Lễ Cúng Đưa Ông Táo Về Trời Tại 3 Miền Có Gì Khác Nhau

Nhưng chúng ta biết, ngày đưa ông Táo về trời là 23 tháng chạp hằng năm, còn lễ cúng rước ông Táo ngày 30 tết là nghi lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Từ bao đời nay nghi lễ này vẫn còn được duy trì và dường như nó trở thành một phần trong đời sống tâm linh của người Việt.

Mỗi dịp Tết đến xuân về vào ngày 23 tháng chạp tất cả các gia đình Việt đều chuẩn bị làm mâm cúng ông Táo về chầu trời. Nghi thức này đã trở thành tin hiệu đón một mùa xuân mới. Tuy nhiên tục cúng ông Táo này có gì khác nhau giữa ba miền thì chúng ta hãy cùng nhau tham khảo trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Tục lệ cúng Ông Táo có từ bao giờ?

Tục lệ cúng ông Táo được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp hàng năm. Tục lệ này có từ xa xưa và không ai có thể biết chính xác thời gian mà tục lệ này được bắt đầu, chỉ theo truyền thuyết dân gian vào ngày 23 Ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời. Từ ngày 23 ông Táo sẽ về trời để báo cáo những chuyện xảy ra dưới hạ dưới trong năm vừa qua và vào đêm giao thừa ông Táo sẽ quay trở lại hạ giới để tiếp tục 1 năm cai quản của mình.

Việc tổ chức lễ cúng ông Táo và thả cá chép vàng là để tiễn ông Táo về chầu trời và mong muốn ông mang theo một số nguyện vọng của gia chủ thỉnh cầu lên để trên trời thần linh chứng giám, phù hộ, che chở cho gia chủ. 

Tục cúng ông Táo có ý nghĩa gì?

Không chỉ là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người Việt mà tục cúng ông Táo còn có rất nhiều ý nghĩa quan trọng khác. Vào ngày này gia chủ thường thịnh soạn một mâm cơm đầy đủ để thỉnh cầu tới ông Táo và tiễn ông Táo về trời. Đêm 30 ông Táo sẽ quay trở lại cùng gia đình đón năm mới. Theo quan niệm dân gian họ tin tưởng rằng Táo Quân sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi chuyện xảy ra dưới hạ giới trong năm vừa qua và những ý nguyện của gia chủ. Thông qua lời bẩm báo của Táo Quân Ngọc Hoàng sẽ soi xét những lời thỉnh cầu của gia chủ. 

Mâm cúng ông Táo

Mỗi năm vào dịp 23 tháng chạp là nhà nhà lại chuẩn bị một mâm cúng ông Táo vô cùng tươm tất.  Ngoài các lễ vật như đèn, nhanh, hoa quả thì còn có 1 mâm cỗ mặn để cúng. Và các lễ vật không thể thiếu được trong đó bao gồm:

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai, Bé Gái Miền Bắc Gồm Những Gì?

Mũ: Bạn cần có 3 chiếc mũ trong đó có 2 chiếc mũ của Táo ông và 1 chiếc mũ của Táo bà. Mũ của Táo Ông thì có 2 cánh chuồn, mũ của Táo Bà thì không có. Màu sắc của mũ được thay đổi hàng năm tùy theo ngũ hành của năm.

Cá chép: Cá chép là một lễ vật vô cùng quan trọng trong ngày lễ cúng ông Táo. Theo như truyền thuyết ông Táo sẽ cưỡi cá chép về chầu trời nên trong mâm cúng không thể thiếu cá chép. Sau khi cúng xong thì gia chủ sẽ phóng sinh cá chép ra các ao hồ để đưa ông Táo về trời. Việc phóng sinh cá chép trong ngày 23 tháng chạp còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc của con người và dân tộc Việt.

Thời điểm cúng ông Táo chuẩn nhất

Ngày 23 tháng chạp là ngày tiễn ông Táo về trời do đó thời điểm phù hợp nhất để cúng ông Táo là tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 bởi quan niệm. Cúng trước tối hôm đó hoặc cúng sáng sớm là để có đủ thời gian ông Táo nghe những lời tâm sự của gia chủ và kịp thời gian về chầu Ngọc Hoàng. Nếu gia chủ cúng muộn quá thì ông Táo sẽ không kịp về để chầu trời.

