Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết Và Những Điều Bạn Nên Biết

Trong số rất nhiều phẩm chất được dùng để đánh giá một con người thì đạo hiếu với cha mẹ, tổ tiên ông bà chính là nét phẩm chất quan trọng nhất đối với người Việt. Truyền thống hiếu thảo trong các gia đình người Việt từ hàng ngàn năm nay vẫn được duy trì và không ngừng phát triển, nhân rộng lên. Kể cả trong thời hiện đại như ngày nay thì truyền thống hiếu thảo của người Việt vẫn được thể hiện rất rõ qua các lễ cúng.

Trong một năm bạn sẽ cần phải thực hiện nhiều lễ cúng khác nhau để thể hiện lòng hiếu thảo của mình như lễ giỗ, lễ ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, nhất là rằm tháng 7 âm lịch, lễ vào ngày Tết Nguyên Đán…Nhưng có một lễ cúng được diễn ra vào thời gian rất đặc biệt và cũng mang một ý nghĩa quan trọng không kém những lễ cúng khác, thể hiện sâu sắc tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên ông bà đó chính là lễ cúng rước ông bà ngày 30 tết.

Đây là lễ cúng được diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch, vào thời điểm mà tất cả mọi người đều dừng lại hết công việc để trở về bên gia đình sau một năm đầy bận rộn, loại bỏ hết tất cả các áp lực trong cuộc sống chỉ để tưởng nhớ tới những người đã khuất. 

Dù hàng năm gia đình nào cũng tiến hành việc cúng rước ông bà vào ngày 30 tết nhưng thực tế có nhiều người, nhất là các bạn trẻ chưa hiểu hết về lễ cúng này. Để hiểu thêm về lễ cúng đặc biệt trên bạn hãy dành chút thời gian đọc bài viết sau. 

Cúng rước ông bà ngày 30 tết là nét văn hóa thể hiện đạo hiếu của người Việt

Vào ngày 30 tết âm lịch hàng năm đó là khoảng thời gian giao thoa giữa năm cũ và năm mới nên con người sẽ có rất nhiều cảm xúc khác nhau. Trong khoảng thời gian đặc biệt này khi chúng ta không còn bận bịu với công việc thì muốn được dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, được ở bên mọi người để ăn bữa cơm sum họp, đoàn tụ. Và đây cũng là thời điểm mà gia đình người Việt nào cũng tiến hành việc cúng rước ông bà.

Lễ cúng rước ông bà ngày 30 tết là một truyền thống văn hóa từ ngàn đời nay được mọi thế hệ người Việt gìn giữ. Bất kể là gia đình giàu hay nghèo, thuộc tầng lớp nào trong xã hội thì việc cúng rước ông bà ngày 30 tết là điều không thể thiếu vào ngày cuối năm. Bởi lễ cúng này thể hiện rõ nét nhất tấm lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên đã khuất khi trước ngày đón năm mới về con cháu quây quần lại mời ông bà cùng về nhà đón tết.

Tìm Hiểu Thêm:  Bạn có biết sự tích Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu hay không?

Nếu việc làm lễ cúng ông bà tổ tiên vào ngày giỗ (ngày mất) của họ là thời gian để con cháu nhớ lại về quãng thời gian buồn thương khi mất đi người thân thì lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 tết lại là lễ cúng mang một tâm trạng phấn khởi hơn khi ngày tết vui vẻ sắp đến, con cháu mời ông bà cùng về để đón tết. Chính bởi điều này mà lễ cúng rước ông bà khiến không khí trong gia đình trở nên vui vẻ hơn vào ngày cuối năm.

Cúng rước ông bà ngày 30 tết là việc làm quan trọng vào ngày cuối cùng của năm

Thực tế có nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 tết với lễ cúng giao thừa. Đây là hai lễ cúng hoàn toàn khác biệt nhau tuy cùng được tổ chức vào ngày 30 tết âm lịch.

