Cách Làm Lồng Đèn Trung Thu Bằng Giấy

Lồng đèn là một loại đèn vô cùng quen thuộc với những đất nước có nền văn hóa Á Đông. Lồng đèn có nhiều loại, hình dáng, kích thước khác nhau. Cũng như có nhiều phương thức chế tạo để làm ra một chiếc lồng đèn. Ở Việt Nam, lồng đèn xuất hiện nhiều nhất vào dịp tết trung thu. Bạn muốn tự tay làm cho mình một chiếc đèn lồng. Cách làm đèn lồng trung thu bằng giấy?

Nguồn gốc của chiếc lồng đèn

Dân gian Việt Nam có một câu chuyện về nguồn gốc của việc treo đèn lồng ở nước ta. Ngày xửa ngày xưa, có một ngôi làng. Ngôi làng này rất đông dân cư, nằm bên bờ một dòng sông nọ. Vì đông đúc vậy nên cũng phát triển rất phồn thịnh. Vào một ngày nọ, bỗng từ dưới sông xuất hiện một con cá chép thành tinh. Khi những đêm trăng tròn, nó sẽ leo lên bờ. Tìm đến ngôi làng và bắt người để ăn thịt. Dân làng vì sợ hãi mà bỏ làng ra đi. Một ngôi làng từng trù phú đông đúc dần dần trở nên tiêu điều.

Vào một ngày nọ, có một nhà sư đi ngang qua làng, nghe được câu chuyện từ những người dân. Ông bày cho người dân một cách, đó là làm một chiếc lồng đèn hình con cá chép thật lớn. Lồng đèn được làm bằng nan tre, bên ngoài phủ một lớp vải, mỗi nhà đều làm một chiếc. Dân làng nghe lời nhà sư và làm theo. Vào đêm rằm trung thu, cá chép thành tinh lại lên bờ để ăn thịt người. Khi tới nhà thì thấy chiếc lồng đèn cá chép, tưởng là nhà đồng loại của mình nên đã bỏ đi.

Vì thế vào dịp rằm tháng tám hàng năm. Mọi người lại cùng làm lồng đèn treo trước cửa nhà. Dần dần tục lệ này lan rộng ra. Trở thành một biểu tượng không thể thiếu mỗi mùa tết trung thu.

Hình ảnh chiếc đèn lồng trong văn hóa Trung Quốc

Đèn lồng đã xuất hiện từ rất lâu, vào khoảng năm 1800 năm trước. Tại đây hàng năm sẽ có lễ hội đèn lồng được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch.

Đèn lồng tại Trung Quốc thường có màu đỏ, các gia đình sẽ treo đèn lồng trước cửa nhà. Mỗi tối sẽ bắt đầu thắp đèn và khi đi ngủ thì sẽ tắt. Nếu như gia đình có tang, mọi người sẽ thay đèn lồng đỏ bằng đèn lồng trắng. Người dân ở đây quan niệm rằng, đèn lồng có thể xua đuổi được ma quỷ. Đồng thời đem lại sự may mắn, hạnh phúc và bình yên. Đây cũng là biểu tượng của sự đoàn tụ. Đèn lồng tại Trung Quốc xuất hiện ở bất cứ đâu. Bất cứ thời điểm nào trong năm. Không chỉ là một đồ vật trang trí. Mà còn là hình ảnh tượng trưng cho một nền văn hóa.

Tìm Hiểu Thêm:  Đặt Heo Sữa Quay Cúng Khai Trương Ở Đâu?

Đèn lồng trong văn hóa Nhật Bản

Đèn lồng ở Nhật Bản khác hoàn toàn so với đèn lồng tại Trung Quốc. Phổ biến nhất chính là đèn lồng đèn truyền thống treo ngoài trời. Một loại khác nữa là lồng đèn hình cá chép. Lồng đèn truyền thống của Nhật Bản có tên gọi là Bonbori. Chúng là lồng đèn dạng treo, gồm có 6 mặt. Thường được sử dụng trong các lễ hội tại đất nước mặt trời mọc. Được treo trên một sợi dây hoặc là cố định tại một đầu cột.

