Hiển thị tất cả 2 kết quả

Địa Chỉ Đặt Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Và Bé Gái Mâm Cao Cổ Đầy Chất Lượng

  • Bạn mới có thiên thần mới gia nhập trong gia đình?
  • Sắp tới là đủ 1 năm rồi, bạn muốn tổ chức buổi tiệc thôi nôi?
  • Bạn không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng thôi nôi?
  • Bạn càng không biết đặt mâm cúng thôi nôi ở đâu uy tín?

Bạn vẫn chưa an tâm cũng như am hiểu về mâm cúng thôi nôi chất lượng chuẩn thủ tục xưa và nay?

Hãy để chúng tôi tư vấn báo giá mâm cúng thôi nôi trọn gói cho bé yêu của gia đình mình nhé!

Để tổ chức một buổi lễ thôi nôi cho trẻ chắc hẳn không thể thiếu được các mâm cúng cho các bậc bề trên. Vậy mâm cúng thôi nôi cho bé trai, gái gồm những lễ vật gì? Các món lễ vật trong từng mâm cúng là không hề giống nhau, do đó bạn phải tìm hiểu kỹ về các vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được một trả lời đầy đủ nhất.

Mâm Lễ Vật Mâm Cúng Thôi Nôi Đầy Đủ Chuẩn Thủ Tục Việt.

Nội Dung Bài Văn Khấn Khi Thực Hiện Lễ Thôi Nôi Cho Bé Khi Bạn Cần

Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gồm Những Lễ Vật Gì?

Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gồm

LỄ VẬT TRONG MÂM THÔI NÔI
Mâm cúng thôi nôi bé gái Mâm cúng thôi nôi bé trai
✓ Combo 1 ✓ Combo 1
Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè trôi nước (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè đậu trắng (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

✓ Combo 2 ✓ Combo 2
Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè trôi nước (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó) Ly đựng rượu, nước

Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè đậu trắng (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

✓ Combo 3 ✓ Combo 3
Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè trôi nước (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)

Heo quay miếng (13 phần)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần) Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè trôi nước (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)

Heo quay miếng (13 phần)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

✓ Combo 4 ✓ Combo 4
Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè trôi nước (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)

Heo quay sữa (01 con)

Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

Đồ bốc chọn nghề cho bé (01 bộ)

Gạo (01 phần)

Muối (01 phần)

Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Chè đậu trắng (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)

Rượu nếp mới (01 chai)

Nước cúng (01 chai)

Trà hương lài (01 gói)

Trầu têm cánh phượng (13 phần)

Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)

Heo quay sữa (01 con) Chén, muỗng, đũa (13 bộ)

Bộ giấy cúng (sớ bình an, đồ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)

Nhang trầm (01 bó)

Trái cây ngũ quả (01 phần)

Đèn cầy (15 cây)

Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

Ly đựng rượu, nước

Hãy xem hình thực tế bên dưới:

Mâm Cúng Thôi Nôi Combo 1

  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Combo 1:
  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái Combo 1:

Mâm Cúng Thôi Nôi Combo 2

  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Combo 2:
  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái Combo 2:

Mâm Cúng Thôi Nôi Combo 3

  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Combo 3:
  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái Combo 3:

Mâm Cúng Thôi Nôi Combo 4

  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Combo 4:
  • Hình Ảnh Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái Combo 4:

Khác với các lễ cúng thông thường, mâm cúng thôi nôi cho trẻ gồm nhiều mâm cúng khác nhau. Mỗi một mâm cúng dành cho những bậc bề trên khác nhau. Do đó, bạn phải tìm hiểu về các loại mâm cúng này, tránh trường hợp chuẩn bị thừa hoặc thiếu các món lễ vật, khiến cho lễ cúng diễn ra không được suôn sẻ.

Thông thường, đối với lễ cúng thôi nôi cho bé, bạn sẽ phải chuẩn bị 3 mâm cúng khác nhau. Trong đó có 1 mâm cúng dành cho 12 Bà Mụ và Đức Ông, 1 mâm cúng dành cho Thần Tài – Thổ Địa và 1 mâm cúng Ông Táo – Bà Táo. Mỗi một mâm cúng sẽ bao gồm các loại lễ vật khác nhau. 

