Bộ Tam Sên Gồm Những Loại Vật Phẩm Gì?

Từ ngàn xưa đời sống văn hóa tâm linh của người Việt đã rất phong phú. Việc chuẩn bị lễ vật để dâng lên các buổi lễ quan trọng luôn được nhiều gia đình chú trọng và chọn lựa kỹ càng. Lễ vật thường thấy và được nhiều gia đình sử dụng hầu hết trong mọi nghi thức cúng từ khai trương, động thổ, thôi nôi, tất niên… đó là bộ tam sên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa và cách thức chuẩn bị món lễ vật này đầy đủ nhất. Bộ tam sên có ý nghĩa quan trọng như thế nào sẽ được thể hiện rõ qua các nội dung dưới đây!

Ý nghĩa của bộ tam sên trên mâm cúng

Không phải bỗng nhiên bộ tam sên lại là thứ lễ vật xuất hiện nhiều trong các mâm cúng tâm linh của người Việt. Bộ tam sinh mang ý nghĩa to lớn trong tâm niệm của người xưa, thể hiện được sự tôn kính đối với trời đất về tạo hóa và nhân sinh. Theo thuyết tâm linh, bộ tam sên bao gồm noãn sinh, thai sinh và thấp sinh. Bộ lễ vậy 3 món sẽ đại diện cho 3 loài vật sống ở 3 khung không gian khác nhau là trên không, trên cạn và dưới nước.

Quan điểm này được nhiều tài liệu ghi chép lại như sau: bộ tam sên đại diện cho 3 loài vật, mang ý nghĩa tượng trưng tâm linh là thổ – thủy – thiên. Mỗi loài tượng trưng cho một yếu tố. Và người xưa đã chọn miếng thịt lợn đại diện cho loài vật sống trên cạn theo hệ thổ, tôm hoặc cua ghẹ, một số vùng chọn ốc là vật đại diện giống loài dưới nước theo hệ thủy, cái trứng đại diện cho những loài lông vũ có khả năng bay trên không trung, trên trời cao hệ thiên.

Bạn có biết trong Kinh Lăng Nghiêm bộ tam sên còn mang một ý nghĩa khác. Theo kinh nhà Phật tương truyền rằng Ngài đã chia vạn vật thành 12 loài khác nhau, chúng thuộc 4 nhóm:

  • Noãn sinh: là những loài vật được sinh ra từ trứng
  • Thai sinh: những loài động vật sinh ra từ bào thai
  • Thấp sinh: những loài vật sinh ra trong lòng đất hoặc trong môi trường nước ẩm ướt.
  • Hóa sinh: loài được sinh ra từ một cá thể khác, được chuyển kiếp luân hồi, sống với bản chất mới, rũ bỏ đi cuộc sống hay lớp vỏ cũ như sâu hóa thành bướm, gỗ mục sinh nấm, cỏ khô mục hóa thành các loài côn trùng…
Tìm Hiểu Thêm:  Lễ Cúng Tạ Nhà Mới Có Những Lễ Vật Gì

Lễ cúng nào cần đến bộ tam sên?

Đời sống tâm linh của người Việt khá đa dạng. Một năm trôi qua có rất nhiều lễ nghi được thực hiện nhằm gửi lời tạ ơn hoặc những mong muốn của gia đình về cuộc sống tốt đẹp hơn. Các nghi thức lễ quan trọng thường chuẩn bị bộ lễ tam sên để mâm lễ thịnh soạn và hoành tráng hơn.

Lễ cúng mụ

Lễ cúng mụ dành cho trẻ em trong gia đình được thực hiện khi em bé đầy tháng đầy năm là một dịp lễ quan trọng không thể bỏ qua. Mâm cúng mụ tạ lễ dành cho 12 vị tiên nương và Đức ông thường được gia đình chuẩn bị kỹ càng và thịnh soạn. Bộ tam sên xuất hiện trên mâm cúng mụ thể hiện được lòng thành tâm của cha mẹ, cầu mong phúc đức và may mắn đến với đứa trẻ trong cuộc sống sau này.

