Cách Cúng Cô Hồn Đúng Chuẩn Tâm Linh

Tìm Hiểu Cách Cúng Cô Hồn Đúng Chuẩn Tâm Linh

Cách cúng cô hồn đúng theo tâm linh Việt cũng như việc chuẩn bị mâm cúng cô hồn chuẩn lễ vật được nhiều người trẻ quan tâm bởi đây là một trong những ngày lễ quan trọng. Lễ cúng cô hồn mang nhiều ý nghĩa tốt nên ít ai bỏ qua.

Cách cúng cô hồn đúng được thực hiện ra sao? Tại sao cần phải cúng cô hồn? Một mâm lễ vật cúng cô hồn đầy đủ bao gồm những gì?Một nghi lễ cúng cô hồn nói riêng hay bất kì lễ cúng kiến nói chung đều cần phải được chuẩn bị chu đáo, thực hiện một cách thành kính. Bởi lẽ không ai vui mừng hơn gia chủ khi buổi cúng kính được gia tiên, những vong hồn đã khuất chứng nhận sự thành tâm của mình. Bài viết này, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các nghi thức cần thực hiện trong buổi lễ cúng cô hồn nhé!

Một Số Bài Cúng Tâm Linh Và Bài Văn Khấn Cúng Cô Hồn Chuẩn

Các Mâm Cúng Cô Hồn Và Chuẩn Bị Lễ Vật Trong Mâm Cúng Cô Hồn Chuẩn

Lý Do Nên Thực Hiện Lễ Cúng Cô Hồn

Cúng cô hồn được xem như là một nghi lễ từ bi bác ái, phân chia chia sẻ sự cô đơn, bất hạnh của những chúng sanh không may mắn, lang thang không nơi nương tựa, vất vưởng lan bạt, không được người thân chăm lo, cúng kính. Chính vì thế nên thường xuyên chịu đói, chịu khát. Tất cả những điều này khiến cho linh hồn của họ không được siêu thoát một cách thanh thản.

Đã từ rất lâu, ông bà ta luôn duy trì việc cúng cô hồn hàng tháng, đây không phải là một nghi lễ mang tính mê tín dị đoan như bao nhiêu người đã lầm tưởng. Bởi cúng cô hồn ngày nay đã được các nhà Ngoại Cảm trên thế giới và kể cả ở Việt Nam chứng minh việc có tồn tại thế giới của người đã khuất. Ở thế giới ấy, linh hồn người chết vẫn mang những cảm xúc và sự rung động như những người đang sống ở thế giới thực tại.

Câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc là có nên cúng cô hồn hàng tháng hay không? Thường thì lễ cúng cô hồn được diễn ra đông đúc nhất vào tháng 7 m lịch hàng năm bời vì đây chính là thời điểm những linh hồn được mở cửa âm dương. Còn với phong tục cúng cô hồn hàng tháng thì thường được diễn ra ở cửa hàng, doanh nghiệp, những người đang làm công việc buôn bán, kinh doanh với ý nghĩa cầu cho công việc làm ăn thuận lợi, không bị các linh hồn quấy phá.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Đầy Cữ Là Gì? Chuẩn Bị Mâm Cúng Đầy Cử Cho Bé Đầy Đủ Lễ Vật

Lễ Cúng Cô Hồn Có Thể Thực Hiện Vào Thời Điểm Nào?

Buổi cúng cô hồn thường sẽ được diễn ra khá nhiều lần trong năm và thường được tổ chức vào những ngày mùng 2 và 16 của mỗi tháng. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng duy trì lễ cúng cô hồn vào những ngày này mỗi tháng, thường thì những người kinh doanh thực hiện nghi lễ cúng cô hồn với mong muốn đem đến điều tốt đẹp cho công việc kinh doanh.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là dịp cúng cô hồn lớn nhất bởi không chỉ các doanh nghiệp nhỏ lẻ, mà phần lớn gia đình Việt Nam đều tham gia tổ chức lễ cúng cô hồn.
Lễ cúng cô hồn có thể được tổ chức vào nhiều thời điểm khác nhau tùy điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nghi lễ cúng này thường được tổ chức vào buổi chiều tối, bởi theo quan niệm từ xa xưa người ta cho rằng ban ngày có nhiều ánh sáng mạnh sẽ khiến những linh hồn trở nên yếu, khó có thể tiếp cận những món lễ vật cúng của các gia đình.

