Cúng Đầy Cữ Là Gì? Chuẩn Bị Mâm Cúng Đầy Cử Cho Bé Đầy Đủ Lễ Vật

Mâm cúng đầy cữ được tổ chức khi bé gái được 9 ngày tuổi và bé trai được 7 ngày tuổi. Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu mâm cúng đầy cữ là gì, gồm những lễ vật gì nhé.

Mâm cúng đầy cữ là gì? Tại sao phải cúng đầy cử cho bé?

Mâm cúng đầy cữ là mâm cúng để tạ ơn 12 bà Mụ (hay còn được biết đến là mẹ Sinh, mẹ Sanh). Theo quan niệm dân gian, 12 bà Mụ có công rất lớn trong việc tạo nên hình hài đứa trẻ, giúp đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn.  Tại sao lại có 12 bà Mụ? Con số 12 được giải thích rằng bởi mỗi bà Mụ sẽ chịu trách nhiệm cho việc “nặn” lên một phần cơ thể con người như có bà nặn tại, có bà nặn mắt, có bà nặn tứ chi, lại có bà Mụ dạy trẻ cười, nói. Một số vùng thì quan niệm 12 bà Mụ thay phiên nhau cai quản việc thai sản trong 12 tháng trong năm, đỡ đần, che chở để mẹ tròn con vuông.  Nếu các bậc cha mẹ muốn hiểu biết sâu hơn về 12 bà Mụ (mẹ Sanh) để có thể thể hiện được lòng thành của mình một cách tốt nhất thì dưới đây là tên của 12 bà Mụ:
  • Mụ bà Cao Tứ Nương chịu trách nhiệm trông coi việc ở cữ (dưỡng sanh) của các bà mẹ.
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương chịu trách nhiệm trông coi việc giữ trẻ (bảo tử) đảm bảo trẻ được an toàn, ngoan ngoãn.
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương chịu trách nhiệm trông coi việc thụ thai (thủ thai) để tạo ra những đứa trẻ.
  • Mụ bà Trần Tứ Nương trông coi việc sanh đẻ (chú sanh), bảo đảm mẹ tròn con vuông trong khi sinh nở.
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương chịu trách nhiệm trông coi việc thai nghén (chú thai)của các bà mẹ.
  • Mụ bà Lý Đại Nương trông coi việc chuyển dạ (chuyển sanh), thời điểm các bà mẹ chuẩn bị sinh em bé.
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương chịu trách nhiệm trông coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
  • Mụ bà Hứa Đại Nương chịu trách nhiệm trông coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương chịu trách nhiệm trông coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương chịu trách nhiệm trông coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
  • Mụ bà Lưu Thất Nương trông coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương chịu trách nhiệm trông coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).
Vậy thời điểm nào để tổ chức cúng cữ cho con? Theo quan niệm dân gian, mâm cúng đầy cữ thường được tổ chức ngay sau 7 ngày kể. Từ ngày trẻ được ra đời (đối với bé trai) và sau 9 ngày (đối với bé gái). Các bậc phụ huynh cần lưu ý thời điểm này để chọn ngày tổ chức cúng đầy cữ cho bé nhà mình sao cho đúng. 

Ý nghĩa của mâm cúng đầy cữ

Ý nghĩa của mâm cúng đầy cữ bên cạnh việc như một lời tạ ơn đến bà Mụ đã cho bé được sinh ra khỏe mạnh. Thì còn là để cầu mong bé sớm cứng cáp, sớm biết lật, biết bò, biết đi. Đồng thời, mâm cúng đầy cữ cũng là lời báo cáo của gia chủ. Với tổ tiên về sự góp mặt của thành viên mới trong gia đình.  Đối với các bậc làm cha, làm mẹ, được chứng kiến con mình sinh ra mạnh khỏe, bình an, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất. Thời gian đầy cữ không chỉ là dịp để đánh dấu thời gian đầu đời của con bắt đầu tiếp xúc, làm quen với thế giới mới. Mà còn là niềm mong mỏi của cha mẹ được thấy con phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn trong những tháng ngày về sau. Lễ cúng đầy cữ chính là nghi lễ đầu tiên trong cuộc đời của bé, sau đó là cúng đầu tháng, cúng thôi nôi và nhiều nghi lễ quan trọng khác. 

