Cách Đặt Gạch Móng Nhà Theo Phong Tục Của Người Việt Nam

Theo truyền thống của người dân Việt Nam, nghi thức đặt gạch móng nhà hay còn gọi là nghi thức động thổ có ý nghĩa quan trọng, và là nền móng để xây dựng căn nhà khang trang sau này. Vậy phong tục đặt gạch này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể cho bạn.

Xây được một ngôi nhà mới là ước mơ của nhiều người. Ai cũng mong muốn trong quá trình xây nhà đều sẽ gặp nhiều thuận lợi và nếu như nghi thức động thổ có thể tiến hành một cách tốt đẹp thì đã mang lại sự thành công một phần cho việc xây dựng cả một căn nhà, văn phòng… sau này. Chính vì vậy mà nghi thức này luôn được mọi người chú trọng, cần phải cân nhắc xem ngày tháng, chuẩn bị mâm lễ cúng cũng như chuẩn bị văn khấn,… để có thể tiến hành thực hiện một cách thuận lợi, đặt nền móng cho việc xây dựng lâu dài. Nếu như bạn chưa rõ về nghi thức này như thế nào thì cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin từ bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của nghi thức đặt gạch móng cho nhà

Theo niềm tin của người Việt Nam, tất cả mọi thửa đất, nơi có nhà ở hay không có nhà ở, nơi công xưởng hay đồng ruộng… đều có sự hiện diện của công thần thổ địa để trông coi và giữ gìn thửa đất ấy. Chính vì thế mà khi tiến hành xây dựng hay sửa chữa đất đai, nhà cửa,… thì cũng chính là việc động đến long mạch và động đến các vị thần linh. Do vậy mà cần tiến hành nghi thức dâng lễ cúng để báo cáo với các vị thần, đồng thời cầu cho mọi việc có thể được tiến hành một cách thuận lợi.

Đối với nhiều người thì đây là việc làm không cần thiết, tuy nhiên từ xưa ông bà đã có câu răn dạy rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó mà việc cúng tế các vị thần linh khi đặt gạch móng nhà là rất cần thiết.

Theo nhiều văn tự để lại thì nghi thức động thổ có nguồn gốc từ rất lâu đời, khoảng năm 113 trước Công Nguyên, khi vua Hán Vũ đang ngự triều thì thấy triều đình chỉ có làm lễ tế Trời mà không có nghi thức tế Đất nên đã họp bàn và tổ chức nghi thức Hậu thổ tạ ơn Thần Đất và thường được thực hiện vào ngày mồng 3 tháng Giêng hằng năm, tức là mồng 3 Tết. Nghi thức này sau dần được cải thiện và phù hợp với phong tục tập quán của từng nơi, và được tổ chức khi gia chủ tiến hành nghi thức xây dựng, sửa chữa nhà, có chạm đến long mạch nguồn đất.

Tìm Hiểu Thêm:  Bộ Tam Sên Gồm Những Loại Vật Phẩm Gì?

Với nguồn gốc từ xa xưa cần được bảo tồn và phát triển, cùng với đó là tín ngưỡng của người dân luôn mong muốn có được một cuộc sống thuận buồm, xuôi gió, gặp nhiều may mắn, nên khi tiến hành xây dựng thì nhất thiết phải làm lễ động thổ để cầu xin các vị thần linh, cũng như là một yếu tố phong thủy để tạo bước đầu hanh thông, thuận lợi cho tương lai sau này.

Các bước tiến hành nghi thức đặt gạch móng nhà

Để có được một buổi lễ trọn vẹn thì cần thực hiện từ việc chuẩn bị mâm lễ cúng, chọn ngày lành tháng tốt, tiến hành đọc văn khấn,… đều phải được thực hiện một cách chỉn chu và hoàn mỹ nhất. Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà có thể chuẩn bị mâm lễ cúng đặt gạch móng nhà khác nhau, tuy nhiên cần phải tiến hành đầy đủ và có những lễ vật mà bài viết nêu dưới đây.