Và trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến lúc giao thừa gia chỉ sẽ lau dọn bàn thờ, chuẩn bị dọn dẹp, tỉa bớt chân hương để chờ ông Táo quay trở lại.

Chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng ông Táo

Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn với các lễ vật cúng khác nhau nhưng thông thường sẽ bao gồm:

  • Gạo 1 đĩa
  • Muối 1 đĩa
  • 1 con gà luộc nguyên con hoặc có thể thay thế bằng thịt lợn
  • Canh nấu 1 bát
  • 1 đĩa xào
  • Giờ, chả
  • 1 con cá chép 
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
  • 1 mâm ngũ quả
  • Chè
  • Rượu, thuốc
  • quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa 
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Chuẩn bị mâm cỗ chay cúng ông Táo

Ở một số nơi gia chủ lại có tục chuẩn bị các mâm cỗ chay để cúng ông Táo. Một mâm cỗ chay thường có các lễ vật sau:

  • Giò chay
  • Canh nấm
  • Nem chay 
  • Xôi chè chay

Lễ cúng ông Táo tại 3 miền

Tại miền Bắc

Lễ cúng ông Táo tại miền Bắc được diễn ra sớm hơn. Mọi người thường làm lễ cúng từ ngày 20 đến trưa ngày 23 tháng chạp. Mọi người có quan niệm làm lễ cúng sớm để ông Táo còn có thời gian chuẩn bị về chầu trời cho sớm. Lễ vật để cúng đưa ông Táo bao gồm vàng hương, cá chép, chè với mong muốn ông Táo báo cáo Ngọc Hoàng cho “ngọt”. Trên mâm cúng sẽ bao gồm mũ mã cho ông Táo, sau khi cúng xong sẽ đem hóa vàng và thả cá chép để ông Táo bay về trời.

Tìm Hiểu Thêm:  Bật Mí Công Thức Cách Làm Gà Bó Xôi Đơn Giản

Tại miền Trung

Người miền Trung thường làm lễ tiễn ông Táo vào ngày 23 tháng chạp vô cùng long trọng. Bàn thờ sẽ được lau dọn sạch sẽ. Sau khi thắp hương và làm lễ cúng xong thì người miền trung sẽ bỏ tượng ba ông Táo bằng đất nung ra khỏi bàn thờ và họ sẽ để vào các miếu, hay cây cổ thụ và đón 3 ông Táo mới lên. Ngoài ra, người miền trung còn có tập tục dựng cây nêu trước nhà hay sân khi làm lễ cúng ông Táo.

Tại miền Nam

Miền Nam cũng có tục chuẩn chuẩn mâm cỗ cúng ông Táo giống như ngoài miền Bắc tuy nhiên họ còn có thêm bộ “cò bay – ngựa chạy” được làm bằng giấy. Người miễn Nam khác người miền Bắc trong việc làm lễ đưa ông Táo là họ ông cúng bằng cá chép, không cúng và đốt mũ áo mà chỉ chuẩn bị một mâm hoa quả.

Và điều đặc biệt là người dân miền nam thì thường cúng ông Táo vào ban đêm khoảng từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng chạp.

Một số điều lưu ý khi cúng ông Táo

Trong bất kỳ tục thờ cúng nào cũng vậy chúng ta nên tuân thủ theo một số điều kiêng kỵ, đối với tục đưa ông Táo chúng ta cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

Thực hiện đúng thời gian

Lễ đưa ông Táo phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp hàng năm hoặc có thể cúng trước từ tối ngày 22 tháng chạp. Bởi nếu bạn cúng sau 12 giờ thì lúc đã ông Táo đã bay về trời để chầu Ngọc Hoàng.

