Hướng Dẫn Cách Làm Nhân Đậu Xanh Cực Chuẩn Cho Bánh Trung Thu

Cách sên nhân đậu xanh chắc chắn là mối bận tâm lớn của rất nhiều chị em vì nó được dùng cho nhiều loại bánh. Trong bài viết này, xin được chia sẻ đến bạn đọc cách sên nhân đậu xanh chuẩn nhất cho bánh trung thu.

Làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu có dễ không?

Trong thực tế, nhân đậu xanh là một trong những loại nhân có tính phổ biến cao cho các loại bánh tại Việt Nam vì đơn giản, dễ chuẩn bị nguyên liệu, dễ làm và đặc biệt là ngon. Thường thì nhân đậu xanh chỉ gồm một vài nguyên liệu chính như: Hạt đậu xanh đã bỏ vỏ, đường, nước, dầu ăn. Nếu cầu kỳ hơn có thể thêm bột mì và mạch nha.

Ngoài ra, đậu xanh cũng được đánh giá cao về tính dinh dưỡng, an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau. 

Nói sên dễ thì cũng là dễ. Thế nhưng để đạt đến độ chuẩn mực khi sên thì không phải ai cũng làm được. Cái khó nhất cho những ai lần đầu làm nhân đậu xanh có lẽ chính là ở cách xử lý nguyên liệu cùng những thao tác nấu, sên. Làm chín nhân không hề khó. Tuy nhiên làm nhân mềm, mịn, dẻo, thơm, khi ăn không có cảm giác khô hay gợn đậu thì lại là cả một vấn đề lớn. Thậm chí đối với những chị em đã có nhiều kinh nghiệm làm nhân đậu xanh cho bánh nướng, bánh dẻo hay các loại bánh truyền thống khác cũng không thể đảm bảo được kết quả của nhân đậu do làm theo cảm tính mà thiếu đi một vài nguyên tắc sên nhất định.

Nói như vậy cũng có nghĩa là làm nhân đậu xanh sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn nắm được một vài quy tắc, bí quyết khi sên, cũng chính là nội dung chia sẻ dưới đây của về cách làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu.

Chuẩn bị nguyên liệu sên nhân đậu xanh cho bánh trung thu

Nguyên liệu làm nhân rất quan trọng. Nếu chuẩn bị nhân không cân đối hay thiếu vị thì dù cho kỹ thuật của người nấu có tốt đến đâu cũng không thể chuẩn vị được.

Vậy thì nguyên liệu sên nhân đậu xanh cho bánh trung thu gồm những gì?

Tùy vào sở thích, điều kiện cũng như đặc trưng vùng miền, thêm nữa là áp dụng cho loại bánh nào mà nguyên liệu sên nhân đậu xanh bánh trung thu sẽ là khác nhau.

Tìm Hiểu Thêm:  Cách Đặt Gạch Móng Nhà Theo Phong Tục Của Người Việt Nam

Nguyên liệu chính/ tỷ lệ:

  • Đậu xanh: 200g (trọng lượng thực tế, tức là hạt đậu đã bỏ vỏ)
  • Đường: 80 – 100g tùy theo sự điều chỉnh độ ngọt phụ thuộc vào sở thích
  • Dầu ăn hoặc dầu dừa: 1 chai

Nguyên liệu phụ thêm:

  • Bột mì hoặc bột ngô: 10g
  • Nước lọc: 50ml 

Các bước tiến hành sên nhân đậu xanh làm bánh trung thu

Như đã nói ở trên, tùy thuộc vào việc nhân đậu áp dụng cho loại bánh nào mà nguyên liệu chuẩn bị để sên nhân sẽ ít nhiều có sự khác biệt. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cả 2 cách sên nhân: Cách sên truyền thống và cách sên hiện đại để bạn có thể lựa chọn cho phù hợp với từng loại bánh và sở thích của mình nhé.

Cách sên nhân đậu xanh đơn giản làm bánh trung thu truyền thống

Nguyên liệu gồm có: Đậu xanh, đường, dầu ăn hoặc dầu dừa đều được.

Thao tác sên nhân:

200g hạt đậu xanh đã bỏ vỏ đem ngâm trong nước lạnh khoảng 6 giờ đồng hồ (nên ngâm qua đêm để đảm bảo hạt đậu có đủ thời gian ngậm nước).

