Hiển thị tất cả 4 kết quả

Tìm hiểu về lễ cúng ông công ông Táo và cách sắp xếp mâm cúng ông táo 23 tháng chạp

Cúng ông công ông táo ngày nào đẹp? Mâm cúng ông táo 23 tháng chạp bao gồm những gì? Đây cũng là điều mà nhiều bạn trẻ đang tìm kiếm.

Hàng năm, người dân Việt Nam ta thường có tục lệ cúng tiễn ông công, ông táo về trời vào ngày 23 tháng chạp. Thế nhưng cũng vẫn có những bạn trẻ chưa hiểu hết ý nghĩa của ngày lễ này. Cùng với đó là thắc mắc mâm cúng ông táo 23 tháng chạp cần những gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của ngày lễ ông công ông táo

Nguồn gốc của ngày lễ ông công ông táo phải kể đến truyện của một gia đình đã xảy ra từ rất nhiều năm về trước. Trước kia có một gia đình 2 vợ chồng rất thương yêu nhau. Thế nhưng dẫu chung sống với nhau đã nhiều năm, thế nhưng 2 vợ chồng cũng không có nổi 1 mụn con.

Về sau giữa hai vợ chồng có xảy ra xích mích, người chồng trong lúc giận giữ đã đánh và đuổi người vợ của mình đi. Người vợ bỏ đi lang thang không biết đi đâu về đâu thì lại gặp một người đàn ông khác. Lâu dần hai người cũng có tình cảm và người vợ đã về sống chung với người chồng mới.

Còn người chồng cũ sau khi đuổi vợ đi một thời gian đã thấy hối hận và muốn đi tìm vợ về. Dẫu cho đã đi suốt một thời gian dài nhưng người chồng cũ vẫn chưa tìm được vợ của mình. Cuối cùng người chồng cũ cũng hết lộ phí và phải đi ăn xin dọc đường.

Bỗng một ngày người chồng cũ lại đến ăn xin đúng vào nhà người vợ đang sinh sống với chồng mới. Vì vẫn còn tình cảm, người vợ đã nhanh chóng mời người chồng cũ vào nhà đãi cơm.

Không ngờ người chồng mới lại trở về vào lúc này, người vợ sợ chồng mới hiểu lầm nên đã giấu chồng cũ vào một đống rạ. Nhưng không may người chồng mới lại vô tình đốt cháy đống rơm rạ để làm phân bón. Người vợ thấy vậy đã lao mình vào đống lửa để cứu chồng cũ. Người chồng mới thấy vậy cũng lao vào theo để cứu vợ. Không ngờ cả ba người đều bỏ mạng.

Hướng Dẫn Cúng Ông Táo Và Bài Văn Khấn Cúng Mâm Cúng Ông Táo Chuẩn

  • Mẫu bài văn khấn ông táo, cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp:
  • Mẫu bài văn khấn cúng ông táo ngày rằm đầy đủ, hướng dẫn cách cúng ông công ông táo chuẩn Việt.

Sự tích ông táo chầu trời

Trước tình nghĩa của 3 người, Ngọc Hoàng đã bị cảm động và phong cho 3 người chức vị vua bếp để có thể chung sống bên nhau trọn đời. 3 vị táo quân có nhiệm vụ cai quản mọi việc xảy ra trong mỗi gia đình dưới hạ giới. Đồng thời cũng là người duy trì cuộc sống êm đềm hạnh phúc của mỗi gia đình.

Mỗi năm các vị táo quân sẽ về trầu một lần để báo cáo với Ngọc Hoàng. Những gì đã xảy ra đối với mỗi gia đình dưới hạ giới. Từ đó Ngọc Hoàng sẽ đưa ra những mức thưởng phạt công bằng đối với mỗi gia đình. Chính vì thế mà hầu hết các gia đình đều muốn tổ chức lễ cúng tiễn ông công ông táo về trời chu đáo nhất.

Vì 3 người cùng bị chết cháy vào ngày 23 tháng chạp, thế nên Ngọc Hoàng. Đã quy định lấy ngày này chính là ngày về trời báo cáo của các Táo.

Cúng ông công ông táo ngày nào?