Không nên cầu xin tiền tài

Ông Táo về trời là để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra dưới hạ giới trong năm vừa qua chính vì vậy gia chủ không nên cầu xin tiền tài, danh vọng sung túc mà chỉ mòng các Táo sẽ “nói ngọt” với Ngọc Hoàng.

Thả cá chép đúng cách

Một số bạn nghĩ rằng việc thả cá chép từ trên cao xuống là đúng tuy nhiên đây lại là sai và vi phạm một số điều tâm linh. Bạn nên ra mép ao, sông và nhẹ nhẹ thả cá chép xuống. Và bạn nên lưu ý cũng đừng xả rác, túi nilon xuống ao hồ nhé.

Sắm lễ vật đưa ông Táo ở đâu?

Lễ đưa ông Táo về trời là lễ nghi vô cùng quan trọng mà không một gia chủ nào bỏ qua trong ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên việc chuẩn bị một mâm lễ vật cúng ông Táo cũng khá kỳ cồn và nếu bạn không tìm hiểu kỹ thì có thể dẫn đến việc chuẩn bị bị thiếu hoặc không được tươm tất. Và nếu bạn cần một đơn vị hỗ trợ để tìm đặt mua mâm cúng lễ đưa ông Táo thì bạn có thể liên hệ ngay với . Những lý do bạn nên lựa chọn là đơn vị để đặt lễ vật là bởi:

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Thôi Nôi Nên Cúng Gà Hay Cúng Vịt Bạn Cần Biết

Đơn vị cung cấp lễ vật tốt nhất

Với mong muốn mang đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất cũng như chuẩn bị mọi lễ vật cúng xuất phát từ tâm của mình nên đảm bảo mang đến cho khách hàng các lễ vật có chất lượng tốt nhất. Mọi lễ vật được lựa chọn và cung cấp tới khách hàng đều đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng. Chính vì vậy khi đặt lễ vật của chúng tôi bạn hoàn toàn yên tâm nhé.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Không chỉ dừng lại ở chất lượng tốt nhất mà dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng. Bất cứ yêu cầu nào của khách hàng cũng được chúng tôi đáp ứng trong thời gian ngắn nhất. Mọi mong muốn, chia sẻ của khách hàng đều được chúng tôi tư vấn và đáp ứng.

Giá cả ưu đãi

còn đảm bảo mang đến cho khách hàng các dịch vụ, sản phẩm có mức giá tốt nhất, phu hợp nhất đối với nguyện vọng của khách hàng. Khi đến với chúng tôi bạn hoàn toàn yên tâm về mức giá.

>>Đặt mua mâm cúng ông Táo TẠI ĐÂY:

Một vài điều suy ngẫm về ngày lễ đưa ông Táo

Lễ đưa ông táo ngày 23 tháng chạp thực sự là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Ngày lễ này là một phần không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về, nó như dấu hiệu báo một cái Tết đã cận kề, đang gõ cửa từng nhà để rồi chúng ta tạm dần gác lại công việc thường nhật của năm cũ chuẩn bị mọi thứ cho năm mới. Thế nhưng tục cúng ông Táo ngày nay đã có một số biến thể mới. Một số gia chủ lại đi sắm xe hơi, quần áo, nhà lầu…..những lễ vật không đúng theo phong tục để thể hiện đẳng cấp, hay phô trương sự giàu sang của mình….

Những điều này không đúng với thuần phong mỹ tục, với văn hóa từ lâu đồi của người Việt và cũng là định hướng lệch lạc cho giới trẻ sau này về tục cúng đưa và rước ông Táo. Hay việc thả cá và xả rác cũng là một hệ lụy cho môi trường, chính vì vậy mà gần đầy rất nhiều khẩu hiệu giữ gìn vệ sinh, không xả túi nilon ngày 23 cũng đang được xã hội đề cao.

Duy trì tục cúng đưa và rước ông Táo là một trong những việc gìn giữ bản sắc dân tộc, văn hóa của người Việt mà giới trẻ chúng ta cần phải thực hiện. Và cho dù xã hội có phát triển thì tục lệ này cũng sẽ không bao giờ bị phai mờ.

Call Now Button