đối với lễ cúng các chúng sinh. Mâm cúng này có thể được đặt ở vị trí ngoài sân hoặc đặt ngay trước cửa chính trong ngôi nhà của gia chủ. Lễ vật để cúng chúng sinh thông thường sẽ bao gồm lễ vật như các loại trái cây, hoa cúc, các loại tiền và vàng mã và bộ quần áo được làm bằng giấy dành riêng cho người cõi âm.

Bên cạnh đó, trong mâm lễ cúng rằm tháng 7 sẽ chuẩn bị thêm một số loại tinh bột như các loại ngô, khoai lang và sắn đều được luộc rồi cắt thành từng khoanh tròn nhỏ. Trên mâm cúng cần chuẩn bị cả gạo tẻ và cháo trắng.

Bởi vì rằm tháng 7 là một lễ cúng vô cùng quan trọng và cần được chuẩn bị chu đáo dó đó cách để cúng rằm tháng 7 đầy đủ, chuẩn bị như thế nào cho đúng và phù hợp với phong tục và truyền thống của Việt Nam là một vấn đề rất quan trọng. Bởi vì theo nhiều quan niệm tâm linh của nước ta thì việc cúng bái nếu sai có thể sẽ dẫn đến những điều xấu đến với gia đình chẳng hạn như việc rước vào nhà các vong hồn không tốt cho gia đình gia chủ.

Chúng tôi xin chia sẻ với bạn mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời với một số lễ vật cơ bản sau:

  • 1 đĩa ngũ quả với 5 loại quả khác nhau, tùy vào gia đình gia chủ lựa chọn những loại quả khác nhau và mang những ý nghĩa riêng.
  • Một lọ hoa tươi với 3 bông màu vàng và 2 bông màu trắng, gia chủ có thể lựa chọn hoa cúc cho mâm cúng rằm tháng 7, khi chọn hoa gia chủ cần chú ý chọn những bông hoa còn tươi, không bị héo úa hay dập nát.
  • 1 đĩa gồm có 3 quả cau và 5 lá trầu
  • 1 đĩa gạo tẻ sạch
  • 1 đĩa muối trắng sạch
  • Nến cốc với số lượng 3 cốc
  • 1 chai nước suối nhỏ, một chai rượu nếp
  • 1 đĩa xôi đậu xanh, xôi trắng hoặc xôi gấc tùy vào sự lựa chọn của mỗi gia đình gia chủ.
  • 3 bộ tiền vàng mã và hương
  • 5 bát cháo trắng hoặc 5 bát chè đậu xanh (hoặc càng nhiều càng tốt theo gia chủ)
  • 5 bộ giấy ngũ sắc gồm loại có hoa và loại không hoa
  • Đồ chúng sinh với số lượng 5 bộ
  • 1 đĩa gồm nổ và bánh kẹo ngọt.

Tùy vào từng vùng miền trên đất nước sẽ có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau để phù hợp với văn hóa, tuy nhiên dù là vùng miền nào thì gia chủ cũng nên chuẩn bị với một tấm lòng hướng thiện và sự thành tâm. Nhiều người vẫn quan niệm rằng cúng lễ vật càng nhiều và càng sang thì cõi âm sẽ phù hộ độ trì càng nhiều cho gia đình gia chủ, tuy nhiên mâm cúng chỉ cần đầy đủ lễ vật ý nghĩa và thành tâm.

Ngày nay, rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về tâm linh như mâm cúng hay dịch vụ cúng tại nhà cho các gia chủ, vô cùng thuận lợi trong việc tiết kiệm thời gian và đầy đủ lễ vật ý nghĩa. Các đơn vị này ngày càng được biết đến và thu hút được đông đảo sự quan tâm và lựa chọn sử dụng của rất nhiều người. Họ không chỉ cung cấp dịch vụ mâm cúng hay cúng bái trọn gói mà còn chia sẻ những kinh nghiệm trong vấn đề tâm linh của những nghi lễ cúng trong năm mà ít ai hiểu biết đầy đủ.

Để tiết kiệm thời gian cũng như để chuẩn bị một cách đầy đủ nhất các lễ vật trong mâm lễ cúng nói chung và mâm lễ cúng rằm tháng 7 nói riêng. Bài viết này của chúng tôi sẽ mách nhỏ cho mọi người dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị đây là một đơn vị đồ cúng vô cùng uy tín và chất lượng cho mọi gia đình.