Cúng ông công ông táo là điều rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới tài lộc của mỗi gia đình. Vậy nên các bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thủ tục cúng cúng ông táo 23 tháng chạp. Cũng như mâm cúng ông công ông táo như thế nào là đầy đủ.

Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, các gia đình sẽ tiến hành sắm sửa lễ lạt. Vệ sinh ban thờ và tỉa chân nhang. Sau đó cả gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng tiễn đưa ông táo về trời. Và thả phóng sinh cá chép với hy vọng ông công ông táo sẽ về trời nhanh hơn.

Những lưu ý khi cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp

Ngoài việc cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng vàng mã, các bạn cũng cần lưu ý những điểm sau đây:

Có nên cúng ông công ông táo ở cơ quan, nhà trọ hay cửa hàng không?

Thông thường thì táo quân sẽ ngự tại mảnh đất mình đang sinh sống. Thế nên các bạn cũng nên tự chuẩn bị mâm lễ cúng ông táo 23 tháng chạp riêng để thể hiện lòng thành của mình.

Còn đối với những cơ quan, cửa hàng không có khu vực bếp núc. Thì cũng không cần phải cúng đưa ông táo về trời. Nếu trong cơ quan đã có bếp ăn thì các bạn cũng nên chú ý. Cần phải làm lễ cúng tiễn ông công ông táo về trời.

Vị trí đặt lễ cúng ông công ông táo

Đây cũng là điều mà nhiều người đang băn khoăn. Nhiều người cho rằng ông công ông táo ngự trong bếp ăn. Thế nên đã tiến hành lễ cúng ông táo ngay tại bếp. Thực tế các bạn cũng có thể tiễn ông táo về trời ngay tại bếp. Nếu như gia đình các bạn có thờ bài vị táo quân ở gần bếp.

Còn nếu không, các bạn chỉ cần làm lễ cúng ông công ông táo ngay tại bàn thờ gia tiên của gia đình. Việc làm lễ cúng ông công ông táo ở đâu thực ra cũng không quan trọng lắm. Chủ yếu cốt là lòng thành của gia chủ đối với các vị táo quân.

Khi bắt đầu làm lễ chúng ta thường lựa chọn thắp từ 3 đến 5 nén nhang, số lượng nhang bao nhiêu không quan trọng nhưng nhất định phải là số lẻ. Sau khi tàn hương, nếu bát hương của gia đình khá đầy thì các bạn cũng có thể tiến hành tỉa bớt chân nhang chỉ để lại khoảng 3 đến 5 chân nhang. Thực tế thì thủ tục rút chân nhang chỉ diễn ra chỉ ở ngoài miền Bắc, còn với dân miền Nam thì lại không có thủ tục này.

Mâm cúng ông táo 23 tháng chạp bao gồm những gì?

Đồ cúng lễ ông công cũng rất đơn giản, bao gồm lễ vật, vàng mã, cá chép và mâm cúng ông táo 23 tháng chạp. Mặc dù lễ vật đơn giản thế nhưng gia chủ cũng cần phải chuẩn bị cẩn thận để thể hiện tấm lòng của mình.

Lễ vật cúng ông táo cần những gì?

Lễ vật cúng ông công ông táo bao gồm vàng mã, trong đó có 3 bộ quần áo, 2 bộ đàn ông có mũ cánh chuồn và 1 bộ đàn bà không có cánh chuồn. Quần áo phải được trang trí rực rỡ có đính kim sa, màu sắc quần áo dựa vào quy luật ngũ hành của từng năm để mua sắm.

Ngoài ra, một lễ vật không thể thiếu được trong lễ cúng ông công ông táo chính là cá chép. Dân gian tương truyền lại rằng ông công ông táo sẽ sử dụng cá chép làm phương tiện về trời. Vậy nên từ lâu nghi thức thả phóng sinh cá chép đã trở thành nét văn hoá không thể thiếu của người dân miền Bắc.

Còn đối với dân miền Trung thì lại quan niệm tiễn ông công ông táo về trời bằng ngựa giấy. Vì vậy mà trong mâm cúng ông táo 23 tháng chạp của người miền Nam. Sẽ không thấy cá chép mà thay vào đó là ngựa giấy được trang bị đầy đủ yên và cương.