Mâm Cúng Dành Cho 12 Bà Mụ và Đức Ông 

Mâm cúng dành cho 12 Bà Mụ và Đức Ông được xem là mâm cúng quan trọng nhất trong lễ cúng thôi nôi. Bởi ý nghĩa của lễ cúng này là để cảm tạ công ơn của các Bà Mụ, hay còn gọi là các vị Tiên Nương. Do vậy, bạn cần chú trọng nhiều vào mâm cúng dành cho 12 Bà Mụ này, chuẩn bị các loại lễ vật cơ bản và cần thiết nhất.

Ngoài ra, trong mâm cúng này cũng chia ra 2 mâm cúng nhỏ. Đó là mâm cúng cho 12 Bà Mụ và mâm cúng cho 3 Đức Ông.

Mâm cúng dành cho 12 Bà Mụ sẽ bao gồm những lễ vật như sau:

  • 1 mâm ngũ quả: gồm 5 loại trái cây khác nhau.
  • 1 bình hoa, hoa tươi
  • 12 chén chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • Gà trống luộc nguyên con hoặc vịt luộc nguyên con
  • 12 chén cháo nhỏ
  • 1 đĩa heo quay
  • 1 đĩa bánh hỏi
  • Nhang, đèn cầy hoặc nến
  • Trà, rượu trắng, nước
  • Giấy cúng, 12 bộ hài xanh
  • 12 đĩa trầu cau têm cánh phượng
  • 1 chén muối, 1 chén gạo
  •  Đồ chơi trẻ em

Mâm cúng cho 3 Đức Ông sẽ bao gồm những lễ vật sau:

  • 1 tô chè lớn
  • 1 đĩa xôi lớn
  • 1 tô cháo lớn
  • 1 đĩa bánh hỏi
  • 1 đĩa thịt heo quay

Mâm cúng Ông Táo – Bà Táo gồm:

Phần lớn, trong tất cả các gia đình người Việt đều có một bàn thờ để thờ ông Táo – bà Táo. Do đó, khi chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho trẻ, bạn cũng cần chuẩn bị một mâm cúng riêng cho ông Táo – bà Táo. Mâm cúng đầy năm cho bé trai, gái gồm những lễ vật gì?

Mâm cúng dành cho ông Táo – bà Táo cũng như những mâm cúng thông thường. Chúng sẽ gồm những món lễ vật đơn giản mà bạn thường xuyên thực hiện. Mặc dù đây không phải là mâm cúng chính trong ngày lễ này, thế nhưng bạn cũng không nên quên chuẩn bị đầy đủ các món lễ vật cho mâm cúng ông Táo – bà Táo này.

Mâm cúng này sẽ bao gồm những món lễ vật như sau:

  • 1 mâm ngũ quả với 5 loại trái cây khác nhau. Các loại trái cây trong mâm cúng này có thể giống với mâm cúng của 12 vị Tiên Nương.
  • 1 bình hoa, hoa tươi
  • 1 đĩa xôi, 1 chén chè lơn hoặc 3 chén chè nhỏ. Tương tự, loại xôi chè dùng trong mâm cúng này có thể giống với mâm cúng của 12 vị Tiên Nương.
  • 1 đĩa heo quay
  • 1 đĩa bánh hỏi
  • Giấy tiền vàng, giấy cúng
  • Nhang, đèn cầy hoặc nến
  • 1 bộ tam sên: thịt heo luộc, tôm, trứng

Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa

Đối với mâm cúng này, không phải gia đình nào cũng cần chuẩn bị. Bởi không phải tất cả các gia đình đều có bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa. Mâm cúng này sẽ cần thiết cho những gia đình có buôn bán, kinh doanh. Mặc dù vậy, các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng này cũng tương đối đơn giản.

Bạn có thể chuẩn bị mâm cúng cho Thần Tài – Thổ Địa như sau:

  • 1 mâm ngũ quả với 5 loại trái cây khác nhau. Các loại trái cây trong mâm cúng này có thể giống với mâm cúng của 12 vị Tiên Nương.
  • 1 bình hoa, hoa tươi.
  • 1 đĩa xôi, 1 chén chè lơn hoặc 3 chén chè nhỏ. Tương tự, loại xôi chè dùng trong mâm cúng này có thể giống với mâm cúng của 12 vị Tiên Nương.
  • 1 đĩa heo quay.
  • 1 đĩa bánh hỏi.
  • 1 đĩa gà luộc hoặc vịt luộc.
  • Giấy tiền vàng, giấy cúng.
  • Nhang, đèn cầy hoặc nến.
  • 1 bộ tam sên: thịt heo luộc, tôm, trứng.
  • 1 chén gạo, 1 chén muối.