Cần chuẩn bị những gì trong mâm cúng đầy cữ cho bé trai?

Các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng đầy cữ cho bé trai và bé gái có nét khác biệt. Nếu bé là bé trai thì các bậc phụ huynh cần sắm sửa những thức đồ sau đây:
  • Một bình hoa tươi 
  • Một đĩa hoa quả bao gồm 5 loại quả khác nhau, nên chọn những quả có màu sắc rực rỡ
  • Nhang để thắp
  • Đèn tealight
  • Gạo
  • Muối
  • Trà
  • Rượu
  • Nước
  • Giấy cúng, sớ cúng
  • Những thứ sau đây mỗi thứ 7 phần: trầu cau, xôi gấc, chè đậu trắng, tôm luộc (hoặc cua bể, cua thường đều được), trứng luộc, đũa muỗng, ly (chén).
  • Gà luộc chéo cánh

Cần chuẩn bị những gì trong mâm cúng đầy cữ cho bé gái?

Đối với bé gái, mâm cúng đầy cữ sẽ bao gồm những đồ vật sau đây mà các bậc phụ huynh cần chuẩn bị:
  • Đĩa ngũ quả màu sắc tươi tắn
  • Một bình hoa tươi
  • Trầu têm cánh phượng
  • Trà, nước, rượu, gạo, muối, nhang, đèn
  • 9 quả trứng gà luộc và chín con tôm luộc (hoặc cua bể, nếu không có cua bể có thể thay thế bằng cua thường, tuy nhiên tuyệt đối không được trộn lẫn cua bể và cua thường mỗi loại vài con)

Mâm cúng đầy cữ chay cho bé trai, bé gái cần chuẩn bị những gì?

Bên cạnh việc lựa chọn bày mâm cúng cỗ có thịt gà luộc, tôm, trứng thì nhiều gia đình chọn bày mâm cúng chay cho 12 bà Mụ và 3 đức Ông. Những gia đình cúng đầy cữ chay cho bé cần chuẩn bị những thức đồ sau đây:

Đồ vật cần chuẩn bị trên mâm cúng 3 đức Ông

  • Nến, trà
  • Gạo tẻ
  • Vàng mã các loại
  • Trầu cau
  • Hương thắp
  • Muối hạt sạch
  • 1 tô chè lớn và 3 tô chè nhỏ
  • 1 tô cháo lớn và 3 tô cháo nhỏ
  • 1 đĩa xôi lớn và 3 đĩa xôi nhỏ
  • 1 đĩa hoa quả đủ 5 loại quả nhiều màu sắc rực rỡ

Các đồ vật cần chuẩn bị trong mâm cúng 12 bà Mụ

  • Nến
  • Gạo tẻ
  • Vàng mã
  • Hương thắp
  • Muối hạt sạch
  • 12 chén cháo
  • 3 cốc trà nhỏ
  • 1 đôi đũa hoa (đũa hoa là loại đũa bà Chúa hay dùng. Bà Chúa là người đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành một đứa trẻ. Dùng đũa hoa thể hiện sự tôn trọng với bà Chúa cũng như với các bà Mụ)
  • 12 cốc nước nhỏ
  • 12 chén chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 đĩa bánh hỏi
  • 12 đĩa bánh cho trẻ em 
  • Trầu têm cánh phượng
  • 1 đĩa hoa quả đủ 5 loại quả khác nhau với màu sắc rực rỡ

Cách bày biện mâm lễ cúng cữ cho bé

Mâm lễ cúng cữ càng được bày biện đẹp mắt thì càng thể hiện lòng thành của gia chủ. Với mong muốn các bà Mụ phù hộ cho con cái mình. Vì vậy, biết cách bày biện mâm lễ cúng cữ cho bé đúng chuẩn, đẹp mắt. Là vô cùng quan trọng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng nên biết.  Trước tiên, cần bày biện mâm cúng theo quy tắc “đông bình tây quả” tức là phía đông đặt bình hoa còn phía tây thì đặt đĩa quả. Các món đồ cúng còn lại được bày biện xung quanh sao cho hài hòa, cân đối. Các đồ cúng cho bé cần được xếp trên hai bàn, một bàn to và một bàn nhỏ. Một bàn to và cao hơn để cúng 12 bà Mụ và một bàn nhỏ thấp hơn để cúng 3 Đức ông.  Nếu gia chủ sử dụng bàn tròn đề bày mâm cúng thì các món như trầu cau, tiền giấy, gà luộc sẽ được đặt ở chính giữa. Còn các món đồ khác như xôi, chè thì được bày xung quanh. Nếu gia chủ sử dụng bàn dài để bày mâm cúng. Thì các món sẽ được xếp thành hàng dọc ngay ngắn. Nhìn chung, gia chủ cần sắp xếp mâm cúng đẹp mắt, Thì mới giúp lễ cúng diễn ra tốt đẹp, mang lại nhiều may mắn cho bé.