Gần với lễ cúng mụ là cúng căn khi bé tròn 3 tuổi hay 6 tuổi. Vào những thời điểm này bé lớn hơn, có những nhận thức riêng biệt. Nhiều trẻ vía không tốt không khỏe mạnh, hay xảy ra bệnh tật ốm đau, gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng để cầu bình an. Mâm cúng ngày thường không thịnh soạn bằng mâm cúng mụ, nhưng nếu gia đình có điều kiện vẫn có thể chuẩn bị bộ tam sên cho đủ lễ.

Một mâm cúng quan trọng không thể bỏ qua trong bất kỳ mâm cúng cầu an, cầu tài đó là mâm cơm dành cho gia tiên. Mâm cúng dâng lên để thể hiện lòng tôn kính của con cháu, cầu mong lộc phát đủ đầy, cảm tạ sự che chở và bảo vệ của gia tiên, cần chuẩn bị bộ tam sên nho nhỏ đặt lên mâm cúng khi thỉnh cầu người thân thụ lễ.

Lễ cúng đất đai

Trong nghi thức thực hiện lễ cúng đất đai hàng năm thì bộ tam sên là thức lễ không thể thiếu trên mâm cúng. Lễ cúng đất thường bao gồm các dịp cúng tạ đất hàng năm, lễ nhập trạch, lễ động thổ, lễ khai trương…

Bộ tam sên trong mâm cúng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cầu tài và cầu bình an, may mắn cho gia chủ. Bộ tam sên trong mâm cúng đất khá đơn giản chỉ cần một miếng thịt lợn luộc, trứng gà hoặc trứng vịt từ 3 đến 5 quả, Tôm cua luộc từ 3 đến 5 con.

Lễ cúng Thần tài, thổ địa

Thần tài thổ địa là những vị thần nghinh tài lộc, phù trợ cho việc làm ăn buôn bán được hanh thông và thuận lợi. Người miền Nam thờ thần tài thổ địa trong nhà ở như một vị thần trấn cửa và mang lại may mắn cho gia chủ. Người miền Bắc chỉ những gia đình kinh doanh mới thờ.

Tìm Hiểu Thêm:  Chia Sẻ Cách Luộc Gà Cúng Có Màu Đẹp Không Phải Ai Cũng Biết

Lễ cúng thần tài thổ địa hàng năm sẽ rơi vào ngày mùng 10 tháng giêng. Và trong mâm cúng ngày vía thần tài thì lễ tam sên không thể thiếu. Nhiều gia đình chỉ cúng mâm mặn mà bỏ qua bộ tam sên. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình có thể chuẩn bị bộ tam sên lớn hay nhỏ nhưng đây là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng thần tài thổ địa.

Cách chuẩn bị và chế biến bộ tam sên chuẩn tâm linh người Việt

Bộ tam sên khi trưng bày ra đĩa sẽ bao gồm 3 món. Thông thường các gia đình sẽ làm đơn giản chỉ cần luộc từng món sau đó chưng ra đĩa. Tuy nhiên nhiều gia đình lại muốn chuẩn bị cầu kỳ, thể hiện sự thành tâm nên chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện từng món trong bộ tam sên như sau:

Thịt lợn đại diện cho các vật sống trên cạn, theo hệ thổ

Thịt lợn là món không thể thiếu trong mâm cúng bộ tam sên. Đây là loại thịt phổ biến có thể bày biện trong mọi mâm cúng. Nhiều người mong muốn thay thế loại thịt khác, cũng sống trên cạn như trâu bò để thay thế. Nhưng theo quan niệm của người xưa nhất là người miền Bắc, trâu bò là vật phục vụ cho việc kéo cày, không dùng để thờ cúng. Vì vậy thịt lợn là món hợp lý, đơn giản và dễ tìm kiếm nhất. 