Với lễ cúng rước ông bà tổ tiên thì đa phần các gia đình đều sẽ thực hiện vào buổi trưa của ngày 30 tết. Còn lễ cúng giao thừa thì sẽ được làm vào buổi tối và mỗi lễ cúng lại mang ý nghĩa khác biệt riêng.

Lễ cúng rước ông bà tổ tiên mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình còn lễ cúng giao thừa là thể hiện cho tấm lòng thành kính của gia chủ với trời đất và các vị thần linh.

Có thể nói lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 tết là một trong những công việc cực kỳ quan trọng mà gia đình nào cũng cần thực hiện vào ngày cuối cùng của năm. Đây cũng là dịp để con cháu trong nhà thể hiện phẩm chất hiếu thảo của mình và để làm gương cho các thế hệ sau noi theo. Dù đứng trên phương diện về tâm linh hay trên phương diện về văn hóa thì lễ cúng rước ông bà ngày 30 tết đều thể hiện được tầm quan trọng của mình.

Mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết theo truyền thống cần chuẩn bị những gì?

Nếu như các lễ cúng truyền thống khác đều có một số tiêu chuẩn được lưu truyền trong dân gian có liên quan đến việc sắm sửa đồ lễ trong mâm cúng thì riêng đối với lễ cúng rước ông bà ngày 30 tết lại không có tiêu chuẩn đó. Dù là trong các tài liệu truyền lại từ xưa hay trong dân gian truyền miệng nhau thì những điều có liên quan đến việc sắm lễ vật trong mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết đều là tùy tâm.

Tìm Hiểu Thêm:  Hướng dẫn cách chuẩn bị Tiệc Tân Gia nhà mới từ A đến Z

Điều này được hiểu theo nghĩa là tùy theo điều kiện về kinh tế của gia chủ cũng như quan điểm, cách sống của mỗi gia đình hay theo tập tục của từng vùng mà việc sắm lễ trong mâm cúng rước ông bà vào ngày 30 tết sẽ có sự khác biệt. Dù sự khác biệt trong việc sắm lễ không quá nhiều nhưng về cơ bản thì lễ cúng vẫn cần phải có đủ các món đồ lễ như:

  • Hương 
  • Nến (đèn dầu/ đèn cầy)
  • Tiền vàng mã
  • Lọ cắm hoa tươi
  • Đĩa đựng trầu cau (chỉ nên chọn chùm cau có số quả lẻ và lá trầu cũng phải là số lẻ)
  • Đĩa đựng 5 loại trái cây (ngũ quả)
  • 1 chai rượu lễ
  • 1 bát nước trắng hoặc 3 chén nước nhỏ
  • 1 bao thuốc
  • 1 gói chè hay 1 ấm chè pha sẵn
  • Phẩm oản
  • Đĩa bánh kẹo

Những lễ vật này sẽ được bày biện đẹp mắt và hài hòa ở trên bàn thờ. Gia chủ có thể sắm thêm một số lễ vật như bia hay nước ngọt, các đặc sản truyền thống của vùng miền. 

Xem thêm nhiều mâm cúng khác tại đây:

Ngoài ra, gia chủ cần phải chuẩn bị thêm một mâm cơm mặn đặt ở chiếc bàn lớn phía dưới bàn thờ để cúng cùng với những lễ vật trên. Mâm cơm mặn này thường bao gồm các món ăn mang tính đặc trưng của ngày tết như:

  • Gà luộc
  • Nem rán
  • Bánh chưng
  • Xôi
  • Giò, chả
  • Canh măng hoặc canh miến
  • Rau xào
  • Bánh bao
  • Nộm
  • Cá kho
  • Thịt quay
  • Khổ qua nhồi thịt

Sự lựa chọn các món ăn trong mâm cơm mặn rất đa dạng nhưng dù chọn món ăn như thế nào thì gia chủ cũng cần lưu ý đến việc bày biện mâm cúng sao cho đẹp mắt và phải đảm bảo được chất lượng của các món ăn. Tuyệt đối không được dâng lên cúng những món ăn không sạch sẽ hay đã có mùi hoặc đã được chế biến qua từ trước.

