Mâm Cúng Đầy Cữ Là Gì Gồm Những Lễ Vật Nào?

Mâm Cúng Đầy Cữ Là Gì? Và Những Lễ Vật Đầy Đủ Nhất

Mâm cúng đầy cữ là gì, gồm những lễ vật gì có thể sẽ là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Đặc biệt là đối với những bậc cha mẹ trẻ chưa có nhiều kiến thức về việc cúng bái.

Có lẽ khi nhắc đến mâm cúng đầy cữ thì sẽ rất lạ lẫm với rất nhiều người. Trước đây chúng ta thường nghe nhiều về lễ cúng thôi nôi, cúng đầy tháng. Vậy mâm cúng đầy cữ là gì, gồm những lễ vật gì. Các bậc cha mẹ cùng theo dõi bài viết sau đây để có cái nhìn đúng về vấn đề này nhé!

Bạn Biết Gì Về Mâm Cúng Đầy Cữ? Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Đầy Cữ Này Là Gì?

Thật ra mâm cúng đầy cữ là một mâm cúng được dùng để tạ ơn 12 bà Mụ ( hay còn gọi là các bà Tiên Nương). Tương truyền rằng, 12 bà Mụ là người được Ngọc Hoàng giao phó cho trách nhiệm tạo ra hình hài. Bên cạnh đó, các bà Mụ này còn hướng dẫn và chăm sóc cho đứa trẻ khỏe mạnh.

Theo quan niệm của dân gian thì 12 bà Mụ có nhiệm vụ nhào, nặn ra một cơ quan trên cơ thể của đứa bé. Ngoài ra có những bà Mụ phụ trách hướng dẫn, dạy dỗ cho đứa trẻ những cử chỉ và thói quen trong cuộc sống. Cũng có một quan niệm khác là 12 bà Mụ này sẽ thay phiên nhau mỗi người 1 tháng đảm nhiệm việc trông coi về sinh sản.

Khi nhắc đến 12 bà Mụ thì có thể ai cũng đã từng nghe qua, thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về tên và nhiệm vụ của từng bà.

Sau Đây Là Tên Và Nhiệm Vụ Chính Của 12 Bà Mụ

  • Mụ bà Cao Tứ Nương chịu trách nhiệm trông coi việc ở cữ của các bà mẹ
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương có nhiệm vụ trông coi việc giữ trẻ. Bà Mụ này sẽ luôn bảo vệ đứa trẻ một cách an toàn, đồng thời bà còn dạy chúng trở nên ngoan ngoãn, dễ thương.
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương chịu trách nhiệm trông coi việc thụ thai để tạo ra hình hài ban đầu cho những đứa trẻ
  • Mụ bà Trần Tứ Nương trông coi việc sinh đẻ, giúp cho quá trình sinh nở được an toàn, thuận lợi.
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương đảm nhiệm việc trông coi việc thai nghén của các bà mẹ
  • Mụ bà Lý Đại Nương trông coi việc chuyển dạ của các bà mẹ, đây là thời điểm chuẩn bị chào đón đứa trẻ ra đời.
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương phụ trách nhiệm vụ chăm lo việc ẵm bồng của các bé.
  • Mụ bà Hứa Đại Nương chịu trách nhiệm trông coi việc hộ sản cho các bà mẹ.
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương chịu trách nhiệm trông coi việc an thai.
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc các bé khi vừa mới sinh ra.
  • Mụ bà Lưu Thất Nương có nhiệm vụ nặn ra hình hài dựa theo giới tính của đứa bé.
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương có trách nhiệm về việc giám sinh của các bà mẹ.
Tìm Hiểu Thêm:  Ngày Vía Thần Tài Là Ngày Nào Trong Năm

Bạn có thắc mắc về thời điểm nào tổ chức cúng đầy cữ cho con là hợp lý nhất hay không? Theo ông bà ta truyền lại thì lễ cúng đầy cữ của bé trai khác với bé gái. Đối với bé trai thì sẽ tổ chức sau 7 ngày kể từ ngày bé ra đời. Còn đối với bé gái thì sẽ được tổ chức sau 9 ngày kể từ khi mẹ sinh bé ra.
Mâm cúng đầy cữ mang rất nhiều ý nghĩa. Khi tổ chức mâm cúng này gia đình mong muốn gửi lời cảm ơn đến 12 bà Mụ, các vị thần linh đã phù hộ cho đứa trẻ được sinh ra bình an. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện sự cầu mong cho đứa bé phát triển khỏe mạnh, không bị đau ốm bệnh tật. Không những thế, mâm cúng đầy cữ còn là việc báo cáo đến ông bà tổ tiên về sự góp mặt của thành viên mới.

