Cách Phân Biệt Thổ Công – Thổ Địa – Thần Tài Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất

Hình tượng thổ công – thổ địa – thần tài khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Vậy 3 hình tượng này có điểm gì giống và khác nhau, cùng tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Thổ công – thổ địa – thần tài là ba vị thần khá quen thuộc với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết phân biệt được ba vị thần này cũng như cách cúng kiến họ như thế nào? Để giúp cho bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt được ba vị thần này chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin liên quan. Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về ba vị thần cai quản chuyện dân gian theo quan niệm tâm linh của người Việt. 

Cách phân biệt thổ công – thổ địa – thần tài mà bạn cần biết

Thổ công hay người ta còn gọi là ông Táo, đây là một trong những vị thần mà bất kỳ gia đình người Việt nào đều lập bàn thờ. Ông Táo là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình người Việt. Và hằng năm cứ vào ngày 23 tháng chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời. Bàn thờ của ông Táo sẽ bao gồm có hai ông và một bà. 

Thông thường việc thờ thổ công không có tượng như việc Thọ Thần Tài và Thổ Địa. Người ta sẽ lập bàn thờ ở bếp và thờ bài vị của ông Táo. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta có thể cúng các loại lễ vật khác nhau cho ông Táo. Nhưng hàng ngày, người trong gia đình cũng phải cúng và thắp hương cho ông Táo. Chỉ riêng có ngày 23 tháng chạp là gia đình phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm lễ để đưa tiễn ông Táo về trời. Để ông có thể trình tấu với Ngọc Hoàng về những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. 

Còn thần tài và thổ địa là hai vị thần cai quản đất đai và tài chính được rất nhiều người kinh doanh lựa chọn để thờ cúng. Nếu như thần tài là vị thần cai quản tài chính thổ địa là vị thần cai quản chuyện đất đai. Để cầu mong cơm no áo ấm người ta thường thực hiện những nghi lễ trong năm để cúng Thần Tài và Thổ Địa. Đặc biệt là những hoạt động nào của con người liên quan đến đất đai đều chuẩn bị lễ vật để cúng Thổ Địa. 

Tìm Hiểu Thêm:  Ai Là Người Cúng Thôi Nôi Cho Bé?

Thần Tài và Thổ Địa được vào chung tại bàn thờ và đặt sát dưới đất. Thần tài và thổ địa là hai vị thần được đúc tượng với gương mặt tươi cười rất dễ dàng nhận ra. Nếu như thần tài là tượng của một ông lão có hàm râu bạc phơ và tay cầm nén vàng. Thì Thổ Địa là tượng của một ông lão bụng phệ tay cầm quạt và miệng cười tươi. 

Nguồn gốc của ba vị thần thổ công – thổ địa – thần tài

Thông thường có rất nhiều giai thoại liên quan đến nguồn gốc của ba vị thần này. Một trong những nguồn gốc phổ biến nhất đó là xuất phát từ câu chuyện ông đầu rau. Tương truyền rằng có một người phụ nữ có chồng nhưng bị chồng đánh đập và đuổi đi. Nghĩ là chồng không còn thương mình nữa nên người phụ nữ này mới tái giá với một người đàn ông khác. 

Trong lúc vô tình người phụ nữ này gặp chồng của mình trong tình trạng đang ăn xin. Thấy thương tình người phụ nữ dẫn về nhà cho ăn uống đầy đủ. Trong lúc người chồng cũ đang ngủ say, người chồng mới trở về nhà. Sợ xin chuyện không hay nên người vợ đã giấu chồng cũ vào đống rơm. 

Người chồng mới trở về vô tình không biết đã đốt cháy đống rơm. Cảm thấy mình tội lỗi nên người vợ đã quyết định nhảy vào đống lửa để tạ tội. Người chồng mới thấy vậy cũng nhảy vào đống lửa cùng với vợ và chết theo. Cảm thương cho Tấm lòng thủy chung và sâu sắc của ba người nên Ngọc Hoàng quyết định phong cho ba người là ông đầu rau và cai quản chuyện dân gian. Người chồng đầu tiên được ngọc hoàng giao cho công việc trong coi đất đai. Người chồng thứ hai cai quản chuyện bếp núc và người vợ thì cai quản chuyện kinh doanh cũng như sinh sản. 

Còn nguồn gốc của thần tài cũng có rất nhiều giai thoại khác nhau. Nhưng đa phần những giai thoại đều xuất phát từ Trung Hoa bởi đây là một trong những tín ngưỡng lâu đời của họ. Tương truyền thần tài chính là Triệu Công Minh, một trong những người có tấm lòng hào hiệp và hay giúp đỡ người khác. 

Từ lúc ông còn là một người nghèo khó đã sẵn sàng chia sẻ cho những người xung quanh của mình. Sau này ông giàu có lên vẫn tiếp tục san sẻ và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Do đó để tưởng nhớ công ơn của ông người ta đã không ông làm thần tài và lập bàn thờ. 

Ý nghĩa của việc cúng thổ công – thổ địa – thần tài tại nhà? 

Người Việt chúng ta có tục lệ thờ cúng Thần Tài Thổ Địa và thổ công tại nhà. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời và đến nay nó vẫn còn mang đầy đủ ý nghĩa. 