Chọn ngày đẹp để tiến hành động thổ

Việc đầu tiên khi tiến hành nghi thức đặt gạch móng nhà đó chính là xem ngày hợp với gia chủ. Ngày này phải là ngày đẹp được lựa chọn sao cho phù hợp tử vi, hợp mệnh, hợp cung với gia chủ tiến hành nghi thức. Ngoài ra cũng cần phải chọn giờ hoàng đạo để tiến hành. Nếu như bạn không biết quá nhiều về phong thủy thì nên nhờ những người có nhiều kinh nghiệm, hoặc nhờ các thầy phong thủy xem giúp, để chọn được ngày phù hợp.

Chuẩn bị mâm cúng để tiến hành nghi thức

Ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt, giờ hoàng đạo để tiến hành nghi thức động thổ thì gia chủ sẽ phải chuẩn bị thêm mâm cỗ và lễ vật cho buổi lễ đó được trọn vẹn. Gia chủ có thể lựa chọn cúng chay, cúng mặn, cúng hoa quả…. tùy vào điều kiện của gia chủ cũng như phong tục tập quán của từng vùng. Thông thường 1 mâm cúng thường được chuẩn bị những lễ vật dưới đây:

  • 1 bộ tam sinh: trong đó bao gồm tôm luộc, trứng vịt luộc và thịt lợn luộc.
  • 1 con gà trống luộc
  • 1 cái bánh chưng, hoặc 1 đĩa xôi
  • Muối, gạo, nước, trà, rượu, thuốc lá
  • 1 bộ quần áo của thần linh, kèm theo đó là mũ, hài màu đỏ, kiếm màu trắng
  • Hoa, quả
  • Đèn cầy, hương, lễ vàng, trầu cau…

Tiến hành nghi thức đặt gạch móng nhà

Gia chủ sau khi đã chuẩn bị xong các lễ vật thì sẽ tiến hành bày biện mọi thứ lên một chiếc bàn đặt tại nơi cao ráo và đẹp nhất, ở giữa khu đất được chọn để thi công.

Tìm Hiểu Thêm:  Chia Sẻ Cách Luộc Gà Cúng Có Màu Đẹp Không Phải Ai Cũng Biết

Gia chủ chờ tới giờ đẹp và tiến hành đốt đèn cầy, đốt nhang và bắt đầu vái bốn phương, tám hướng và quay về mâm lễ để khấn. Sau khi gia chủ đọc bài văn khấn xong thì đợi đến khi hương tàn, sẽ tiến hành hóa vàng mã và rải muối gạo, tự tay gia chủ sẽ cuốc đất những phát đầu tiên.

Nghi thức đặt gạch móng nhà chính là lúc gia chủ trộn phần cát mịn và đất lên 4 phương, xung quanh thửa đất cần xây dựng. Khi đó mảnh đất sẽ được tạo thành một bờ tường cao khoảng 30cm, và sau đó là gia chủ để một viên đá màu đỏ, hình tròn lên phía trên phần đất này. Nếu như thửa đất cần xây dựng có quy mô rộng và có kích thước lớn thì cần đến 9 cái xẻng, và cần 1 cuộn lụa màu đỏ để có thể quy về làm một mối, sau đó lúc đến giờ đã định thì 9 người đứng 9 góc sẽ cùng với gia chủ xúc vữa và đổ lên phần móng nhà.

Sau nghi thức này thì thợ có thể đào móng và động thổ thi công. Riêng đối với những lễ vật như muối, gạo, nước, sẽ được cất đi và dùng khi nhập trạch. Hoa cúng được cắm xuống công trình, và nếu như có làm nhiều tầng thì mỗi lần đổ mái đều phải tiến hành cúng vái.

Khi đã thực hiện xong các thủ tục, thì gia chủ có thể hạ lễ và cho mọi người thụ lộc. Nghi thức đặt gạch móng nhà tới đây cũng coi như hoàn thành.

