Bạn có biết sự tích Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu hay không?

Tết Trung Thu là một trong những ngày rằm lớn trong văn hóa dân gian Việt Nam. Thế nhưng có bao giờ bạn thắc mắc về sự tích của ngày Tết Trung Thu chưa?

Khi nhắc đến Tết Trung Thu thì dường như ai chúng ta cũng sẽ biết đến. Tết Trung Thu hay còn được gọi với một tên khác là ngày Tết Đoàn Viên. Đây là sẽ là dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau cùng ngắm trăng, thưởng thức bánh trung thu. Bên cạnh đó vào ngày này chúng ta sẽ có cơ hội cùng nhau tham gia một số hoạt động như rước lồng đèn, xem múa lân,… Có thể nói đây là một ngày lễ rất quen thuộc với mọi người dân Việt Nam. Sự tích của Tết Trung Thu đã tồn tại từ rất lâu và đã được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Và cho đến ngày hôm nay nó đã trở thành một ngày lễ truyền thống không thể thiếu trong nền văn hóa dân gian của người Việt Nam

Ý nghĩa đặc trưng của ngày Tết Trung Thu

Vào thời xa xưa khi lịch dương chưa được thịnh hành thì ông bà ta thường quyết định các hoạt động dựa vào ngày trăng tròn. Trong đó thì ngày Rằm tháng Tám là thời điểm quan trọng để xác định mùa vụ sắp.  Theo quan niệm của dân gian thì vào ngày này nếu trăng có màu vàng thì sẽ có một mùa vụ tốt đẹp. Mặt khác nếu ngày đó mà trăng có màu màu xanh hoặc lục thì năm đó có thể có thiên tai đe dọa đến cuộc sống của người dân.

Nói về Tết Trung Thu thì có lẽ rằng đây là một trong những ngày được rất nhiều trẻ em mong muốn trong năm. Bởi vì trong ngày này chúng sẽ nhận được nhiều phần quà, các món đồ chơi từ ông bà, cha mẹ. Bên cạnh đó còn được thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu thơm ngon với nhiều hương vị khác nhau. Đồng thời chúng còn được tham gia các hoạt động ý nghĩa khác như làm đèn lồng, rước đèn lồng, xem múa lân, 

Trong đó thì đây cũng là dịp giúp cho tình cảm của các thành viên trong gia đình trở nên gắn bó hơn. Dù cho có bận rộn như thế nào thì vào ngày này các thành viên trong gia đình cũng sẽ tụ họp về, cùng ngồi lại bên nhau, quây quần trò chuyện. Họ sẽ chia sẻ cho nhau nghe những mẩu chuyện, niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống hằng ngày. Từ những mẩu chuyện này sẽ giúp cho mọi thành viên trong gia đình hiểu về nhau nhiều hơn và cùng nhau chia sẻ những khó khăn, bộn bề trong cuộc sống. 

Tìm Hiểu Thêm:  Ngày Đẹp Động Thổ 2021 Là Ngày Nào?

Theo bạn có bao nhiêu sự tích về Tết Trung Thu đang được lưu truyền nhiều nhất hiện nay

Hiện nay trong dân gian đang lưu truyền một vài sự tích để giải thích về nguồn gốc ra đời của ngày lễ Trung Thu. Và những sự tích này đã được lưu truyền từ ngày xưa cho đến nay và đã trở thành một nét văn hóa dân gian đặc trưng 

Sự tích tết Trung Thu gắn liền với mối tình của Hằng Nga – Hậu Nghệ

Môt nhân vật được xem là không thể thiếu đó chính là Hằng Nga – đây là hình ảnh luôn xuất hiện trong trí tưởng tượng của các bạn nhỏ. Có tương truyền rằng sự tích ngày tết Trung Thu có liên quan mật thiết đến một cặp vợ chồng tên là Hậu Nghệ và Hằng Nga, hai người vốn là những vị thần sinh sống trên cung trăng. Tuy nhiên do vi phạm thiên điều nên bị đày xuống hạ giới làm dân thường. Nói về Hằng Nga vì nhớ thương chồng mà cũng đã xuống trần gian để sinh sống với Hậu Nghệ tại một ngôi nhà nhỏ.

