Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản Mà Đầy Đủ Bao Gồm Những Gì?

Trong lễ cúng một thứ rất quan trọng không thể thiếu đó là Mâm cúng cô hồn đơn giản. Để lễ cúng được diễn ra thuận lợi thì từ khâu chuẩn bị phải thật tốt. Muốn có một mâm cúng cô hồn đơn giản, nhanh chóng mà vẫn đảm bảo đầy đủ các lễ vật cần thiết thì không phải ai cũng biết. 

Lễ cúng cô hồn được coi là một dịp lễ quan trọng trong năm của người Việt. Lễ cúng này mang đậm tính chất tâm linh sâu sắc. Thực hiện lễ cúng với mong muốn cầu mong bình an, may mắn. Nên vì thế việc chuẩn bị mâm cúng và các nghi thức trong lễ cúng. Cần được tiến hành một cách chu đáo và cẩn thận để lễ cúng diễn ra đúng theo ý muốn của gia chủ. Vậy nên mâm cúng cô hồn đơn giản cúng là một trong những yếu tố. Góp phần vào sự thành công của buổi lễ. 

Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn 

Lễ cúng cô hồn (hay lễ cúng chúng sinh) được bắt nguồn từ điển tích của người Trung Hoa. Chuyện kể rằng mẹ của Mục Kiền Liên khi mất bị đày xuống dưới địa ngục rất khổ sở. Vì thương mẹ ông đã sử dụng những phép thần thông quảng đại. Mà mình có nhìn xuyên thấu xuống địa ngục. Thấy cảnh mẹ chịu khổ cực dưới địa ngục nên ông đã cố gắng tìm cách đưa cơm cho mẹ. Nhưng mẹ của ông do vẫn giữ thói xấu không muốn chia sẻ. Nên đã bị Diên Vương phạt khi đưa cơm vào miệng sẽ biến thành lửa. 

Vì quá thương mẹ chịu khổ cực, Mục Kiền Liên muốn tìm hết mọi cách để cứu mẹ. Ông được Phật chỉ cho một cách đó là dùng năng lực của các vị sư cai quản 10 phương. Nhờ sự giúp đỡ đó mà ông đã thành công cứu mẹ mình. Tấm lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên đã làm động lòng Diên Vương và nhờ đó mà mẹ ông đã được thả ra.

Một tích cổ của Trung Hoa cho rằng, hằng năm cứ vào ngày 02/7 âm lịch. Quỷ Môn Quan sẽ mở để ma quỷ đi tứ phương. Sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì đóng cửa lại, cũng là lúc ma quỷ quay lại địa ngục. Người ta tin rằng sau khi chết có người được đầu thai. Tuy nhiên còn rất nhiều người không được siêu thoát nên người sống phải cúng cháo, gạo, muối. Nhằm hối lộ cho chúng để tránh bị quấy nhiễu ảnh hưởng đến công việc. Cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Có thể thực hiện lễ cúng vào bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian này. Tháng 7 còn được gọi là tháng cô hồn theo dân gian truyền lại. Tuy nhiên trong tháng 7 âm lịch còn có lễ cúng rằm và lễ Vu Lan. Vì thế sự phân biệt giữa chúng được bắt nguồn từ đây. Phải lưu ý một điều đó là phải thực hiện xong tất cả mọi lễ cúng. Thì mới được thực hiện lễ cúng cô hồn.

Tìm Hiểu Thêm:  Cách Làm Lồng Đèn Trung Thu Bằng Giấy

Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn tháng 7

Lễ cúng cô hồn được tổ chức vào tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian cho rằng vào ngày chính rằm. Thì cửa ngục đã đóng nên nếu cúng vào thời điểm đó các vong hồn sẽ không trở về được. Để các cô hồn có thể hưởng thụ được những đồ cúng tế của người trần mà không chịu sự tủi phận. Thì các gia đình phải tổ chức lễ cúng trước ngày chính rằm.

Chúng ta luôn tin rằng con người tồn tại cả phần xác và phần hồn. Vì tin vào điều đó mà đa số người dân Việt Nam đều giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên sau khi họ qua đời mà không theo hay phụ thuộc vào tín ngưỡng tôn giáo nào.

Cũng giống như hành động giúp đỡ lẫn nhau của con người trần gian. Đối với các cô hồn thì lễ cúng cô hồn là một hành vi có tính nhân đạo nhằm “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ. Còn đối với người còn sống thì lễ cúng này như một hình thức “hối lộ” các cô hồn, dã quỷ, để cuộc sống của họ không bị chúng quấy phá.