Nên Chọn Ngày Âm Hay Ngày Dương Để Tổ Chức Lễ Thôi Nôi Cho Trẻ

Ngoài việc thắc mắc mâm cúng thôi nôi cho bé trai, gái gồm những lễ vật gì thì nhiều người vẫn còn chưa biết chọn ngày âm hay dương cho trẻ để tổ chức. Có thể nói đây vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Bởi nhiều người cho rằng lễ cúng nên tổ chức ngày âm. Tuy nhiên, cũng có người đưa ra quan điểm rằng đây là ngày lễ sinh nhật đầu tiên của trẻ nên sẽ tổ chức vào ngày dương.

Trên thực tế, việc tổ chức lễ thôi nôi cho trẻ được nhiều người chọn ngày âm nhưng cũng có người chọn ngày dương. Có thể nói, cả 2 quan điểm trên đều có những điểm đúng. Do đó, việc chọn ngày âm hay ngày dương cũng không quá quan trọng. Phần lớn, chúng phụ thuộc vào thói quen, quan điểm của bạn và gia đình.

Từ ngày xưa, các bậc cha ông thường tổ chức vào ngày âm lịch, bởi vì vào thời điểm đó, việc xác định thời gian còn phụ thuộc vào mặt trăng, ít cho những dụng cụ trợ giúp. Do đó, ngày thôi nôi của trẻ cũng được ông bà tổ chức vào ngày âm lịch. Điều này vẫn được nhiều người áp dụng cho đến bây giờ. Bạn có thể lựa chọn ngày sinh âm lịch của trẻ để thực hiện lễ thôi nôi cho trẻ.

Tuy nhiên, ngày nay, khi mà cuộc sống càng hiện đại hơn, công việc bận rộn hơn thì việc ghi nhớ ngày dương trở nên đơn giản hơn so với ngày âm lịch. Dần dần, mọi người thường chọn ngày dương để tổ chức các dịp quan trọng của trẻ cũng như các thành viên trong gia đình.  Do đó, việc tổ chức ngày lễ đầy năm cho trẻ theo ngày dương cũng được mọi người chấp nhận.

Ngày lễ thôi nôi là một dịp quan trọng và ý nghĩa với mọi người, đặc biệt với trẻ. Bạn không cần quá đắn đo khi chọn ngày âm hay ngày dương để tổ chức. Bạn có thể hỏi ý kiến của ông bà, phong tục của vùng miền nơi mình đang sống để có thể đưa ra quyết định. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc về thời gian và công việc để lựa chọn cho mình một ngày thuận tiện và phù hợp hơn.

Thời Gian Tổ Chức Đầy Năm Cho Trẻ Phù Hợp?

Cũng như việc tìm hiểu mâm cúng đầy năm cho bé trai, gái gồm những lễ vật gì thì  việc lựa chọn thời gian tổ chức buổi lễ cúng khiến cho các cha mẹ phải đắn đo. Bởi dù bạn có chọn được ngày để làm lễ cúng thôi nôi cho trẻ nhưng vẫn không biết phải lựa chọn thời điểm trong ngày cho phù hợp. Dưới đây là một số cách chọn giờ mà mọi người vẫn hay sử dụng. Bạn có thể tham khảo chúng.

Chọn giờ hợp tuổi cúng thôi nôi

Một trong những cách chọn giờ tổ chức ngày lễ thôi nôi cho trẻ là chọn giờ hợp tuổi với bé. Mỗi trẻ sẽ có tuổi theo 12 con giáp nhất định. Bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 12 con giáp này cũng được quy sang giờ trong ngày theo cách tính của ông cha ta.