Mâm Lễ Cúng Mùng 1 Và Rằm 15 Hàng Tháng

Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng cần có những gì? Tại sao lại cần thực hiện lễ cũng này? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cúng rằm hàng tháng được rất nhiều người coi trọng. Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng là cách để thể hiện lòng biết hơn, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà. Đây còn là dịp để cầu xin ông bà luôn bên cạnh phù hộ cho thành viên trong gia đình. Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngày lễ cúng này sau đây.

Bài Văn Khấn Cúng Rằm Mùng 1, 15 Hằng Tháng

Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng

Ý nghĩa của cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng

Theo quan niệm từ xa xưa của nước ta thì ngày rằm chính là ngày Vọng. Vọng được biết là nhìn xa trông rộng. Ngày vọng của mỗi tháng chính là ngày mặt trăng, mặt trời ở 2 cực xa nhất. Chúng nằm đối xứng nhau.

Cúng rằm hàng tháng được rất nhiều người coi trọng. Thời điểm này chính là lúc mặt trăng và mặt trời có thể nhìn rõ nhau một cách thấu suốt. Chúng sẽ soi chiếu trực tiếp vào tâm hồn của mọi người. Điều này giúp cho tâm hồn trở nên trong sạch, thanh khiết hơn. Đây là thời điểm giúp con người tránh xa những tội ác, gội rửa những vẫn đục trong tâm trí.

Vì các lý do này, mà ngày rằm (mùng 1) được xem là những ngày tốt trong tháng. Ngày này cần thực hiện cúng tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Nếu bạn không thể cúng trong ngày rằm thì bạn cũng có thể đẩy sang ngày 15 âm lịch của tháng. Đây cũng là một ngày tốt trong tháng.

Cần làm những gì trong lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng

Vào ngày mùng 1, rằm 15 hàng tháng, người Việt thường sẽ soạn mâm cỗ, dâng hương cúng thổ công và gia tiên. Ngoài lễ cúng với mâm lễ đầy đủ thì văn khấn cúng trong ngày này cũng là việc rất quan trọng.
Trước khi chuẩn bị bàn thờ, người cúng cần phải tắm gội sạch. Sau đó chuẩn bị hoa quả đặt lên. Thắp hương để thông báo cho tổ tiên, thần linh rằng con cháu sẽ dọn bàn thờ, mời tổ tiên thần linh chuẩn bị nhận lễ cúng.

Bày Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng giờ nào tốt nhất?

Mọi người thường cho rằng nên cúng đúng ngày mùng 1 hoặc 15 âm lịch. Nhưng thực tế, cúng rằm hàng tháng cũng có thể lùi ngày cũng vào ngày 14 cũng được. Nếu gia chủ bận vào ngày 15 âm lịch thì cũng có thể cúng vào 14 âm lịch.

Ngày cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương sẽ khác nhau
Giờ cúng ngày rằm thì tùy thuộc vào vùng miền. Theo quan niệm xa xưa, tổ tiên và các vị thần thường sẽ dùng bữa sớm. Vì thế, cần chuẩn bị lễ cúng trước 18-19h tối. Còn nếu cúng vào lúc sáng thì cần cúng xong trước 9-10 giờ. Tùy thuộc vào bạn muốn cúng lễ vào buổi sáng hay buổi chiều mà thay đổi giờ cho thích hợp.

Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng có những gì?

Ngày cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương sẽ khác nhau. Đặc biệt, ở hai miền Nam Bắc nghi lễ, thành phần đồ cúng cũng khác nhau. Thường thì gia đình sẽ sắp lễ phù hợp với điều kiện từng nhà. Tuy nhiên, cần phải có một số đồ cũng cơ bản. Dưới đây là những đồ cúng cần phải có, cụ thể là:

  • Trầu cau.
  • Hương.
  • Hoa quả (lưu ý không dùng quả xanh).
  • Nước (không dùng nước lã).
  • Rượu.
  • Tiền vàng.

Nhiều người cũng cúng lễ mặn trong ngày này. Nếu như thế thì có thể chuẩn bị thịt gà luộc, một số món mặn khác tùy gia đình.

Vào ngày mùng 1, rằm 15 hàng tháng, người Việt thường sẽ soạn mâm cỗ, dâng hương cúng thổ công và gia tiên
Cùng mâm lễ này thì cần các đồ dùng như bát đĩa, thìa, đũa,.. cần dùng đồ mới. Không nên dùng những đồ đã dùng chung, có sẵn trong gia đình. Bởi đồ dùng thờ cúng cần sạch sẽ tối đa, không bị uế tạp.