Mẫu bài cúng cô hồn / văn cúng cô hồn chuẩn nhất

Lưu ý một số điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Bạn nên lưu ý một số điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh gặp sự cố ngoài ý muốn

  • Đêm tối được cho là khoảng thời gian ma quỷ hoạt động mạnh. Vì thế bạn không nên đi chơi vào đêm khuya trong tháng cô hồn. 
  • Quần áo phơi ngoài trời vào ban đêm được cho là sẽ bị ma quỷ mượn mặc tạm. Bạn có thể sẽ xảy ra chuyện không hay nếu mặc lại. Vì thế không nên phơi đồ vào ban đêm.
  • Gọi tên nhau vào ban đêm được coi là cấm kỵ vì ma quỷ sẽ ghi nhớ và ám người đó.
  • Đốt vàng mã tùy tiện rất có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn vì điều đó sẽ thu hút ma quỷ tới.
  • Ăn đồ cúng cô hồn mà chưa xin phép bản thân sẽ rước phải tai họa.
  • Tháng cô hồn đi bơi dễ bị bắt và ma quỷ trêu nên không nên bơi ở nơi lạ trong tháng này. 
  • Không được hù dọa người khác sẽ làm hồn bay phách lạc, ma quỷ xâm nhập.
  • Nếu đi khuya ở nơi vắng vẻ không nhìn lại phía sau. Hãy cứ đi về phía trước ngay cả khi có cảm giác ai đó theo phía sau. Nếu quay lại có thể bị rủ theo về cõi âm.
  • Tránh thức quá khuya.
  • Tiền ngoài đường không nên nhặt vì khi cúng xong nhiều khi người ta cúng tiền cho ma quỷ nữa
  • Hạn chế tổ chức hay làm những chuyện đại sự như cưới hỏi, chuyển nhà, mua xe.
  • Cúng không được dùng đũa cắm giữa bát cơm. Như thế ma quỷ sẽ tới ăn và quấy phá.
  • Những nơi tối tăm không nên ở một mình vì dễ bị ma quỷ nạt. 
  • Ma quỷ dễ bị dụ bởi những trang phục có hình thù ma quỷ. 
Tìm Hiểu Thêm:  Mách Bạn Cách Đặt Ông Địa Thần Tài Hợp Phong Thuỷ

Mâm cúng cô hồn đơn giản nhưng đầy đủ mà ai cũng nên biết

  • Gạo và muối
  • Cháo trắng loãng
  • 12 cục đường thẻ chia nhỏ
  • Tiền vàng, giấy cúng và quần áo bằng giấy từ 20 đến 50 bộ, trong đó, sắm sửa ít nhất 15 đinh tiền vàng.
  • Thức ăn như ngô, khoai được chia nhỏ thì ma quỷ mới hưởng được. 
  • Mía chặt khúc dài 15 cm và không cạo vỏ.
  • Tiền mặt đủ mệnh giá
  • Bánh kẹo
  • Chuẩn bi 3, 5. 7 hoặc 9 cây nhang.
  • Nước lọc, hương nhang, đèn hoặc nến.

Trong lễ cúng cô hồn, gia đình lưu ý không được sử dụng các món mặn và đắt tiền. Ma quỷ phải chịu đày đọa dưới địa ngục nên không được ăn no. Các cô hồn có dạ dày cùng thực quản nhỏ hẹp. Vì vậy, những đồ ăn cầu kỳ phức tạp chỉ dành cho ông bà, tổ tiên mà không nên cúng cho ma quỷ. 