Mỗi một con giáp sẽ hợp với một số con giáp còn lại trong 12 con giáp. Từ đó, bạn có thể quy ra giờ phù hợp để lựa chọn tổ chức lễ cúng thôi nôi cho trẻ. Cụ thể như sau:

Với trẻ tuổi Tý thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Ngọ (từ 11h tới 13h)

Với trẻ tuổi Sửu thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Tý (từ 23h tới 1h)

Với trẻ tuổi Dần thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Sửu và giờ Mùi (từ 1h tới 3h hoặc 13h đến 15h)

Với trẻ tuổi Mẹo thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Thìn và giờ Tuất (từ 7h tới 9h hoặc 19h tới 21h)

Với trẻ tuổi Thìn thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Hợi (từ 21h tới 23h)

Với trẻ tuổi Tỵ thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Dậu (từ 17h tới 19h)

Với trẻ tuổi Ngọ thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Thân (từ 15h tới 17h)

Với trẻ tuổi Mùi thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Tý (từ 23h tới 1h)

Với trẻ tuổi Thân thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Mão (từ 5h đến 7h)

Với trẻ tuổi Dậu thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Dần (từ 3h tới 5h)

Với trẻ tuổi Tuất thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Hợi (từ 21h – 23h)

Với trẻ tuổi Hợi thì giờ làm lễ cúng tốt là giờ Tỵ (từ 9h tới 11h)

Tuy nhiên, nếu theo cách tính này sẽ có nhiều tuổi có giờ làm lễ cúng tốt tương đối bất tiện. Do đó, bạn có thể cân nhắc những cách chọn khác.

Chọn giờ tổ chức lễ cúng trước 12h trưa

Đây cũng là cách được nhiều người lựa chọn trong những năm trở lại đây. Bởi thông thường, vào ngày này, các cha mẹ thường mời họ hàng, bạn bè tới tham dự tiệc thôi nôi của trẻ. Do đó, lễ cũng diễn ra trước 12h trưa sẽ thuận tiện hơn. Sau khi làm lễ cúng xong, bạn và mọi người có thể cùng nhau tham dự bữa tiệc vào đúng giờ ăn trưa. Như vậy, mọi người vừa có thể gửi tới những lời chúc cho trẻ, vừa tham dự được bữa tiệc mà bạn đã dành thời gian chuẩn bị.

Để lễ cúng diễn ra một cách suôn sẻ hơn, bạn có thể tìm đến dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị. Những dịch vụ này sẽ thay bạn chuẩn bị đầy đủ các loại lễ vật cần thiết nhưng luôn đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm an toàn.

Một mâm cúng thôi nôi cho bé trai, gái gồm những lễ vật gì? Chúng sẽ gồm rất nhiều lễ vật mà bạn cần chuẩn bị. Ngoài ra, việc chọn ngày giờ tổ chức lễ cúng cho trẻ cũng quan trọng không kém. Bạn cũng nên chú trọng vào các vấn đề này.

Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Bên Nội Hay Bên Ngoại?

Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé được các gia đình hiện nay đặc biệt chú trọng. Vậy, nghi thức này tổ chức ở đâu và cần lưu ý những gì?

Lễ cúng thôi nôi là nghi thức đánh dấu 1 mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của trẻ. Theo đó, không quá ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ khá quan tâm trong việc tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé. Để đảm bảo sự chỉn chu, đầy đủ trong nghi thức này, có khá nhiều lưu ý cần cân nhắc. Hãy điểm qua quá trình tổ chức lễ thôi nôi với bài viết dưới đây. Cùng với đó, giải đáp vấn đề tổ chức lễ cúng thôi nôi này nên thực hiện bên nội hay bên ngoại nhé.

Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé – Bước đánh dấu quan trọng không thể bỏ qua

Cúng Thôi Nôi Là Gì?

Lễ thôi nôi hay còn được xem là ngày tổ chức tiệc mừng sinh nhật đầu đời cho con yêu. Lúc này, bé tròn 1 tháng tuổi, đã khá cứng cáp và có những sự phát triển nhất định.

Trong lần sinh nhật đầu đời này mang ý nghĩa đặc biệt hơn vì là năm đầu tiên mà người ta gọi là “bé đã bắt đầu có tuổi”. Ở sinh nhật này, tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé được xem là việc không thể bỏ qua.

Tiệc cúng thôi nôi như sự đánh dấu 1 khoảng thời gian bé gắn bó cùng gia đình. Theo phong tục truyền thống, lúc này, gia đình sẽ tổ chức nghi thức lễ với mâm cúng chuẩn bị đầy đủ các lễ vật nhất định. Cụ thể là mâm cúng 12 Mụ Bà cùng mâm cúng các vị Đức Ông.