Lưu ý cần tách bạch bàn thờ hoa quả, cúng chay và bàn thờ cúng mặn. Các thứ này cần để riêng. Hoa quả nên để ở bàn trên, đồ cúng mặn thì để ở bàn dưới rồi thắp hương. Rất nhiều gia đình phạm phải sai lầm này. Khi sắp xếp đồ cúng lại để chung đồ lễ chay, mặn hoa quả dùng lẫn lộn. Điều này không tốt.

Cùng với đó, khi cúng bái cần tách bạch ra bàn nào thờ hoa quả và bàn nào đồ cúng là lễ mặn. Các thứ cần phải được để riêng biệt. Hoa quả có thể để ở bàn trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới, sau đó mới thắp hương.

Tâm trí khi cúng lễ vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng

Cúng gia tiên trong ngày mùng 1, ngày 15 hàng tháng là cúng thần thức của người đã khuất. Để đạt được kết quả viên mãn thì cần đảm bảo:

  • Tịnh vật, tịnh tài và tịnh tâm nên khu dâng cúng mọi thứ phải trong sạch. Không nên cúng tiền giả, không cúng tiền nguồn gốc bất lương. Đặc biệt không cúng thực phẩm tanh hôi. Ngoài ra, một số nơi không cúng đồ có nguồn gốc sát sinh. Khi cúng cần có lòng từ bi, tâm tịnh để công đức của gia chủ được tích thêm.
  • Không sử dụng bùa ngải, phải tự thân giải trừ tai ách.
  • Đọc văn khấn với lòng thành cao cả, nguyện cầu những điều tốt đẹp. Nên nguyện cầu cho bản thân, gia đình, xã hội.
  • Nói chung, khi cúng lễ vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng cần giữ tâm tịnh, trong sạch. Đặc biệt, là luôn nghĩ về tổ tiên, cầu mong một cách thành tâm, thoải mái.
  • Khi cúng lễ vào ngày mùng 1 và ngày 15 hàng tháng cần giữ tâm tịnh, trong sạch
  • Số nén hương nên thắp trên bàn thờ cúng mùng 1 và ngày 15

Thông thường, khi thắp hương, người a sẽ thắp theo số lẻ. Điều này là do số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó có thể thắp 1,3,5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương ở trong nhà. Tuy nhiên, nhiều nhà quá chật, không gian không thoải mái thì không nhất thiết. Bạn chỉ cần thắp ít hương, để tránh ngột ngạt, phòng tránh hỏa hoạn. Bàn thờ phật có thể chỉ cần 3 nén hương, các bát hương còn lại chỉ cần 1 nén hương.

Nếu bạn muốn thắp nhiều hương hơn, có thể thắp theo các quan niệm dân gian. Cụ thể là:

  • 1 nén hương: ngụ ý cầu mong sự bình an.
  • 3 nén hương: cầu mong cho tổ tiên, thần linh linh ứng, bảo vệ người trong gia đình, xua đuổi các tai ương, xui xẻo.
  • 5 nén hương: đây là cách các thầy pháp mời gọi thần linh, dự báo hung cát cho người khác.
  • 7 nén hương: Dùng để gọi thiên binh thiên tướng, thiên thần. Nếu thật sự không cần thiết thì không nên dùng số hương này.
  • 9 nén hương: tín hiệu cầu cứu, không nơi nào có thể giúp đỡ ở nhân gian. Cần cầu cứu đến Ngọc hoàng đại đến và thập diện diêm vương cứu giúp. Đây là số hương không nên thắp nếu như không gặp tình trạng bất đắc dĩ.

Khi thắp hương, cần phải chuẩn bị đàng hoàng, ăn mặc chỉnh tề. Đặc biệt, không được mặc quần đùi, luộm thuộm hay mặc áo cộc,..

Khi khấn cần thực hiện liền mạch, thành tâm cúng bái để thể hiện tôn trọng. Khi thắp hương xong, cần đợi hương cháy hết hoặc cháy hơn 2/3 mới dọn mâm cúng. Tốt nhất cần đợi hương cháy hết để đảm bảo thần linh, tổ tiên đã dùng xong.

Địa chỉ chuẩn bị mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng tốt nhất

Ngày nay, các gia đình hiện đại thường không có nhiều thời gian để chuẩn bị cúng lễ. Nhất là những mâm cúng mùng 1, rằm 15 hàng tháng. Vì thế, lựa chọn địa chỉ chuẩn bị mâm lễ cúng là giải pháp tốt nhất. Chính là địa chỉ bạn cần quan tâm tìm đến.
Chính là địa chỉ tin cậy để chuẩn bị những mâm cúng chất lượng nhất. Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng chu đáo, đủ lễ sẽ được chúng tôi bảo đảm cho bạn. Cam kết khi sử dụng dịch vụ quý khách sẽ có được nhiều ưu thế.