Nghi thức cúng đầy cữ cho bé như thế nào?

Sau khi đã chuẩn bị tươm tất các món đồ trên đây cho bé trai (hoặc bé gái) nhà mình, ông bà, bố mẹ cần thực hiện nghi thức cúng đầy cữ theo trình tự sau đây:
  • Bước 1: Bày biện các món đồ đã mua sắm lên trên bàn cúng sao cho ngay ngắn, đẹp mắt, đúng quy tắc.
  • Bước 2: Ông bà, bố mẹ, người đại diện cho gia đình sẽ thắp hương lên, sau đó chắp tay trước ngực và bắt đầu đọc bài văn khấn. Bài văn khấn của từng vùng miền sẽ có nội dung khác nhau tuy nhiên nội dung đều xoay quanh lòng thành của gia đình mong muốn các bà Mụ che chở, phù hộ cho bé. 
  • Người khấn có thể học thuộc lòng hoặc ghi chép ra giấy để tiện đọc trong quá trình khấn. Khi khấn cần chú ý đọc to, rõ ràng, rành mạch. 
  • Bước 3: Sau khi khấn xong, người khấn cần vái 3 lạy, đợi hết 3 tuần hương thì lễ tạ.
  • Bước 4: Sau khi hương cháy hết, gia chủ hóa vàng và thụ hưởng lễ vật.

Cần lưu ý gì khi cúng đầy cữ cho con?

Nhiều người cho rằng không cần thực hiện cúng đầy cữ cho con mà chỉ cần thực hiện cúng đầy tháng và cúng thôi nôi. Có nhiều ý kiến cũng đồng tình với quan điểm này. Vì cho rằng thời điểm này người mẹ mới sinh em bé xong sức khỏe. Chưa được hồi phục hẳn, lại thêm phải ở cữ trong nhà. Em bé cũng chưa cứng cáp nên việc thắp nhang, hương khói ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến bé. Hơn nữa, nhiều gia đình tổ chức cúng cữ cho con nhưng tổ chức rất linh đình, mời nhiều họ hàng, người thân đến chơi. Nhiều người đến chơi muốn bế ẵm và nhìn em bé mới sinh là điều không thực sự tốt bởi thời điểm này em bé còn rất yếu và không nên được bế ẵm quá nhiều. Chính vì vậy, khi cúng cữ cho bé, các bậc phụ huynh lưu ý nên tổ chức trong gia đình, hạn chế mời quá nhiều người. Quan trong là việc chuẩn bị mâm cúng cữ tươm tất, chu đáo, cùng với lòng thành để mong bà Mụ sẽ chứng giám cho gia chủ.  Khi cúng đầy cữ, phụ huynh nên xem ngày giờ đẹp để tổ chức, nhằm mang đến những điều tốt đẹp nhất cho bé. Tránh việc tổ chức tùy tiện, cúng vào giờ xấu mà ảnh hưởng đến bé và cả gia đình. Nên chuẩn bị đồ cúng đầy đủ, tươm tất, không nên thiếu đồ cúng hay số lượng các món để tránh bị các bà Mụ quở trách. Gia chủ nên thành tâm khấn vái, thể hiện lòng thành cầu mong những điều tốt đẹp. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu được mâm cúng đầy cữ là gì và những đồ lễ cần chuẩn bị. Chúc các gia đình sẽ có buổi cúng đầy cữ cho con diễn ra suôn sẻ. Quý phụ huynh có thể tham khảo đồ cúng đầy cữ cho con trên trang để sắm sửa đồ cúng chu đáo nhất nhé. 

Tìm Hiểu Thêm:  Cách Làm Đèn Trung Thu Ngôi Sao Truyền Thống Chơi Tết Trung Thu
Call Now Button