Nhiều gia đình chỉ làm món thịt lợn luộc hoặc hấp cho nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên nhiều gia đình lại chuẩn bị thịt lợn quay hoặc chiên lớp bì cho giòn. Cách thực hiện như sau:

  • Thịt ba chỉ lựa phần thịt sao cho săn chắc. Nên chọn thịt tại phần mông để khi chế biến xong thịt săn thành khối cho đẹp mắt. Lựa miếng vuông vức khoảng 300gram.
  • Thịt mang rửa sạch với nước lạnh. Nếu luộc thì cho vào nồi nước sôi luộc cho đến khi thịt chín hẳn rồi bày ra đĩa.  Nên thêm vào nồi nước luộc một ít gừng, sả và muối để khử mùi hôi của thịt. 
  • Nếu để quay hoặc chiên giòn thì có thể luộc chần sơ qua cho sạch mùi rồi để ráo. Sau đó dùng dao bén khứa vài đường vào phần da. Cho một lớp muối hạt dày đắp lên trên miếng da, phần thịt phía dưới dùng giấy bạc phủ lên. Cho vào lò nướng set nhiệt độ 100 độ nướng trong vòng 20 phút rồi tắt lò kiểm tra. Lớp muối trên thịt khô đóng thành tảng có thể gỡ bỏ và bỏ vào nồi nướng tiếp 15 phút nữa sao cho bì nổ và giòn thì mang ra đặt lên đĩa.
  • Đối mới thịt rán bì thì cho dầu sôi trên bếp. Lật mặt da chiên giòn trong 10 phút. Khi nào lớp bì giòn và nổ rộp thì chuyển sang các mặt khác chiên cho đều tay, thịt chín vừa tới cho ra đĩa.
Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Cô Hồn Hằng Tháng 2-16

Tôm cua hoặc ốc luộc đại diện cho các loài sống dưới nước hệ thủy

Tôm cua hoặc một số nơi chọn ốc để bày lên mâm cúng tam sên. Tùy theo điều kiện và phong tục từng vùng mà chọn vật phẩm cho phù hợp. Đối với tôm cua ốc để đơn giản thì chúng ta nên hấp hoặc luộc, sẽ cho ra màu sắc đẹp mắt.

Trứng để đại diện cho các con vật trên không, hệ thiên

Trứng có thể chọn trứng vịt hoặc trứng gà. Chọn những quả to, rửa sạch mang đi luộc và trưng bày ra đĩa. Số lượng trứng nên chọn số lẻ 3 quả hoặc 5 quả.

Những lễ vật kết hợp cùng bộ tam sên

Việc chuẩn bị mâm cúng không chỉ cần mỗi bộ tam sên mà còn rất nhiều món khác để cho mâm lễ đầy đủ và thịnh soạn. Mâm lễ dâng lên các vị thần cai quản hoặc gia tiên cần phải đầy đủ các phần hương hoa ngũ quả. Mâm ngũ quả của từng vùng miền khác nhau cũng được chuẩn bị khác nhau theo thời vụ. Tuy nhiên các loại quả cần phải chọn những trái có kích thước phù hợp, lớp vỏ nhẵn bóng, không dập úng hoặc sâu ăn.

Ngoài quả thì các loại hoa cúng cũng nên đầu tư chú trọng. Tùy từng nghi thức lễ mà chọn loại hoa thích hợp. Ví dụ trong lễ cúng thôi nôi, đầy tháng dành cho các bé chỉ nên sử dụng các loại hoa màu sắc tươi sáng, ý nghĩa vui vẻ như hoa cát tường, hoa hướng dương hoặc hoa hồng, không nên chọn các loại hoa cúc. 

Cách thức đặt các loại lễ vật cũng nên theo nguyên tắc “ đông bình, tây quả”, bát hương, đèn nước nên bố trí hợp lý phía mặt trước của mâm lễ. Sau đó, chúng ta mới đặt các loại lễ vật chay mặn, bộ tam sên, và các loại bánh kẹo phía sau.

Trên đây là một số thông tin về bộ tam sên trong mâm lễ của người Việt. Bộ tam sên có ý nghĩa quan trọng do đó không thể thiếu trong hầu hết các mâm lễ. Cách thức chuẩn bị của bộ tam sên không hề khó khăn, các món lễ vật cũng tương đối dễ tìm nên gia đình có thể tự chuẩn bị để mâm lễ hoàn chỉnh hơn. Nếu gia đình có ít thời gian hoặc không thể nhớ hết các nghi thức lễ vật dành cho mâm cũng có thể liên hệ đến đơn vị của chúng tôi. Với kinh nghiệm và sự tận tâm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ các gia đình mâm cúng đầy đủ, đúng chuẩn theo phong tục của người Việt.

Call Now Button