Loại đèn lồng còn lại là đèn lồng cá chép. Được mô phỏng theo hình dáng của loài cá Koi. Một loài cá đa màu sắc cũng như chủng loại. Người dân Nhật Bản sử dụng loại đèn lồng này vào dịp lễ Koinobori. Đây là ngày dành cho các bé trai, diễn ra vào ngày 5 tháng 5 hàng năm. Hình ảnh những chú cá biểu tượng cho sự bản lĩnh. Cũng như là tính kiên định và hoài bão to lớn của người đàn ông.

Trong lễ hội đèn lồng, thường xuyên xuất hiện rất nhiều các loại lồng đèn khác nhau. Từ lồng đèn thả nổi, lồng đèn treo cho tới lồng đèn trời, lồng đèn đá. Ngày nay, một loại lồng đèn cũng đang dần trở thành biểu tượng cho Nhật Bản. Đó chính là lồng đèn hình hello kitty.

Lồng đèn tại Việt Nam

Tại nước ta, có hai dịp mà lồng đèn xuất hiện nhiều nhất. Đó chính là tết trung thu và tết nguyên đán. Vào dịp tết trung thu, lồng đèn được bày bán ở khắp mọi nơi. Với đủ loại màu sắc, hình dáng. Để làm món đồ chơi cho trẻ em trong ngày trăng rằm, vào dịp tết nguyên đán. Mọi người thường treo đèn lồng trong nhà. Vừa làm vật trang trí cho năm mới. Vừa là ước mong về một cuộc sống yên bình, ấm no và gặp nhiều may mắn.

Bên cạnh đó thì ở nước ta, nhắc đến lồng đèn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới Phố cổ Hội An. Cùng với đó là thành phố Huế thơ mộng với kinh thành Huế. Hội An nổi tiếng với hình ảnh những chiếc đèn lồng ở khắp mọi nơi. Có đủ loại với nhiều hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau. Ta có thể bắt gặp được vô số các loại lồng đèn dù là ngày hay đêm. Tại các cửa hàng, đường phố hay trong mỗi gia đình. Lồng đèn tại đây thường được làm từ gỗ, tre, nứa và các loại vải lụa. Làm lồng đèn cũng đã trở thành một nghề thủ công. Đem lại thu nhập cho người dân nơi đây.

Tìm Hiểu Thêm:  Mách Bạn Cách Đặt Ông Địa Thần Tài Hợp Phong Thuỷ

Làm thế nào để tạo nên một chiếc lồng đèn

Lồng đèn truyền thống có hình trái bí màu đỏ, được đính tua vàng ở xung quanh. Đôi khi người ta có thể thay đổi chúng thành hình vuông. Ngày nay, thiết kế của lồng đèn đã được thay đổi rất nhiều. Để có thể phù hợp với xu hướng cũng như đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Từ kiểu dáng cho tới màu sắc hay họa tiết trang trí cũng vô cùng phong phú. Đặc biệt là lồng đèn trung thu. Thiết kế thành nhiều hình dáng con vật, đồ vật khác nhau. Để có thể thu hút được trẻ em.

Vật liệu sử dụng làm lồng đèn cũng rất đa dạng. Phổ biến nhất chính là dùng tre, gỗ, sợi thép hoặc có thể là mây để làm khung. Và vỏ bọc bên ngoài dùng lụa hoặc là giấy. Mỗi chất liệu khác nhau sẽ có cách trang trí khác nhau. Như là sơn, thêu, dán giấy, đính họa tiết.

Lồng đèn có thể gấp gọn lại khi không sử dụng. Rất tiện lợi và gọn gàng. Ngày nay, lồng đèn không chỉ là một loại đèn truyền thống. Mà nó còn trở thành một trong những biểu tượng cho ngày tết trung thu của thiếu nhi. Cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy khá đơn giản. Chúng ta hoàn toàn có thể tự chuẩn bị cho mình một chiếc đèn trung thu.

Cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy nhiều màu

Tết trung thu đến, không chỉ có trẻ em mà ngay cả người lớn cũng háo hức. Bởi ai cũng đã từng trải qua tuổi thơ tay cần chiếc lồng đèn. Cùng nhau rước đèn khắp ngõ ngách quanh xóm. Bạn hoàn toàn có thể trổ tài. Dành tặng cho bản thân cũng như những người thân yêu một chiếc lồng đèn. Có nhiều cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy. Việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là chuẩn bị nguyên vật liệu.

Bạn hãy chuẩn bị 4 đến 5 tờ giấy bìa đủ các màu sắc. Cùng với đó là các dụng cụ hỗ trợ như com-pa, kéo, thước kẻ, đo độ,.. Và chắc chắn không thể thiếu keo dán. Hoặc bạn có thể sử dụng băng dính hai mặt để thay thế.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Đầu tiên hãy cắt khoảng 16 hình trong với đường kính 8cm. Lưu ý sử dụng nhiều màu sắc để chiếc lồng đèn của bạn được rực rỡ hơn. Tiếp theo gấp đôi hình tròn lại.

Sau đó bạn tiếp tục cắt lấy một hình chữ nhật. Hình chữ nhật này có kích thước 17.5 x 10 (cm) ( dài x rộng). Sử dụng bút và thước để kẻ những đường vạch đều nhau. Mỗi đường cách nhau 1cm. Sau khi đã kẻ xong hãy dán những cạnh của hình tròn đã được xếp vào các đường kẻ. Hãy cẩn thận dán làm sao để chừa phần đầu và phần đáy của hình chữ nhật. Cuối cùng là dán hai cạnh của hình chữ nhật lại với nhau. Đồng thời gián hai đầu của hình tròn lại. Cuối cùng là trang trí. Bạn có thể dùng giấy cắt tua rua. Sau đó quấn quanh vào đáy của lồng đèn. Vậy là bạn đã hoàn thành xong một chiếc lồng đèn bằng giấy.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng căn cúng gà hay vịt, ngày âm hay dương

Làm lồng đèn trung thu bằng giấy nhún

Đây cũng là một cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy đơn giản. Chỉ cần một chút khéo léo. Không chỉ là chiếc đèn đi chơi trung thu. Bạn còn có thể làm đồ trang trí cho căn phòng của mình thêm màu sắc. Trước hết hãy chuẩn bị

  • 2 đến 3 tờ giấy nhún và 1 tờ giấy bìa cứng
  • Kéo, dao rọc giấy
  • Thước kẻ, bút
  • Keo dán hoặc là băng dính hai mặt
  • Một đoạn kẽm nhỏ
  • Một sợi dây nhỏ

Cách làm: Lấy một tờ giấy nhún để gấp. Bạn có thể chọn kích thước giấy theo như kích thước chiếc lồng đèn mà bạn mong muốn. Gấp từng đoạn nhỏ theo hình ziczac. Mỗi nếp gấp cách nhau khoảng từ 1cm cho tới 1.5cm. Có thể lấy một chồng sách nặng đè lên. Để nếp gấp chắc chắn và rõ ràng hơn. Sau đó dùng băng dính dán hai đầu của tờ giấy lại. Vậy là ta đã có phần thân của lồng đèn.

Lấy tờ giấy cứng cắt thành hai hình tròn. Sao cho kích thước bằng với đường kính hai đầu của lồng đèn. Tiếp đó, dùng keo dán dán hai hình tròn vừa cắt lại với hai đầu của lồng đèn. Về cơ bản là bạn đã làm xong một chiếc lồng đèn. Bây giờ hãy một đoạn dây thép nhỏ. Xâu vào giữa lồng đèn. Dính chắc chắn chúng lại với nhau. Thêm một đoạn gỗ ngắn làm tay cầm. Vậy là bạn đã có một chiếc lồng đèn để chơi trung thu.

Với cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy này. Bạn có thể cải biên để tạo thành những vật dụng trang trí.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, chúng ta dần tìm đến những thứ nhanh gọn. Mà đang bỏ quên đi nhiều giá trị dân gian. Học cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy. Không chỉ để chúng ta có thể tìm về với tuổi thơ. Mà còn là cách để bảo vệ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Đồng thời truyền lại cho những thế hệ sau.

Tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích dưới đây:

Call Now Button