  • Việc chúng ta thờ cúng ba vị thần này là để cầu mong công việc trong nhà trong cửa đều thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều điều may mắn. Cũng như cầu mong một cuộc sống ấm no hạnh phúc và giàu có về vật chất. 
  • Bên cạnh đó việc chúng ta thờ cúng cũng phần nào thể hiện được quan niệm tâm linh và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Cầu mong tất cả các thành viên trong gia đình có được sức khỏe cũng như như thuận hòa và vui vẻ với nhau. 
  • Việc thờ cúng ba vị thần này cũng là một trong những cách kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Giữ cho nét đẹp văn hóa này được lưu truyền cho thế hệ mai sau. Cũng như giáo dục chúng ta rằng muốn trở nên giàu có phải biết cho đi và san sẻ với người khác. Đây chính là một trong những bài học giáo dục sâu sắc trong việc thờ cúng Thần Tài Thổ Địa và Thổ công tại nhà. 
Tìm Hiểu Thêm:  Giới Thiệu Về Các Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề & Văn Khấn Cúng Tổ Nghề

Cúng thổ công – thổ địa – thần tài nên tổ chức vào ngày nào? 

Theo quan niệm dân gian và tín ngưỡng của người Việt Nam ba vị thần này đều có thể cúng vào mỗi ngày trong năm. Thông thường, hàng ngày chúng ta sẽ thắp hương lên bàn thờ của ba vị thần. Ngày rằm trong tháng có thể mua thêm bánh kẹo hoặc trái cây để cúng kiến. Tuy nhiên cũng có một số ngày lễ lớn trong năm là chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng kiến 3 vị thần này. 

  • Vào ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày đưa Ông Táo về trời chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm lễ cần thiết để đưa tiễn. 
  • Còn ngày mùng 10 tháng giêng là ngày vía Thần Tài cũng là ngày mà chúng ta nên chuẩn bị lễ vật cần thiết để cúng Thần Tài. 
  • Bên cạnh đó, gia chủ cúng Thổ Địa thông qua các hoạt động liên quan đến đất đai như xây dựng nhà ở chuyển nhà hoặc là sửa chữa nhà. 

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng cho ông Táo vào ngày 23 tháng chạp

Ngày 23 tháng chạp là ngày mà các gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm lễ để đưa ông Táo về trời. Nếu như bạn vẫn chưa biết cách chuẩn bị mâm lễ như thế nào là đầy đủ có thể tham khảo gợi ý dưới đây. 

  • Thịt heo luộc
  • Gà luộc 
  • Đĩa rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng hoặc cá lóc nướng
  • Trái cây
  • Trà
  • Rượu
  • Cau trầu

Cách chuẩn bị mâm cúng cho thần tài vào ngày vía Thần Tài 

Một trong những sự kiện quan trọng trong năm mà nhiều gia đình thường chuẩn bị đầy đủ lễ vật để tổ chức đó là ngày vía Thần Tài. Ngày này mục đích tổ chức là để cầu mong nhiều điều may mắn về vấn đề tài chính. Dưới đây là mâm cúng cơ bản mà gia chủ có thể tham khảo khi cúng Thần Tài. 

  • Nến
  • Hương thắp
  • 3 cốc nước
  • 3 cốc rượu
  • Gạo 
  • Tiền vàng mã
  • Muối hạt sạch
  • Thuốc lá
  • Bộ tam sên
  • Hoa tươi
  • Tiền lẻ
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • Trầu cau 
  • Xôi đậu xanh
  • Cá lóc nướng 
Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Thôi Nôi Nên Cúng Gà Hay Cúng Vịt Bạn Cần Biết

Cách chuẩn bị mâm cúng cho thổ địa liên quan đến các hoạt động động thổ, cất nóc, đào móng…

Bên cạnh đó các hoạt động liên quan đến việc động phạm đến đất đai đều thực hiện nghi lễ cúng Thổ Địa. Nếu như bạn vẫn chưa biết cách chuẩn bị lễ vật cho việc cúng Thổ Địa có thể tham khảo mâm cúng cơ bản sau đây. Đây là mong cũng mẫu được thiết kế giúp cho bạn có thể dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị. 

  • Một con gà
  • Một đĩa muối
  • Một bát gạo
  • Một bát nước
  • Năm cái oản đỏ
  • Năm lễ vàng tiền
  • Một đĩa muối gạo
  • Một đinh vàng hoa
  • Nửa lít rượu trắng
  • Bao thuốc
  • Lạng chè
  • Lọ hoa
  • Một đĩa xôi 
  • Ba hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước
  • Trầu cau đã têm
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Một bộ tam sên 
  • Ngũ quả

Để tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị mâm cúng thần tài thổ địa thổ công nhiều gia đình sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng. Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng là giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chuẩn bị. Đặc biệt là giúp cho chúng ta có thể tránh được sự thiếu sót khi chuẩn bị lễ vật để cúng kiến. 

Tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng nên liên hệ với đơn vị cung cấp uy tín. Để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả của gói dịch vụ đặt mâm cúng mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. 

Nên đặt mâm cúng Thần tài thổ địa thổ công ở đâu là tốt nhất? 

Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng Thần tài thổ địa thổ công. khẳng định uy tín qua nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp gói dịch vụ đặt mâm cúng. Cam kết chất lượng và giá cả của gói dịch vụ đặt mâm cúng Thần tài thổ địa thổ công sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. 

Đến với chúng tôi quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn tận tình để lựa chọn được gói dịch vụ đặt mâm cúng phù hợp. Bên cạnh đó chúng tôi còn hỗ trợ giao lễ vật đến tận nơi cho khách hàng và hỗ trợ nghi lễ cúng kiến. Để giúp cho quý khách hàng có thể thực hiện được những nghi lễ cúng khiến theo truyền thống của người Việt Nam tốt nhất. 

Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng gói dịch vụ đặt mâm cúng Thần tài thổ địa thổ công vui lòng nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi. Đội ngũ nhân viên sẽ hỗ trợ tận tình giúp cho quý khách hàng có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp. 

Call Now Button