Sau khi ngâm đủ thời gian, vớt đậu ra rổ mau để khô nước (không cần khô quá). Đem hạt đậu đi luộc hoặc hấp chín.

Lưu ý nếu là luộc, bạn nên thường xuyên khuấy đều để hạt đậu mềm hơn và có được độ chín tới tốt nhất.

Sau khi hạt đậu chín, sử dụng máy xay, muỗng lớn hoặc vật dụng tán nhuyễn chuyên dụng tán nhuyễn hạt đậu. Trộn hỗn hợp này với một lượng đường tùy theo sở thích ăn ngọt, để đó khoảng 5 – 10 phút cho bột đậu ngấm.

Khi hỗn hợp bột đã ngấm đường, bắc một chảo lớn lên bếp, làm nóng và khô chảo, cho một lượng nhỏ dầu ăn hoặc dầu dừa vào, đun sôi dầu, đổ hỗn hợp bột đậu vào và liên tục khuấy. Lưu ý bột đậu rất dễ cháy, do đó để đảm bảo nhân sên có chất lượng tốt nhất bạn nên khuấy nhẹ và đều tay, thi thoảng sẽ thêm lượng nhỏ dầu vào nếu hỗn hợp quá khô. Và theo nhiều chuyên gia thì bạn nên chia nhỏ lượng dầu thành nhiều lần khác nhau để thêm vào bột khi sên thay vì cho rất nhiều trong lần đầu tiên. Làm như vậy bột sẽ đều và sánh hơn rất nhiều.

Khi bột đã sánh mịn, chín và thơm thì tắt bếp, để nguội.

Hoàn thiện làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu bằng cách chia nhỏ bột đã sên thành nhiều phần, nặn thành hình tròn để được nhân bánh như ý.

Cách sên nhân đậu xanh hiện đại cho 1 số loại bánh trung thu đặc thù

Nguyên liệu chính gồm có: Đậu xanh, đường, dầu ăn, bột mì (bột ngô hoặc bột mạch nha), nước lọc.

Thao tác sên nhân:

Tương tự như sên nhân truyền thống, sên nhân hiện đại cũng làm các thao tác sơ chế, ngâm hạt đậu, tán nhuyễn, ngâm đường. Đến khi bắc lên bếp, đổ 1 lượng nhỏ dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu sôi thì đổ hỗn hợp bột đậu đường vào. Do đường rất dễ bén, cho nên đậu khá dễ cháy do đó các bạn lưu ý phải khuấy đều tay và khuấy thường xuyên. Trong thời gian khuấy, thay vì dầu ăn thì bạn có thể bổ sung thành từng lần nhỏ hỗn hợp chất lỏng bột mì hoặc bột ngô (bột đem pha với nước để thành chất lỏng này), tiếp tục khuấy cho đến khi bột sánh lại. Những loại bột này rất an toàn và tốt cho sức khỏe nên cũng có thể áp dụng cho nhiều loại bánh khác nhau, nhưng được cho là phù hợp hơn với các loại bánh mang hơi hướng hiện đại.

Tìm Hiểu Thêm:  Hoa Cúng Về Nhà Mới Gồm Những Loại Nào?

Khi bột sánh mịn và thơm thì tắt bếp.

Hoàn thiện nhân: Nặn nhân bột thành những viên tròn nhỏ.

Tham khảo thêm:

Những lưu ý khi sên nhân đậu xanh làm bánh trung thu

Nguyên tắc có bản chất là lý thuyết. Mà giữa thực tế và lý thuyết không phải lúc nào cũng giống nhau. Do đó khi làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu, bên cạnh việc tuân thủ đúng các bước (cách thức) sên nhân thì bạn cũng nên nắm được những lưu ý thực tế khi làm nhân bánh.

Lưu ý thứ nhất: Về tỷ lệ các nguyên liệu

Tỷ lệ nguyên liệu rất quan trọng. Nếu phục vụ nhiều người ăn hơn, bạn có thể nâng tỷ lệ đồng thời của các nguyên liệu bên trên. Lưu ý nhất các tỷ lệ về nước, dầu ăn và đường.