Những điều cần lưu ý khi tổ chức lễ cúng cô hồn

  • Tất cả mọi người dự lễ phải ăn mặc chỉnh chu, gọn gàng. Không mặc đồ cộc hay đồ hở hang trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ. 
  • Chủ nhang và người giúp lễ phải tập trung khi làm lễ khấn vái. Tuyệt đối không để bị ảnh hưởng hay phân tâm bởi những người và sự việc xảy ra xung quanh. 
  • Cô hồn bị yếu dưới ánh mặt trời, gia chủ nên tổ chức lễ cúng cô hồn sau 12h trưa. Để lễ cúng đạt hiệu quả tốt nhất. Vì khi đó các cô hồn có thể về trần gian để thụ hưởng lễ vật. 
  • Ngoài mâm cúng chúng sinh thì bài văn khấn cô hồn cũng là một phần rất quan trọng của buổi lễ. Vì thế gia chủ nên chuẩn bị chu đáo cả bài văn khấn cô hồn. 
  • Gia chủ không nhất thiết phải học thuộc lòng bài văn khấn cúng cô hồn mà có thể chép ra giấy rồi cầm đọc. Nhưng khi hóa vàng thì nhớ đốt theo tờ ghi bài văn khấn cúng cô hồn để lời cầu khấn trở thành hiện thực. 
  • Mâm cúng cô hồn cần phải đặt ở ngoài cửa nhà nơi thông thoáng. Tất cả cửa nhà cần mở ra để đón ánh sáng vào nhà. Khi làm lễ cúng cô hồn thì chủ nhang phải đứng ở vị trí trung tâm buổi lễ. Mặt hướng ra phía ngoài, chắp hai tay và đưa lên ngang với đầu rồi mới tiến hành vái. 
  • Sau khi buổi lễ cúng cô hồn kết thúc, gia đình phải vãi gạo vãi muối. Ra 4 phương 8 hướng xung quanh nhà từ trong ra ngoài. Nếu làm ngược lại chính là mời cô hồn đi vào nhà, tạo điều kiện cho chúng trêu trọc cuộc sống yên bình của gia đình. 
  • Các lễ vật đem đi cúng cô hồn phải được đặt ở vị trí thoáng mát, sạch sẽ.  Không để bị vấy bẩn do vật nuôi hay bất cứ thứ gì. Phải có người trông chừng để tránh trẻ em hay những người không biết động vào hoặc sử dụng đồ cúng trước khi làm lễ cúng.
  • Trong quá trình diễn ra lễ cúng cô hồn, không nên để cho trẻ con, người già và phụ nữ có bầu xuất hiện trong lễ cúng
Tìm Hiểu Thêm:  Xem Ngày Giờ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai, Bé Gái

Nên làm lễ cúng cô hồn trước hay lễ cúng Vu Lan trước?

Trong tháng 7 âm lịch diễn ra một số lễ cúng quan trọng như: lễ Vu Lan, lễ cúng cô hồn và cúng rằm. Trong đó lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn diễn ra vào cùng một thời điểm nên nhiều người còn phân vân không biết nên tổ chức lễ nào trước. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi xin đưa ra những điểm khác nhau giữahai lễ cúng này:

Có một điểm đặc biệt là hai lễ này diễn ra trùng một thời điểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm linh thì cách thức thực hiện hai nghi lễ này không giống nhau. Truyền thống cúng Rằm của người Việt từ xưa đến nay vẫn luôn là cúng Vu Lan trước. Sau đó mới tới lễ cúng cô hồn xóa tội vong nhân. Cúng Vu lan có thể làm tại chùa hoặc tại nhà là dịp để con cháu tưởng nhớ và báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ và cũng để lưu giữ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Trong ngày này, mọi người thường ăn chay, tới chùa lễ Phật, thắp hương, nghe giảng giáo lý nhà Phật.

Nếu lễ Vu Lan là để báo hiếu tổ tiên thì lễ cúng Cô Hồn là một nghi thức thể hiện lòng nhân từ với chúng sinh. 

Mâm cúng Vu Lan thì thường bao gồm những món quen thuộc gia đình vẫn ăn hằng ngày như nem rán, canh, rau miễn là tươm tất và đủ vị. Còn mâm cúng cô hồn cũng rất đơn giản có thể chỉ là chè xôi, khoai sắn luộc, hương hoa, cùng chút tiền vàng. Tuy nhiên, khác với Lễ Vu Lan trong mâm cúng cô hồn sẽ chỉ có đồ chay mà không có đồ mặn. Vì theo quan niệm cho rằng đồ mặn sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của ma quỷ.

Quý khách nếu không có điều kiện chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn đơn giản thì có thể tìm kiếm tới dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của. 

Mách nhỏ bạn những kinh nghiệm cúng đúng chuẩn phong tục Việt Nam có thể bạn chưa biết

Tag: cúng cô hồn | mâm cúng cô hồn mùng 2, 16 | Mâm cúng cô hồn đơn giản hàng tháng | Có nên cúng cô hồn hàng tháng không | Quên cúng cô hồn có sao không | Cách cúng thí thực cô hồn | mâm cúng cô hồn đơn giản | Mâm cỗ cúng cô hồn | Buôn bán có nên cúng cô hồn | Cách cúng người khuất mặt trong nhà | Không cúng cô hồn có sao không

Call Now Button