Bạn Biết Gì Về Ý Nghĩa Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé?

Như đã đề cập ở trên, tiệc cúng thôi nôi tổ chức với bàn cúng 12 Bà Mụ cùng các vị Đức Ông. Theo đó, ý nghĩa đầu tiên và được quan tâm hàng đầu đó là gửi đến lời cảm tạ sâu sắc đến các đấng bề trên đã che chở và bảo vệ bé. Giúp bé phát triển và hoàn thiện về mọi mặt từ những ngày tháng được sinh ra cho đến ngày tròn 1 tuổi này.

Bên cạnh đó, thôi nôi là dấu mốc quan trọng của trẻ. Kể từ đây, trẻ đã bắt đầu lớn. Có thể phát triển như 1 cá thể độc lập. Tổ chức lễ cúng thôi nôi lúc này đong đầy niềm vui, tình yêu thương của gia đình lên đứa bé. Ngụ ý rằng, trong những bước đường tương lai, con yêu sẽ được gặp nhiều may mắn. Và dù có ra sao đi nữa, sau lưng con cũng sẽ có gia đình là nền tảng vững chắc.

Vì là dịp hội tụ của gia đình, dòng họ, tiệc thôi nôi của bé cũng như 1 buổi để mọi người gặp gỡ, tụ họp. Qua đây, không chỉ giới thiệu thành viên đến với bà con, họ hàng mà còn tăng tình gắn kết hơn giữa mọi người.

Có Gì Đặc Biệt Trong Nghi Thức Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé?

Đi kèm trong nghi thức này, các gia đình còn tổ chức 1 thủ tục thú vị. Đó là cho bé bốc 1 món đồ vật bất kì trong các món đồ đặt sẵn. Đây được xem là việc giúp “tiên đoán” trước những vấn đề liên quan đến công việc, tương lai sau này của con.
Mặc dù nghe có vẻ khá lạ lùng. Thế nhưng với những ý nghĩa tích cực, nhiều gia đình vẫn thực hiện. Như 1 cách thức gửi gắm nhiều mong muốn tốt đẹp đến tương lai sau này của con trẻ.

Trong quá trình tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé, gia đình thường sẽ mời đến bà con, bạn bè thân thuộc. Lúc này, thông qua tiệc cúng, mọi người sẽ tặng quà, gửi những lời chúc đến bé. Hướng đến mong muốn cho bé ở những năm tháng tương lai luôn phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, gặp nhiều may mắn, bình an, thuận buồm xuôi gió trong con đường sắp tới.

Thời Điểm Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Là Khi Nào?

Với những bậc làm cha mẹ lần đầu tiên “lên chức”, hẳn không ít người phân vân thời điểm nào tổ chức lễ thôi nôi. Lễ thôi nôi là dịp tròn 1 năm của bé. Tuy nhiên, nên tổ chức vào ngày âm hay ngày dương mới thích hợp?

Thực tế, với quan niệm truyền thống, cúng thôi nôi thường tổ chức theo âm lịch. Tròn 1 năm kể từ ngày sinh âm lịch của bé – tiệc thôi nôi sẽ được tổ chức.

Hiện nay, không ít người vẫn duy trì tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé. Bởi, những ý nghĩa của nghi thức này đều mang đến những điều tích cực. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, 1 số bậc phụ huynh chọn ngày theo lịch dương. 1 số khác lại tổ chức nghi thức lùi hoặc tăng ngày. Hướng đến sự thuận tiện cho công việc cũng như những vấn đề liên quan trong cuộc sống.

Có thể thấy, bạn vẫn có thể linh hoạt lựa chọn hình thức tương ứng. Miễn sau đảm bảo sự chỉn chu trong mâm cúng là được.

Ngoài ra, theo ông bà xưa, giữa bé trai và bé gái sẽ có cách tính ngày khác nhau đôi chút. Cụ thể, với bé gái, tiệc sẽ tổ chức lùi 2, bé trai lại sẽ trồi 1.