Ở miền Nam người dân ở đây lại cúng tiễn ông công ông táo bằng cò giấy. Mỗi vùng miền cũng sẽ có những phong tục tập quán cúng tiễn ông công ông táo khác nhau. Thế nhưng vẫn cùng chung một suy nghĩ là cầu mong cho gia đình mình được may mắn.

Hoa quả, trầu cau cũng là những lễ vật không thể thiếu trong bất cứ lễ tết nào của người Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” luôn là hình thức hằn sâu trong mỗi người dân. Vậy nên người dân sử dụng trầu cau để thể hiện rằng mình muốn báo cáo với các vị thần linh những điều mình mong muốn.

Mâm cỗ cúng ông công ông táo

Ngoài những lễ vật trên ra, các gia đình còn phải làm thêm 1 hoặc 2 mâm cơm. Để mời các vị táo quân trước khi lên đường. Theo quan niệm của người dân ta trước đây thì lễ cúng ông công ông táo. Nên được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.

Các bạn cũng có thể bố trí làm lễ cúng tiễn đưa ông táo về trời trước vào ngày 21 hoặc 22 tháng chạp cũng được. Tuy nhiên tuyệt đối là không nên cúng sau 12h trưa ngày 23 tháng chạp. Vì lúc đó ông công ông táo đã về trời rồi.

Việc mâm cỗ cúng đưa ông táo về trời bao gồm những món gì. Cũng còn phụ thuộc vào thói quen, tục lệ của từng vùng miền. Điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng là yếu tố quyết định đến thực đơn mâm cỗ cúng tiễn táo quân. Thực ra việc lựa chọn món ăn như thế nào. Không hoàn toàn quyết định đến tấm lòng của gia chủ. Chủ yếu vẫn là tấm lòng thành của gia chủ đối với các vị táo quân.

Một số món ăn truyền thống trên mâm cúng đưa ông táo về trời

  • Thịt gà: thịt gà là món ăn quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Hầu như mâm cỗ cúng nào cũng phải có món này. Gà sau khi được làm sạch sẽ, sẽ được buộc dây cố định, tạo hình cố định. Gà luộc vừa chín tới để đảm bảo giữ được hình dáng đẹp mắt. Lớp da sẽ vẫn giữ được màu sắc vàng bóng.
  • Xôi gấc: xôi gấc màu đỏ luôn là biểu tượng, tượng trưng cho những điều may mắn. Vì thế mà hình ảnh xôi gấc thường xuất hiện trong mỗi mâm cỗ của người Việt. Với hy vọng cầu mong mọi điều may mắn đến với gia đình mình.
  • Giò: từ lâu, giò đã là món ăn truyền thống, không thể thiếu trong mỗi mâm cúng ông Táo 23 tháng chạp. Có thể nói giò là món ăn mà người dân thường sử dụng để thể hiện mong muốn cuộc sống đủ đầy.
  • Canh mọc: mâm cỗ cúng miền Bắc thường sẽ có món này. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu như: mọc, nấm hương, cà rốt, ngô bao tử, đậu Hà Lan……thể hiện mong muốn con cháu sum vầy của gia chủ.
  • Nem: nem rán với lớp vỏ ngoài vàng rụm bao bọc nhiều nguyên liệu ở bên trong thể hiện được tình cảm gia đình. Tình yêu của cha mẹ luôn luôn bao bọc lấy con cái. Vì thế mà món nem đã trở thành món ngon truyền thống của người Việt.

Ngoài những món mặn kể trên, với mâm cúng ông công ông táo của người miền Bắc sẽ có thêm món chè kho. Còn với người dân miền Nam thì bắt buộc phải có đĩa kẹo thèo lèo. Kèo thèo lèo của người miền Nam chính là món kẹo vừng, kẹo lạc ở ngoài Bắc.

Như vậy bài viết trên đã thống kê đầy đủ những lễ vật. Cũng như món ăn cần thiết trong mâm cúng ông táo 23 tháng chạp. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho mọi người.

Call Now Button