Một số lưu ý khi tiến hành nghi thức đặt gạch móng nhà

Để có được một buổi lễ hoàn hảo, thì cần phải có một số lưu ý khi tiến hành thực hiện nghi thức đặt gạch móng nhà, để tránh làm phật lòng các vị thần linh cũng như có thể cầu mong được nhiều may mắn sau này.

  • Vấn đề đầu tiên khi tiến hành nghi thức, đó chính là gia chủ thực hiện nghi thức này phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự và kín đáo. Đây cũng là một cách để thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với các vị thần linh, các vị công thần thổ địa ở nơi đó. Việc này giúp cho mọi việc của gia chủ có thể tiến hành được thuận lợi hơn.
  • Theo phong tục của người Việt Nam, khi gia chủ trong năm có tuổi phạm Kim Lâu hay Hoang Ốc thì cũng có thể nhờ người khác có tuổi không phạm phải 2 điều trên thực hiện nghi thức động thổ thay mình, nếu như trong năm đó cần phải tiến hành xây dựng gấp. Đối với nghi thức này thì có thể làm giấy tờ  bán tượng trưng với giá 100.000 đồng, giấy tờ này sẽ được chủ nhà giữ. Khi tiến hành động thổ, chủ nhà phải lánh mặt và người mượn tuổi sẽ tiến hành thay với nghi thức như đã nêu ở trên và sau khi đã hoàn tất việc động thổ mới trở về. Mọi thủ tục đều tiến hành bình thường với người được mượn tuổi. Sau khi đã xây dựng xong thì tiến hành nhập trạch, người được mượn tuổi sẽ tiến hành nghi thức bàn giao cho gia chủ và mua lại với giá 100.000 đồng như trước, cũng như làm nghi thức theo nghi lễ nhập trạch.
  • Bài văn khấn khi đọc lúc tiến hành nghi thức đặt gạch móng nhà cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo, để tránh việc gia chủ bị lúng túng khi đọc và đọc sai tên các vị chư thần. Khi đọc văn khấn, cần phải đọc với giọng to, rõ ràng và với một thái độ nghiêm túc.
  • Trước khi tiến hành nghi thức thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng hay lễ vật dâng lên các vị thần linh, các vị công thần thổ địa đều phải được thực hiện đầy đủ, để tránh việc thiếu sót và không có lễ cho gia chủ tiến hành nghi thức. Chuẩn bị chu đáo mâm lễ cũng là hình thức thể hiện lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh.
  • Mâm cúng đặt gạch móng nhà cần phải được đặt tại khu đất nơi sẽ có công trình xây dựng và được đặt tại nơi bằng phẳng, cao ráo nhất, để tiện cho việc vái tứ phương cũng như thỉnh các vị thần linh về chứng giám cho gia đình.
Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Gồm Những Gì

Ngày nay, khi người người bận rộn với guồng quay của công việc, hoặc không có quá nhiều hiểu biết về những nghi thức này, nên việc chuẩn bị một mâm lễ đầy đủ là điều gây nhiều khó khăn và trăn trở. Hiểu được tâm tư này của khách hàng, nhiều dịch vụ cung cấp đồ cúng ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho gia chủ có thể thuận lợi thực hiện nghi thức. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng mang lại chất lượng dịch vụ uy tín, do đó mà khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn cần phải thận trọng lựa chọn những đơn vị uy tín và chất lượng, được khách hàng đánh giá cao để có thể có được mâm lễ vật đẹp và đầy đủ nhất.

Một đơn vị chúng tôi giới thiệu với các bạn trong bài viết này đó là, với nhiều loại mâm cỗ với mức giá khác nhau, giao hàng cho khách một cách nhanh chóng và đúng giờ, đồ cúng hợp vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả hợp lý, sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Nếu có vấn đề thắc mắc, có thể liên hệ để được tư vấn và hướng dẫn một cách chu đáo.

Call Now Button