Bé trai ngày thôi nôi sẽ tính trồi lên vì được cho rằng, bậc trai tráng sẽ là người dẫn đầu, xông pha về phía trước. Việc tổ chức này như 1 lời mong ước, bé trai sau này sẽ là người mạnh mẽ, can đảm. Ngược lại, bé gái là phái yếu, nên có thể tổ chức lùi về so với ngày chính thức tròn 1 tuổi.

Cúng Thôi Nôi Quay Hướng Nào?

Chắc hẳn trước khi khấn, mọi người đều có thắc mắc cúng thôi nôi quay hướng nào? Mọi người trong chúng ta đặc biệt là các thành viên trong gia đình đều mong muốn sự may mắn, tài lộc đến cho em bé. Nên lựa chọn lễ vật dâng cúng như thế nào? Khi khấn nên khấn bài như thế nào hoặc lễ vật cúng nên đặt thế nào để tốt cho em bé. Có rất nhiều câu hỏi, vấn đề được quan tâm xung quanh tiệc thôi nôi này.

Tất cả cũng là cách thể hiện sự quan tâm đến một trong những sự kiện đầu đời của bé. Đồng thời bày tỏ sự tôn trọng, biết ơn đến công lao nhào nặn và chở che của 12 bà mụ và 3 đức ông.

Tùy thuộc vào không gian nhà mà gia chủ sẽ lựa chọn bày lễ cúng thôi nôi ở vị trí khác nhau. Thông thường, mâm lễ cúng thôi nôi sẽ được gia chủ đặt tại phòng khách để có nhiều không gian rộng rãi đặt lễ hoặc thậm chí là trong phòng bé. Tuy nhiên, đối với một số gia đình, tiệc thôi nôi được bày trí trang trọng trong gian phòng thờ.

Tùy thuộc vào không gian căn nhà và phong tục tập quán từng nơi, vị trí bày lễ cúng thôi nôi sẽ khác nhau
Đây là mâm lễ cúng dâng lên 12 bà mụ, 3 Đức Ông, thổ công thổ địa và các vị thần linh cai quản vùng đất nơi bé sinh sống. Do đó, đối với mâm lễ cúng mặn có gà cúng thì bắt buộc phải là gà trống và quay đầu hướng ra ngoài. Một số nhà lựa chọn heo quay hay thủ lợn cũng cần hướng đầu ra phía bên ngoài.

Đối với một số gia đình không quá chú trọng đến vấn đề tâm linh, yếu tố phong thủy thì chỉ cần bày lễ vật theo hướng ra ngoài. Tuy nhiên, để cẩn thận chắc chắn hơn, gia chủ là bố hoặc mẹ em bé có thể tham khảo ý kiến thầy phong thủy. Cúng thôi nôi quay hướng nào để phù hợp bản mệnh em bé, hướng nào đem lại may mắn cho trẻ? Có một số vị trí trong phong thủy có thể đem lại công danh sự nghiệp, may mắn, an lành cho đứa trẻ.

Nên Chọn Ngày Nào, Giờ Nào Để Làm Cúng Thôi Nôi?

Nên chọn ngày nào để làm cúng thôi nôi? Thôi nôi chính là sinh nhật tròn 1 tuổi của bé, do vậy, tiệc thôi nôi sẽ là ngày tròn 1 năm tuổi theo lịch âm sau khi bé chào đời. Gia chủ chỉ cần tính ngày tròn 12 tháng âm lịch dù năm nhuận hay không, gia đình sẽ tổ chức tiệc thôi nôi. Sau tiệc thôi nôi, sinh nhật của bé sẽ được tính theo ngày dương lịch.

Nếu em bé ra đời vào ngày 30/xx và năm thôi nôi là vào năm nhuận, tức là có 13 tháng. Tuy nhiên, tháng thứ 12 không có ngày 30, tiệc thôi nôi dành cho bé sẽ tổ chức vào ngày 29. Ngoài ra, ông bà ta cũng quan niệm về tiệc thôi nôi dành cho bé trai, bé gái là khác nhau. Từ câu nói “Gái sụt 2, trai sụt 1” nên tiệc thôi nôi cho bé trai có thể sẽ được tổ chức sớm hơn 1 ngày. Còn tiệc thôi nôi bé gái sẽ được tổ chức muộn hơn 2 ngày.

Nên Chọn Giờ Cúng Nào Cho Tiệc Thôi Nôi Của Bé?