Cách cúng cô hồn đúng chuẩn tâm linh của người phương Đông

Theo kinh nghiệm của cha ông đi trước truyền lại thì sau khi lễ cúng cô hồn kết thúc mà gia chủ không biết cách mời linh hồn của họ đi nơi khác thì những linh hồn đó sẽ luẩn quẩn xung quanh nhà và phá rối, quấy nhiễu đời sống của gia đình đó. Chính vì vậy việc sau khi cúng cô hồn xong việc thực hiện nghi thức mời cô hồn đi là rất cần thiết.
Nghi thức này rất đơn giản. Người chủ trì buổi lễ chỉ cần thực hiện thao tác rải muối, gạo ra sân, ra đường và đốt các loại giấy tiền vàng mã vừa cúng xong.

Các bước thực hiện lễ cúng cô hồn:

Cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và ngày 16 thường được diễn ra tại các cơ sở kinh doanh, những người làm ăn buôn bán mong cầu sự đông đúc, thuận lợi cho công việc làm ăn. Đồng thời cũng là nghi lễ giúp tiễn cô hồn đang quấy nhiễu tại đó đi nơi khác.

  • Bước 1: Vào thời điểm trước Rằm hàng tháng, gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm lễ vật cúng cô hồn. Nghi thức thực hiện cũng tương tự như cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7 chỉ có phần lễ vật cúng cô hồn tháng 7 có phần phức tạp hơn.
  • Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng đã được đề cập, bạn tiến hành sắp xếp bàn cúng và bài văn cầu khấn cúng cô hồn. Cần phải ăn mặc chỉnh tề, tóc tai gọn gàng trước khi bắt tay vào làm lễ. Lễ cúng cô hồn nên được tổ chức ngoài sân, có thể tổ chức trước cửa ra vào, tuyệt đối không tổ chức trong nhà.
  • Bước 3: Đọc bài văn cầu khấn một cách tình tâm và đọc chuẩn xác. Trong bài văn cầu khấn cần đọc rõ tên, địa chỉ của gia chủ. Bài văn cầu khấn cúng cô hồn bạn có thể tìm thấy ở trên mạng xã hội.
  • Bước 4: Sau khi hoàn tất các thủ tục cúng kiến, đợi khi hương tàn bạn tiến hành rắc gạo, rắc muối xung quanh nhà, đốt giấy tiền vãng mã để tiễn cô hồn.
Tìm Hiểu Thêm:  Làm Đầy Tháng Bé Gái Như Thế Nào Là Tốt Nhất

Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng cô hồn là gì?

Như đã đề cập ở trên, cúng cô hồn thường được tổ chức vào ngày mùng 2, ngày 16 hàng tháng và đặc biệt là ngày Rằm tháng 7. Sẽ có hai mâm cúng khác nhau bởi ngày Rằm tháng 7 là ngày mà hầu như các gia đình đều tổ chức cúng kiến.

  • Đối với mâm lễ vật cúng cô hồn ngày mùng 2 và ngày 16: Bạn cần chuẩn giấy áo, tiền vàng mã, tiền mặt có mệnh giá nhỏ, tiền lẻ; 1 bình hoa tươi; đĩa trái cây (chuẩn bị đầy đủ 5 màu sắc càng tốt); bỏng ngô, bánh, kẹo, một vài loại củ, khoai, sắn luộc; đĩa muối, đĩa gạo, chè đậu, cháo trắng, đường thẻ, mía, 3 chén nước nhỏ, 3 nén hương, 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.
  • Đối với cúng cô hồn ngày Rằm tháng 7, mâm lễ vật cúng cầu kỳ hơn gồm: Bên cạnh giấy áo, tiền vàng mã; tiền mặt với mệnh giá nhỏ nhất, bình hoa tươi cũng trầu cau, đĩa trái cây ngũ quả, các loại củ khoai, sắn luộc, 12 chén cháo trắng nhỏ nấu loãng, chè đậu, xôi, bỏng ngô, kẹo, 5 chiếc bát, 5 đôi đũa, 3 ly nước, 12 cục đường thẻ, mía cắt khúc tầm 10cm -15cm, nhang, nến, bạn có thể chuẩn bị thêm heo quay, rượu trắng.

Chú ý nên hạn chế chuẩn bị gà, đồ mặn quá nhiều trong mâm lễ vật cúng cô hồn. Khi sắp xếp tiền vàng lên mâm bạn nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng bạn thắp từ 3 đến 7 cây nhang. Lễ cúng cô hồn nên được tổ chức ngoài trời.