 Lúc bấy giờ trên bầu trời xuất hiện cùng một lúc 9 mặt trời đã gây nên hạn hán triền miên khiến người dân khổ cực không thể nào tả được. Nhận thấy điều này nên Hậu Nghệ đã đi tìm cung thần và đã bắn hạ 8 mặt trời còn lại để cứu người dân thoát khỏi khổ đau. Cũng chính vì điều này đã khiến cho Ngọc Hoàng ban tặng một viên thuốc. Viên thuốc này có tác dụng sẽ giúp cho Hậu Nghệ có thể trở về làm thần tiên như trước đây. Thế nhưng cần phải ghi nhớ là phải sau một năm mới được uống. 

Hậu Nghệ mang viên thuốc này về nhà và dặn dò kỹ lưỡng Hằng Nga không được mở ra xem. Thế nhưng vì tò mò nhân lúc chồng đi vắng thì Hằng Nga đã lén lấy mở ra và  uống viên thuốc. Đúng lúc này Hậu Nghệ vừa về đến nhà nhưng không kịp ngăn vợ lại, thể là Hằng Nga cứ như thế bay lên trời và không thể nào trở về trần gian với chồng được.

Sau khi Hằng Nga bay về trời thì Hậu Nghệ dưới trần gian luôn nhớ thương đến người vợ của mình. Dần dần chàng trở nên suy sụp và không còn thiết sống trên cõi đời. Cảm thương cho mối tình sâu đậm này nên Ngọc Hoàng đã quyết định cho 2 người gặp nhau vào ngày Rằm tháng Tám hằng năm. Thế là cứ đến mỗi dịp rằm tháng 8 là 2 vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga lại được gặp nhau sau những ngày tháng thương nhớ. Cũng chính vì thế mà cái tên ngày Tết Đoàn Viên cũng được ra đời từ đây. 

Sự tích ngày Tết Trung Thu gắn liền với hình ảnh Chú Cuội

Có thể nói hình ảnh Chú Cuội – Chị Hằng là 2 nhân vật gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người dân Việt Nam khi còn nhỏ vào những dịp tết Trung Thu.  Chuyện xưa kể lại rằng, Hằng Nga vốn là tiên nữ trên trời, xinh đẹp, yêu trẻ con. Chính vì thế mà nàng hay bay xuống hạ giới để vui đùa cùng với trẻ con mặc cho lệnh ngăn cấm được Ngọc Hoàng ban ra. Vào một ngày đẹp trời, trên Thiên Đình tổ chức một buổi dự thi làm ra những chiếc bánh ngon. Thế là Hằng Nga lại xuống trần để tìm hiểu công thức làm bánh ngon để dự thi và nàng tình cờ gặp Chú Cuội.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Xe Cuối Năm Cần Những Gì?

Lần đầu tiên gặp Chú Cuội đã say đắm với sắc đẹp của Hằng Nga nên tỏ ra rất hiểu biết về việc làm bánh mặc dù Chú Cuội chưa từng làm bánh bao giờ. Chú Cuội bảo là chị Hằng cứ cho tất cả nguyên liệu vào nấu chung là sẽ một chiếc bánh thơm ngon. Chị Hằng tưởng thật nên đã làm đúng theo hướng dẫn của Chú Cuội, một điều kỳ diệu thay là những chiếc bánh ra lò lại vô cùng thơm ngon. Thấy thế Hằng Nga liền cầm theo chiếc bánh và bay về trời dự thi. Nhưng Chú Cuội không muốn Hằng Nga đi nên lấy hết sức để níu giữ nàng lại. Tuy nhiên sức người thường làm sao có thể níu giữ một nữ thần được, thấy không ổn nên chú Cuội bám vào cây đa ở đầu làng. Thế nhưng cả người và cây đa đều được chị Hằng kéo thẳng lên cung trăng.  

Sau đó chị Hằng đem chiếc bánh đi dự thi và được đoạt giải nhất. Từ đó về sau chiếc bánh đó được gọi là “bánh Trung Thu” và được lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay. Giữ đúng lời hứa Ngọc Hoàng thưởng cho Hằng Nga một điều ước, thế là Chị Hằng ước rằng vào ngày rằm tháng 8 hằng năm sẽ cùng với Chú Cuội bay xuống trần vui đùa cùng với những em nhỏ. Chính vì thế, ngày tết Trung thu hay còn được gọi là tết Thiếu nhi và luôn đi liền với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng Nga. 