Ngoài việc cần chú trọng cúng thôi nôi quay hướng nào, gia chủ cũng cần chú ý đến giờ cúng. Mặc dù không bắt buộc nhưng đây cũng là điều mà gia chủ cần lưu ý. Tùy thuộc theo điều kiện, quan niệm mỗi gia đình, giờ cúng có thể được lựa chọn theo 3 cách: cúng trước 12 giờ trưa, cúng theo ngày giờ sinh của bé và cúng tùy giờ.

  • Cúng trước 12 giờ trưa

Nhiều gia đình cúng thôi nôi vào khoảng từ 10 giờ đến 12 giờ sáng. Bởi đây là khoảng thời gian khí trời mát mẻ và thuận tiện cho các thành viên quây quần bên mâm cơm. Khoảng thời gian sau 12 giờ trưa nắng gắt, quan đi tuần nên nhiều gia đình kiêng kị khi cúng giờ này.

  • Cúng theo ngày giờ chào đời của bé

Cúng theo giờ hợp với ngày giờ sinh của bé sẽ cần đến sự tính toán của thầy bói vì gia chủ sẽ không tự tính được. Các múi giờ được chia theo 12 con giáp và sẽ có giờ tam hợp và tương khắc. Lựa chọn cúng theo giờ tam hợp được tin rằng sẽ giúp cho đứa trẻ gặp nhiều may mắn, an lành. Tam hợp là nhóm 3 con giáp có nét tính cách tương đồng, liên quan đến nhau. Ví dụ, nhóm tam hợp Thân, Tý, Thìn hoặc nhóm Dần, Ngọ và Tuất…. Khi cúng thôi nôi, cần tránh những giờ tứ hành, giờ xung khắc. Đây là những giờ xấu, sẽ không tạo thuận lợi giúp đỡ tương lai sau này của bé.

  • Cúng tùy giờ trong ngày thôi nôi

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi các thành viên trong gia đình có nhiều công việc bận của mình. Do đó, gia chủ có thể cúng vào thời gian nào thích hợp cho tất cả các thành viên. Chỉ cần cúng tiệc thôi nôi vào đúng ngày thôi nôi của bé là được.
Bên trên là tất cả thông tin liên quan đến cúng thôi nôi quay hướng nào? Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn trước khi chuẩn bị tiệc thôi nôi.

Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Vào Buổi Sáng Hay Chiều?

Giờ giấc cũng là vấn đề quan trọng trong mỗi tiệc cúng kiếng. Trong đó, với lễ cúng thôi nôi cũng không ngoại lệ.
Người ta cho rằng, ngày tốt cũng không bằng giờ tốt. Do vậy, các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ về ngày giờ thực hiện nghi thức này sao cho phù hợp.
Nếu không quá nhiều yêu cầu cầu kì
Nếu không có quá nhiều thời gian để xem ngày, nghi thức cúng nên tổ chức vài giờ hoàng đạo. Trong đó, thông thường, 1 số gia đình không quá cầu kỳ sẽ thường chọn vào các buổi sáng. Cụ thể là từ 7 giờ sáng đến khoảng 11 giờ sáng. Hoặc, có thể tổ chức vào chiều. Thời điểm từ khoảng 15 giờ chiều đến 19 giờ chiều. Lúc này khá mát mẻ, thích hợp thực hiện nghi thức mà không gây cảm giá quá mệt mỏi.

Nếu Muốn Cân Nhắc Kỹ Lưỡng Hơn Tiệc Lễ Cúng Thôi Nôi

Nếu cân nhắc kỹ lưỡng hơn, bạn có thể xem giờ theo tuổi con. Trong đó, nên lưu ý các khung giờ xung khắc. Chọn những khung giờ tốt lành. Điển hình như:

  • Con sinh vào năm tý, có thể cúng vào khung giờ ngọ.
  • Con sinh vào năm sửu, có thể cúng vào khung giờ tý.
  • Con sinh vào năm dần, có thể cúng vào khung giờ sửu hoặc mùi.
  • Con sinh vào năm mão, có thể cúng vào khung giờ thìn hoặc giờ tuất.
  • Con sinh vào năm thìn, có thể cúng vào khung giờ hợi.
  • Con sinh vào năm tỵ, có thể cúng vào khung giờ dậu.
  • Con sinh vào năm ngọ, có thể cúng vào khung giờ thân.
  • Con sinh vào năm mùi, có thể cúng vào khung giờ tý.
  • Con sinh vào năm thân, có thể cúng vào khung giờ mão.
  • Con sinh vào năm dậu, có thể cúng vào khung giờ dần.
  • Con sinh vào năm tuất, có thể cúng vào khung giờ hợi.
  • Con sinh vào năm hợi, có thể cúng vào khung giờ tỵ

Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé, Thực Hiện Bên Nội Hay Bên Ngoại?