Những Lễ Vật Cần Chuẩn Bị Trong Mâm Cúng Đầy Cữ

Đối với bất kỳ một mâm cúng nào thì phần lễ vật luôn là điều quan trọng nhất, và mâm cúng đầy cữ cũng như thế. Tùy theo giới tính của bé mà phần lễ vật cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Cụ thể là:

  • Lễ vật trong mâm cúng đầy cữ cho bé trai.
  • Một con gà luộc chéo cánh.
  • Một lọ hoa tươi.
  • Một mâm ngũ quả, các bậc cha mẹ có thể tùy ý lựa chọn 5 loại quả sao cho phù hợp nhất
  • Hương, đèn.
  • Gạo, muối.
  • 1 bình trà, rượu, nước lọc.
  • Giấy tiền vàng bạc, tờ sớ cúng.
  • Các loại vật phẩm khác: trầu cau, xôi đậu xanh, chè đậu trắng, tôm luộc/hấp (trường hợp không có tôm thì có thể thay thế bằng cua), trứng luộc, đũa, muỗng, ly, chén. Lưu ý các phần lễ vật này cần được chuẩn bị gồm 7 phần khác nhau.
  • Lễ vật trong mâm cúng đầy cữ cho bé gái.
  • Phần lễ vật mâm cúng đầy cữ cho bé gái có phần khác với mâm cúng dành cho bé trai, các bậc cha mẹ cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
  • Một lọ hoa cúng.
  • Mâm ngũ quả, lưu ý nên chọn những loại trái cây có màu sắc nổi bật.
  • 9 phần trầu cau.
  • 1 bình trà, rượu.
  • Hương đèn.
  • Gạo, muối.
Tìm Hiểu Thêm:  Đũa Hoa Cúng Mụ Là Gì Mà Có Ý Nghĩa Quan Trọng Như Vậy?

Các vật phẩm khác: Trứng gà luộc, tôm luộc ( trong trường hợp không có tôm thì có thể thay thế bằng cua. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là chỉ nên chọn 1 loại thôi không nên cúng lẫn lộn vài con tôm với vài con cua). Tất cả những lễ vật này được chuẩn bị thành 9 phần bằng nhau.

Mâm Cúng Đầy Cữ Cúng Chay Được Hay Không?

Đây là có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là đối với những gia đình theo đạo Phật. Việc cúng bái không có quan trọng cúng lễ vật chay hay mặn, cốt yếu ở sự thành tâm của gia chủ. Chính vì lẽ đó mà bạn hoàn toàn có thể cúng đầy cữ bằng lễ vật chay. Sau đây là những lễ vật chay cần chuẩn bị cho mâm cúng đầy cữ.

Những lễ vật cần có trong mâm cúng đầy cữ cho 12 bà Mụ:

  • Một bình hoa tươi
  • Một mâm ngũ quả ( có thể tùy ý lựa chọn 5 loại quả khác nhau)
  • Một bình trà, rượu
  • Trầu cau.
  • Hương đèn
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Gạo muối
  • 12 chén cháo trắng
  • 12 ly nước
  • 12 chén chè ( nếu là bé trai thì chọn chè đậu trắng, còn nếu là bé gái thì chọn chè trôi nước)
  • 12 dĩa xôi
  • 12 dĩa bánh hỏi
  • Bánh, kẹo được sắp xếp thành 12 phần đều nhau.

Lưu ý là các bậc cha mẹ nên đặt lên mâm cúng 1 đôi đũa hoa. Bởi vì đây là loại đùa mà bà Mụ Chúa thường sử dụng. Bà Mụ Chúa là người có vai trò lớn nhất trong các bà Mụ. Chính vì thế dùng đũa hoa được xem như một sự kính trọng đối với vị này.

Những Lễ Vật Cần Có Trong Mâm Cúng Đầy Cữ Chay Cho 12 Bà Mụ

  • Một bình hoa tươi.
  • Một mâm ngũ quả ( có thể tùy ý lựa chọn 5 loại quả khác nhau dựa vào thời vụ tại địa phương).
  • Một bình trà, rượu.
  • Trầu cau.
  • Gạo, muối.
  • 4 tô chè, trong đó có 1 tô lớn và 3 tô nhỏ.
  • 4 tô cháo, trong đó có 1 tô lớn và 3 tô nhỏ.
  • 4 dĩa xôi, bao gồm 1 dĩa lớn và 3 dĩa nhỏ.