  • Nếu tỷ lệ nước quá nhiều chênh lệch so với bột mạch nha chẳng hạn sẽ làm loãng bột khi sên, sên rất lâu sánh, thậm chí không sánh được
  • Dầu ăn nên chia tỷ lệ chung thành tỷ lệ nhỏ và dải thành nhiều lần khi sên, như vậy bột đậu sẽ sên sánh đều và mịn hơn, thơm hơn, lại tránh được tình trạng cháy hoặc gợn đậu
  • Nên cân đối tỷ lệ đường. Đường quá ít sẽ làm nhân đậu bị nhạt. Thế nhưng nếu đường quá nhiều sẽ làm bột dễ cháy. Do đó ngay cả khi bạn thích ăn ngọt thì cũng không nên quá tay về tỷ lệ đường nhé.

Lưu ý thứ 2: Về thời gian

Một trong những lưu ý không thể không kể đến là các khoảng thời gian khi làm nhân đậu.

  • Thời gian ngâm hạt đậu: Về mặt lý thuyết, thời gian ngâm hạt đậu hợp lý nhất được cho là khoảng 4 – 6 tiếng đồng hồ. Thế nhưng theo chúng tôi thì 4 tiếng sẽ không đủ cho hạt đậu ngậm nước, sẽ dẫn đến tình trạng hạt đậu bị sượng, sống hoặc không chín phần trong khi luộc. Do đó để đảm bảo nhất thì bạn nên ngâm khoảng 6 tiếng ban đêm
  • Thời gian đợi bột nghỉ khi trộn với đường: Đây cũng là thời gian rất quan trọng, nếu bạn vừa trộn nhiều đường vừa để quá lâu có thể khiến bột bị chảy ướt. Do đó, khoảng thời gian hợp lý nhất để cho hỗn hợp bột này nghỉ là khoảng 5 phút, tối đa là 10 phút
  • Thời gian sên: Thời gian sên là thời gian không cố định nhất. Thông thường người ta sẽ sên từ 20 – 30 phút. Thế nhưng lý thuyết này lại phải phù hợp với thực tế khi mà chất lượng bột của bạn đang thiên về tính ẩm hơn hay tính khô hơn. Do đó bạn cần cân nhắc để nâng lên hoặc hạ xuống thời gian sên tùy thuộc vào độ sánh bột đậu sên của bạn.
Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Giỗ Cần Những Món Gì?

Lưu ý thứ 3: Khi sên nhân

Sên nhân là thao tác quan trọng nhất, vừa cần đến kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sên.

Để sên được hiệu quả cao, bạn cần tập trung vào việc sên và không phối hợp làm việc khác vì hỗn hợp rất dễ cháy. Các thao tác trước đó có hoàn hảo trơn tru đến đâu mà sên nhân hỏng là thành công cốc.

Đặc biệt như đã nói thì nếu sên bột đậu muốn sánh đều, mịn, thơm thì bạn nên kỳ công hơn một chút, thay vì đổ dầu rất nhiều trong 1 lần đầu tiên thì bạn nên chia thành nhiều lần nhỏ. Kỹ thuật này cũng khắc phục tối đa tình trạng bột cháy, bột khô, quá già.

Lưu ý thứ tư: Bảo quản nhân đậu xanh làm bánh trung thu

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như thời gian dùng nhân bánh đậu xanh mà các bạn sẽ phải áp dụng các cách bảo quản khác nhau. Dưới đây là 3 hướng tiếp cận chính mà chúng tôi gợi ý để bạn có thể bảo quản nhân đậu xanh làm bánh trung thu tốt nhất:

  • Nếu nhân đậu được sử dụng ngay, bạn hoàn toàn có thể để nhân đậu đã sên ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ trong phòng bình thường)
  • Nếu nhân đậu xanh sử dụng trong ngày, bạn có thể bọc kín/ đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (nên để nhiệt ở mức số 2)
  • Nếu sử dụng lâu dài thì các bạn cần bảo quản nhân đậu xanh trong ngắn đá tủ lạnh bằng cách cho phần nhân đã sên vào hộp/ túi bọc kín lại. Tuy nhiên cái gì cũng có hạn sử dụng, và ngay cả khi bảo quản nhân đậu xanh trên ngắn đá cũng như vậy, chỉ nên bảo quản tối đa là 3 – 3,5 tháng vì khi để quá lâu nhân sẽ bị hỏng hoặc mất chất dinh dưỡng, kém thơm ngon. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến tổng thể chất lượng bánh.

Trên đây là những hướng dẫn, chia sẻ của về cách làm nhân đậu xanh cho bánh trung thu, mong rằng đã đem lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn sớm có được thành phẩm ưng ý cho mình nhé!

Call Now Button