Trong nhiều năm trở lại đây những gia đình có bàn thờ Phật còn làm thêm một mâm cỗ chay để cúng rước ông bà trong ngày 30 tết cùng với mâm cỗ mặn. Điều này rất được hoan nghênh bởi như thế theo quan niệm trong Phật giáo sẽ giúp cho ông bà tổ tiên được nhiều hoan hỷ hơn khi không sát sinh.

Những điều bạn nên biết về việc cúng rước ông bà ngày 30 tết

Việc cúng lễ rước ông bà ngày 30 tết cũng được thực hiện theo quy trình giống như các lễ cúng truyền thống khác. Tuy nhiên với lễ cúng này chúng ta sẽ không phải xem giờ mà thường được làm vào buổi trưa ngày 30 tết, trước 12h trưa. Bởi người Việt quan niệm rằng 12h trưa là giờ các quan đi tuần nên tuyệt đối không làm việc cúng lễ vào giờ này.

Tìm Hiểu Thêm:  Thôi Nôi Bốc Cục Xôi, Cục Đất, Cục Vàng, Bốc Tiền Có Ý Nghĩa Gì

Gia chủ sẽ bày biện mâm cúng và tiến hành việc thắp hương, đọc bài văn khấn trước 12h trưa và chờ cho đến khi hết hương thì sẽ hạ mâm cúng xuống để cho con cháu thụ lộc. Đó cũng là bữa cơm sum vầy gia đình trong ngày 30 tết và trong bữa cơm mọi người đều cùng tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên đã khuất.

Ngoài việc cúng lễ rước ông bà ngày 30 tết tại nhà thì trong dân gian còn lưu truyền việc cúng lễ ở phần mộ của ông bà tổ tiên. Với cách thực hiện này thì con cháu sẽ đến phần mộ của ông bà vào buổi sáng ngày 30 tết, sau đó cùng nhau làm vệ sinh khu mộ sạch sẽ. Khi đã hoàn thành xong thì con cháu sẽ mang các đồ lễ đã chuẩn bị sẵn từ nhà đặt ở phía trước mộ ông bà tổ tiên và thắp hương, đọc bài văn khấn mời ông bà về ăn tết.

Cách cúng lễ ngay tại mộ chỉ được áp dụng với những gia đình để phần mộ của ông bà tổ tiên ngay gần nhà mình, thuận tiện cho việc di chuyển. Còn với những gia đình đặt phần mộ ông bà tổ tiên ở xa, không có điều kiện đi lại thì chỉ có thể thực hiện theo cách làm mâm cúng tại nhà để mời ông bà tổ tiên về nhà ăn tết theo cách vọng.

Một điều quan trọng khác có liên quan đến việc cúng lễ rước ông bà ngày 30 tết đó là gia chủ cần phải nhớ giữ cho nến và hương không được tắt trên bàn thờ vào ngày này. Bởi thời xưa mọi người có quan niệm là từ khi thắp hương mời ông bà về ăn tết thì linh hồn của ông bà đã ngự trị tại bàn thờ nên việc giữ cho nến, hương không tắt cho đến khi cúng lễ giao thừa là để tưởng nhớ tới ông bà cũng như để biểu hiện rằng con cháu rất vui mừng vì ông bà đã về ăn tết.

Nếu việc thắp hương cây khiến bạn cảm thấy mất quá nhiều thời gian để canh giữ khi hết hương thì bạn có thể dùng hương vòng. Điều này vừa khiến cho việc đảm bảo luôn giữ được hương trên bàn thờ lại vừa mang đến mùi thơm dịu nhẹ lan tỏa khắp nhà trước thềm năm mới.

Mong rằng với những điều trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về lễ cúng rước ông bà ngày 30 tết. Và nếu bạn có nhu cầu muốn đặt mâm cúng trọn gói để dâng lên cúng ông bà tổ tiên vào ngày lễ giỗ cũng như những ngày quan trọng khác trong năm thì hãy liên hệ với – đơn vị chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói nổi tiếng hiện nay.

Bài viết liên quan:

Call Now Button