Một trong những quan niệm dân gian rằng những linh hồn lang thang luôn bị đày đọa hay gặp phải tình cảnh đói khát. Việc mang trong mình một thực quản nhỏ hẹp khiến quá trình tiếp nhận thức ăn trở nên khó khăn là một trong những hình phạt mà các linh hồn phải chịu. Thế nên khi diễn ra lễ cúng cô hồn, cháo trắng loãng là món lễ vật không thể thiếu. Còn muối và gạo được dùng để rải sau khi cúng xong điều này có nghĩa là tiễn cô hồn đi.

Đồ cúng cô hồn có ăn được không ?

Thực chất lễ cúng cô hồn không phải là một nghi lễ ép buộc. Tất cả đều dựa trên sự thành tâm và tấm lòng của bạn. Vì mục đích của lễ cô hồn chính là cho đi, ban phát cho những linh hồn vất vưởng chút phước lành nên việc người trong gia đình không dùng lại lễ vật cúng là điều nên làm một cách tuyệt đối. Ngoài ra, việc mang lễ vật cúng vào nhà có thể vô tình mang theo linh hồn oan khuất dẫn đến những việc không may mắn.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Tổ Nghề Mộc Có Gì Bạn Biết Chưa?

Lễ cúng cô hồn có nhiều điểm cần lưu ý

Song song với các bước tiến hành nghi lễ cúng cô hồn bạn cũng cần chú ý đến một vài điểm được cho là không nên thực hiện trong quá trình cúng. Đó chính là:
Khi tổ chức cúng cô hồn vào các ngày như mùng 2 và ngày 16, ngày Rằm tháng 7 bạn tuyệt đối không được cúng trong nhà. Bởi việc này sẽ có thể vô tình rước vong vào nhà quấy phá cuộc sống của gia chủ.
Những người trong nhà tuyệt đối không sử dụng hay giữ đồ cúng từ chính mâm lễ vật mà gia đình đã chuẩn bị bởi vì có thể sẽ rước linh hồn lang bạt vào nhà. Bạn có thể sử dụng đồ cúng này để cho những người vô gia cư hoặc những người nghèo khổ.

Sau mỗi buổi lễ cúng cô hồn thường sẽ có lễ giật đồ ăn. Đây là một nét đặc trưng có trong các buổi cúng cô hồn. Thường thì ngày rằm tháng 7 sẽ có nhiều trẻ em tham gia lễ giật đồ cúng nhiều hơn so với ngày mùng 2 và ngày 16.
Khi tiến hành nghi thức tiễn cô hồn, tốt nhất bạn nên rắc muối, gạo ở chỗ ngã 3 đường.
Lễ cúng cô hồn là một trong những nghi lễ tuy không phải bắt buộc nhưng cũng nên thực hiện ít nhất một lần trong năm. Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn là ban phát phước lành nhưng đồng thời bạn và gia đình cũng sẽ nhận được sự may mắn, bình an, không chịu sự quấy phá của những linh hồn vất vưởng xung quanh, khởi đầu cho những ngày mới tốt đẹp hơn.

Dịch vụ cung cấp đồ cúng trong lễ cúng cô hồn uy tín nhất hiện nay

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp mâm lễ vật cho nhiều gia đình, công ty, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các đơn vị trên có được lễ cúng hoàn chỉnh. luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, mỗi mâm cỗ đều được chúng tôi chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất.
Các nguyên liệu được sử dụng cho quá trình chế biến mâm cỗ đều là loại tươi mới. Chỉ dùng để sơ chế và nấu ngay trong ngày, tuyệt đối không dùng đồ cũ, ôi thiu để làm lễ vật cho khách.

Sau khi trao đổi kỹ với khách hàng về mong muốn cho từng mâm lễ. Các đầu bếp của sẽ tiến hành chế biến mâm cỗ theo đúng yêu cầu. Sau đó chúng tôi sẽ hỗ trợ giao đến đúng địa điểm, đúng ngày, giờ đã hẹn trước với quý khách. Nhằm giúp các gia đình có lễ cúng về nhà mới đúng nghi thức và nhất là không để lỡ mất giờ đẹp của gia đình.
Mong rằng với những chia sẻ về cách cúng cô hồn đúng, cũng như đơn vị cung cấp các mâm cỗ chất lượng ở trên đã giúp bạn đọc hiểu được cần phải thực hiện những gì. Chúc cho lễ cúng về nhà mới của nhiều gia đình được diễn ra thuận lợi.

Call Now Button