Theo quan niệm xưa thì người ta cho rằng, con đầu lòng, người vợ sinh ở nhà mẹ. Con rạ (con sau) sẽ sinh ở nhà chồng. Như vậy, tương ứng với đó, việc tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé sẽ theo quan niệm trên. Tức, khi sinh bé ở đâu thì có thể cúng ngay tại đó.

Tuy nhiên, thực tế, hiện nay, vấn đề tổ chức cúng bên nội hay bên ngoại đã không còn quá khắt khe. Không có sự kiêng kỵ hay ràng buộc quá nhiều. Bởi, nghi thức được tổ chức đều hướng đến những ý nghĩa tích cực cho con trẻ sau này.

Với những gia đình mà vợ chồng sống riêng thì tất nhiên, lễ cúng sẽ được tổ chức ngay tại gia đình riêng của vợ chồng. Không bắt buộc phải về nhà nội hay nhà ngoại. Ngược lại, cả ông bà nội ngoại 2 bên sẽ cùng đồng lòng để tổ chức mâm cúng thật chỉn chu cho cháu mình.

Các lưu ý đi kèm cực quan trọng trong nghi thức tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé

Nghi Thức Cúng Gồm Những Bàn Cúng Như Thế Nào?

Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé sẽ có sự khác biệt giữa từng địa phương, vùng miền. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn sẽ có những điểm tương tự nhau, cần chuẩn bị đầy đủ. Trong đó, mâm cúng cần được thực hiện chỉn chu với phần lễ vật cho:

  • Mâm cúng kính 12 Mụ Bà cùng các Đức Ông.
  • Mâm cúng bàn thờ gia tiên.
  • Mâm cúng kính Thần Tài và Thần Thổ địa

Những Lễ Vật Trong Tổ Chức Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé

Với mâm cúng kính các bậc gia tiên, Thần Tài và Thần Thổ địa thì cần chuẩn bị các lễ vật:

  • 1 đĩa trái cây tươi. Có thể chọn trái cây theo mâm ngũ quả thường cúng.
  • 1 bát chè đậu xanh.
  • 1 đĩa xôi lớn.
  • 3 ly nước (hoặc rượu trắng).
  • Bộ tam sên. Bao gồm thịt, trứng và tôm (có thể thay bằng cua).
  • Nhang, đèn, hoa tươi và giấy tờ vàng mã,… để thực hiện nghi thức cúng

Trong đó, với mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông cần chuẩn bị đầy đủ:

  • 1 con gà luộc (phải còn đày đủ các bộ phận của con gà). Đặc biệt, đặt gà ở thế ngẩng đầu, chỉn chu.
  • Trầu, cau
  • Heo quay
  • Bánh hỏi
  • Trái cây tươi
  • Hoa tươi
  • 12 bát chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi được chia nhỏ và 1 đĩa xôi lớn riêng biệt.
  • 12 chén nước lọc (hoặc thay bằng rượu trắng).
  • 12 cây nến để thắp khi thực hiện nghi lễ.
  • Nhang, đèn, các giấy tờ vàng để cúng,…

Có thể thấy, chặng đường phát triển của trẻ ở những giai đoạn đầu đời mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt là với các bậc làm cha mẹ. Hy vọng với thông tin trên đây, bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé nên tổ chức bên nội hay bên ngoại. Cùng với đó, có cho mình những lưu ý quan trọng, giúp mâm cúng chỉn chu, hoàn thiện nhất.

Để tham khảo thêm những thông tin hữu ích cũng như nhờ đến sự trợ giúp trong việc tổ chức mâm cúng chuẩn chuyên nghiệp, bài bản, quý khách hàng có thể liên hệ Website ngay hôm nay nhé.

Call Now Button