  • Mâm lễ đầy đủ, đảm bảo vệ sinh

Đối với việc cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng, am hiểu rõ ràng. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đủ các vật dụng, đồ lễ cần thiết. Trong đó, hoa quả được chọn là hoa quả tươi, đẹp mắt. Các vật dụng cần thiết đều là đồ mới, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.

Am hiểu rõ ràng, giúp bạn có đủ các vật dụng, đồ lễ cần thiết cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng
Đặc biệt, với các món ăn trong mâm lễ, chúng tôi đảm bảo công thức thơm ngon. Các thực phẩm được lựa chọn là thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Bài văn khấn rõ ràng

Hỗ trợ bài văn khấn rõ ràng, chi tiết cho quý khách. Giờ đây, khi cúng lễ, bạn không cần phải chuẩn bị soạn văn khấn. Chúng tôi đã có mẫu văn khấn đúng truyền thống. Chỉ cần thành tâm đọc theo văn khấn đã chuẩn bị, bạn đã hoàn thành lễ cúng trọn vẹn.
Hướng dẫn cúng lễ chi tiết
Sau khi đã hỗ trợ bày biện mâm cúng, còn hỗ trợ hướng dẫn bạn cúng lễ. Cần thắp bao nhiêu hương, đọc văn khấn khi nào, khi nào dọn lễ,.. sẽ được hướng dẫn rõ. Bạn sẽ không còn lo lắng sợ mình làm không đúng lễ, không đúng phong tục nữa.

  • Dọn dẹp nhanh chóng

Sau khi xong lễ cúng, đội ngũ nhân viên của còn hỗ trợ dọn dẹp. Chúng tôi sẽ trả lại tình trạng ban đầu của bàn thờ tổ tiên, thần linh sạch sẽ. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ không phải lo mất thời gian, tốn nhiều công sức nữa.
Ngoài chuẩn bị mâm lễ cho ngày cúng mùng 1 và ngày 15, còn hỗ trợ chuẩn bị nhiều mâm cúng khác. Bất cứ ngày lễ nào như cúng thôi nôi, đầy tháng, cúng tất niên, ngày sinh nhật, cúng căn,.. Chúng tôi đều có hỗ trợ chu đáo, rõ ràng.

Đặc biệt, mức giá chuẩn bị mâm lễ của chúng tôi đa dạng. Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn chọn mâm lễ lớn hay nhỏ. Mức giá sẽ thay đổi, cân đối phù hợp với nhu cầu, điều kiện tài chính của quý khách. Chỉ cần liên hệ, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết, rõ ràng.

Mâm lễ cúng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng là dịp cúng khá quan trọng. Nó có ý nghĩa và tác động nhiều đến cuộc sống thường ngày. Vì thế, bạn cần chuẩn bị ngày này chu đáo. Nếu không có thời gian nhiều, hãy liên hệ. Chúng tôi là đơn vị chuẩn bị đồ cúng, mâm lễ hàng đầu hiện nay. Đến với dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ an tâm và tiết kiệm được rất nhiều. Đây là cách chuẩn bị mâm cúng thời hiện đại, gia đình nào cũng tin dùng và hào lòng thật sự.

Địa Chỉ Đặt Mâm Cổ Cúng Rằm, Mâm Cúng Cô Hồn Chất Lượng

Đối với mâm lễ cúng cô hồn, gia chủ có thể tự sắm sửa lễ vật và chuẩn bị sắp đặt lên mâm cúng theo nhu cầu và điều kiện của gia đình.
Ngoài cách tự chuẩn bị, gia chủ cũng có thể tham khảo và đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng cô hồn, cúng chúng sinh hằng tháng chuẩn tập tục, chi phí hợp lý  cam kết là đơn vị số 1 trong dịch vụ mâm cúng:

  • Uy tín về chất lượng: Chuẩn tập tục, sạch sẽ và đẹp mắt.
  • Đầy đủ lễ vật theo mâm cúng có sẵn hoặc mâm cúng theo nhu cầu.
  • Giao lễ vật đúng thời gian cung cấp của khách hàng.
  • Giá thành phù hợp.

Với những thông tin chi tiết trên đây hy vọng đã có thể giải đáp câu hỏi có nên cúng cô hồn hàng tháng không. Tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng đa dạng cho tất cả các nghi thức, tập tục cúng truyền thống và hiện đại tại. Website.

Call Now Button