Mâm Cúng Đầy Cữ Dành Cho Các Bé Nên Bày Biện Như Thế Nào?

Cách bày biện mâm cúng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc cúng đầy cữ. Vì nó không những thể hiện được sự thành kính cho các bậc bề trên. Mà nó còn là tình cảm mà các bậc cha mẹ dành cho các bé. Sau đây là những cách bày biện mâm cúng được nhiều người lựa chọn
Trước khi khi bày biện các lễ vật khác thì bình hoa và mâm trái ngũ quả cần phải được sắp đặt theo nguyên tắc “ đông bình – tây quả”. Quy tắc này muốn nói rằng trong một mâm cúng bình hoa sẽ đặt ở hướng Đông còn mâm ngũ quả sẽ đặt ở hướng Tây.
Các lễ vật khác sẽ được đặt trên 2 chiếc bàn khác nhau. Mâm cúng dành cho các bà Mụ sẽ được đặt trên 1 chiếc bàn to. Còn mâm cúng dành cho các Đức Ông sẽ đặt trên một chiếc bàn nhỏ hơn. Lưu ý là bạn nên kê 2 chiếc bàn này chênh lệch với nhau khoảng 10 cm.
Trong trường hợp mâm cúng được bày biện trên những chiếc bàn tròn thì các bạn nên đặt trầu cau, giấy tiền vàng bạc, gà luộc, tôm/cua luộc ở chính giữa. Các lễ vật khác được bày biện xung quanh
Trong trường hợp gia chủ sử dụng những chiếc bàn dài thì những lễ vật sẽ được bày biện theo hàng dọc. Bạn có thể bày biện sao cho mâm cúng đẹp mắt và ngay ngắn là được.

Tìm Hiểu Thêm:  Dùng Bài Cúng Các Bác Nào & Mâm Cúng Các Bác Gồm Những Gì?

Hướng Dẫn Cách Cúng Đầy Cữ Phù Hợp Nhất

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các lễ vật thì đại điện của gia đình sẽ đứng ra cúng bái. Thông thường những người đại diện sẽ là ông, bà hoặc một người lớn tuổi trong tộc họ. Sau đây là những bước khi thực hiện cúng đầy cữ.

  • Bước 1: Sửa soạn và bày biện các lễ vật lên bàn cúng một cách ngay ngắn và đẹp mắt. Lưu ý bố trí đúng theo nguyên tắc đã được trình bày ở trên.
  • Bước 2: Đại diện của gia đình sẽ đứng giữa mâm cúng, thắp hương và bắt đầu đọc văn khấn. Hiện nay, bạn có thể tham khảo các bài văn khấn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn lọc những bài văn khấn phù hợp nhất, tránh sử dụng những bài văn khấn đã được chỉnh sửa theo ý của tác giả. Vì điều này sẽ xúc phạm đến thần linh dẫn đến những điều không tốt sẽ đến với gia đình bạn. Bạn có thể học thuộc lòng hoặc ghi chép ra giấy để thuận tiện hơn trong quá trình khấn.
  • Bước 3: Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người đại diện của gia đình sẽ vái lạy. Đợi chờ hương tàn được 2/3 cây thì đem các giấy tiền vàng bạc ra đốt. Sau đó thì đem gạo muối ra rải xung quanh các hướng trước cửa nhà.
  • Bước 4: Sau khi hương đã tàn hết thì tiến hành tạ lễ vật xuống và tiến hành bữa tiệc sum họp gia đình. Đây cũng là lúc mà mọi người xung quanh dành cho các bé những lời chúc tốt đẹp nhất.

Có lẽ giờ đây bạn đã biết được mâm cúng đầy cữ là gì và bao gồm những lễ vật gì rồi đúng không? Trong trường hợp mà bạn có thể chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để cúng thì quả là thật tuyệt vời. Thế nhưng đối với những bậc cha mẹ bận rộn với công việc thì sao? Bạn đừng quá lo lắng vì đã có dịch vụ cung cấp mâm cúng của. Khi đến sẽ có được những mâm cúng với lễ vật đầy đủ nhất mà không cần tốn quá nhiều thời gian. Chúc các gia đình sẽ có buổi cúng đầy cữ cho con diễn ra suôn sẻ.

Call Now Button