Những nét đẹp văn hóa trong ngày Tết Trung Thu được lưu truyền đến hôm nay

Khi nhắc đến ngày tết Trung Thu thì ai trong số chúng ta cũng sẽ đều liên tưởng đến những nét văn hóa đặc trưng. Đây được xem là những nét văn hóa chỉ tồn tại trong ngày Trung Thu mà chúng ta không thể bắt gặp vào một ngày lễ nào khác. Chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về những nét đẹp văn hóa phổ biến hiện nay 

Nét đẹp văn hóa từ những chiếc đèn lồng

Một món đồ chơi không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu đó chính là những chiếc đèn lồng đầy màu sắc rực rỡ. Những chiếc đèn lồng được xem như một biểu tượng gắn liền với ngày tết Trung thu. Thường thì vào gần ngày lễ này, người dân sẽ treo những chiếc đèn lồng ở trước nhà nhưng một lời cầu mong sự bình an, may mắn đến với gia đình của mình. 

Tìm Hiểu Thêm:  Đặt Heo Quay Cúng Đầy Tháng Bé Trai, Gái Ở Đâu Ngon?

Bên cạnh đó thì việc thả đèn hoa đăng trôi trên sông cũng là nét văn hóa đặc trưng của ngày nay. Vào những ngày này người dân thường thả những chiếc đèn kèm với những điều ước nguyện của mình rồi thả chúng trên những bờ sông để lời nguyện được mang đi xa và nhanh chóng trở thành hiện thực. 

Phong tục ngắm trăng vào ngày Trung thu

Có thể nói rằng trăng vào ngày rằm tháng 8 được xem là thời điểm mặt trăng đẹp nhất trong một năm. Lúc này các thành viên trong gia đình thường cùng nhau quây quần, sum họp lại vừa ăn bánh trung thu, uống trà, ngắm nhìn ánh trăng và vui vẻ nói chuyện với nhau. Vào ngày này mặt trăng tròn đầy đặn, ánh trăng trong trẻo và chiếu   cả một vùng trời, soi rõ cả những vật xung quanh như thể hiện sự no đủ, đầm ấm và hạnh phúc của người dân. 

Tục lệ ăn bánh Trung Thu

Đã từ rất lâu đời bánh Trung Thu được xem là linh hồn, là món ăn không thể thiếu vào những ngày tết Trung Thu. Dường như đây đã trở thành món ăn không thể thiếu của mọi nhà khi ngày lễ đến. Ngày nay, bánh Trung thu có hai loại phổ biến là bánh nướng và bánh dẻo với dạng hình tròn – hình vuông độc đáo. Tuy nhiên, chúng có một ý nghĩa chung là thể hiện sự đoàn tụ và hoà thuận của một gia đình. 

Theo quan niệm của Ông bà ta từ ngàn xưa thì những chiếc bánh được cắt càng đều thì gia đình càng trở nên hạnh phúc và hoà thuận hơn. Ngày nay, bánh Trung thu còn được là lựa chọn để biếu, tặng cho người thân hay đối tác như một lời chúc sự may mắn và bình an đến với những người mình quý trọng. 

Phong tục xem múa lân

Tiếng trống rộn ràng, những chiếc đầu Lân với những động tác, điệu múa đẹp mắt đã là hình ảnh quen thuộc trong ngày lễ Tết Trung Thu. Hình ảnh của con Lân như tượng trưng cho những điềm lành, điều may mắn vì thế mà hình thức múa Lân của đêm Trung thu mang ý nghĩa đem đến những điều tốt lành đến cho mọi nhà. 

Có thể nói rằng chưa có một chứng minh nào có thể nói rõ ràng sự tích ngày tết Trung Thu có nguồn gốc xuất phát từ đâu. Tuy nhiên dù được giải thích theo giai thoại nào thì đây cũng là một ngày lễ đặc biệt mang đậm nét văn hóa dân gian của người dân Việt Nam. Hy vọng rằng những hoạt động tốt đẹp và ý nghĩa này sẽ còn được giữ mãi theo thời gian cho những thế hệ mai sau. 

Call Now Button