Tết Trung Thu Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa, Mâm Lễ Vật

Tìm Hiểu Tết Trung Thu Là Gì, Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa, Mâm Lễ Vật

Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu có gì giống và khác nhau? Xem Ngay chỉa sẻ qua bài viết sau, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hai ngày Tết này trong văn hóa người Việt.
Ngoài Tết Nguyên Đán thì người Việt còn có tục đón Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu. Rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc không biết liệu Trung Thu và Nguyên Tiêu có gì giống và khác nhau? Khi tổ chức lễ đón Tết này sẽ này có điều gì đặc biệt? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ngay dưới đây để biết thêm chi tiết.

Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung Thu

Tết Trung Thu đã có từ rất xa xưa. Thậm chí, không một người Việt nào có thể biết chính xác thời điểm xuất hiện đầu tiên của ngày Tết này là vào lúc nào. Việc đón Tết Trung Thu từ lâu được xem như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Việt.
Theo nhiều câu chuyện cổ tích hay điển cố kể lại; ngày Tết này xuất phát từ những câu chuyện nhân văn về chú Cuội vì giữ cây đa có khả năng “cải tử hoàn sinh” để cứu người mà bị cây đa kéo lên trời xanh. Đó cũng là câu chuyện về tiên nữ Hằng Nga vì thương dân chúng bị đọa đày bởi vị vua tàn độc mà tự ý hạ phàm để giết vua, trừ hại cho dân. Hay Trung Thu cũng được cho là bắt nguồn từ câu chuyện của vị vua Trung Quốc sau một lần được dạo chơi tiên cảnh mà lưu luyến không nguôi. Khi trở về dân gian đã ra lệnh cho dân chúng tổ chức lễ hội như trên tiên giới vào ngày rằm tháng Tám hằng năm.

Dù Tết Trung Thu có nguồn gốc xuất phát từ đâu thì ý nghĩa của ngày Tết này vẫn là nhằm hướng đến sự bình yên. Ngày này là lúc con cháu thể hiện sự hiếu kính với cha mẹ, ông bà. Ngoài ra, với đặc điểm là đất nước có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước; ngày này cũng được xem là lúc để nghỉ ngơi sau 1 mùa vụ mệt mỏi. Đồng thời, ngày Tết này cũng là lúc cầu chúc cho cuộc sống bình yên, vui vẻ. Hiện nay, Trung Thu ở Việt Nam còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: Mâm Cổ Cúng Rằm, Tết Đoàn viên, Tết trông trăng; Tết Thiếu nhi…

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Tất Niên Ngoài Trời Và Đôi Điều Bạn Nên Biết

Tìm Hiểu Thêm Các Mâm Cúng Rất Được Nhiều Người Quan Tâm

Tết Trung Thu nên có những lễ vật như thế nào?

Người Việt rất quan tâm đến ngày Tết Trung Thu. Đặc biệt là việc chuẩn bị lễ vật. Do ngày Tết này diễn ra vào ngày rằm. Đây được xem là ngày mà người thân đã khuất sẽ được về thăm gia đình của mình trên dương thế. Vì vậy, người Việt sẽ chuẩn bị mâm cúng đặt lên bàn thờ gia tiên. Mâm cúng này có thể được chuẩn bị với các lễ vật đơn giản, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Mặc dù vậy, hầu như các gia đình Việt đều có bánh Trung Thu trong mâm cúng đặt lên bàn thờ. Đây là món bánh truyền thống trong ngày Tết đoàn viên của người Việt.

Bên cạnh mâm cúng gia tiên; các gia đình Việt cũng sẽ chuẩn bị một mâm lễ vật đặt giữa sân để trẻ em trong nhà phá cỗ đêm trăng. Mâm lễ vật không dùng để cúng nên không nhất thiết phải bày biện trang trọng. Ngoài ra, trên mâm cũng không có nhang đèn, giấy tiền vàng áo. Chủ yếu, mâm lễ vật sẽ có trái cây, bánh kẹo, các món đồ chơi Trung Thu cho các bé.

Chuẩn bị lễ vật trong Tết Trung Thu cần chú ý điều gì?

Mặc dù nói, lễ vật trong Tết Trung Thu không quá cầu kỳ và cũng không quy định cụ thể nào. Nhưng dù là mâm cúng gia tiên hay mâm cỗ cho trẻ em chơi trăng cũng cần lưu ý một vài điểm quan trọng sau:

  • Việc bày biện lễ vật cần đảm bảo sự hài hòa, thẩm mỹ: Nên chọn trái cây với màu sắc cân bằng giữa m – Dương. Tránh việc mâm cúng chỉ có trái cây màu nóng hay màu lạnh. Điều này sẽ khiến mâm lễ vật mất tính hài hòa.
  • Chọn các lễ vật cần chú ý đến chất lượng, tính an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn không nên chọn các lễ vật, bánh kẹo có chứa nhiều hóa chất độc hại hay không rõ nguồn gốc. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, nhất là trẻ em sau khi phá cỗ Trung Thu.
  • Vì Tết Trung Thu năm 2021 sẽ diễn ra vào thứ 3, ngày 21/9. Đây không phải là ngày nghỉ nên có thể gây khó khăn cho nhiều gia đình trong việc sắp xếp thời gian chuẩn bị lễ vật. Vì vậy, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các dịch vụ cung cấp đồ cúng uy tín. Như vậy, việc đón ngày Tết đoàn viên sẽ có được sự thuận tiện, thoải mái và vui vẻ hơn.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu

Giữa Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu có gì giống và khác nhau? Đây là điều mà nhiều người Việt thắc mắc. Dưới đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn có được sự hiểu biết cơ bản nhất về hai ngày Tết quan trọng này của người Việt.
Điểm giống nhau giữa Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu

Tìm Hiểu Thêm:  Ngày Vía Thần Tài Là Ngày Nào Trong Năm

Ít ai biết rằng, Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu có nhiều điểm rất giống nhau. Đó chính là:

  • Thời gian tổ chức

Cả hai ngày Tết này đều diễn ra vào ngày rằm. Trong khi Tết Nguyên Tiêu diễn và vào ngày rằm tháng Giêng thì Trung Thu lại được tổ chức vào rằm tháng Tám. Đây là hai ngày rằm lớn. Đồng thời, mặt trăng trong hai ngày rằm này cũng được đánh giá là to, tròn và sáng nhất trong năm.

  • Ý nghĩa

Mục đích chính của việc tổ chức Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu chính là đề con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người đã khuất thì dâng mâm lễ vật để tỏ lòng thành. Với người còn tại thế thì sử dụng những món quà ý nghĩa để thể hiện sự yêu thương, quý trọng.

  • Cách gọi

Cả Trung Thu và Nguyên Tiêu đều là 2 ngày tết có nhiều cách gọi khác nhau. Ngoài tên gọi chính thì Tết Trung Thu còn được gọi là Tết đoàn viên, Tết trông trăng hay Tết thiếu nhi. Trong khi đó, Tết Nguyên Đán lại được gọi với các tên như: Nguyên Tịch, Nguyên Dạ hay Tết Hoa Đăng…

  • Cơ hội sum vầy

Với mọi người Việt, dù là Trung Thu hay Nguyên Tiêu; cũng đều là dịp để quay về và quây quần bên người thân, gia đình của mình. Đây là lúc mà mọi người cùng nhau thụ lễ sau khi đã cúng gia tiên và cùng ngắm trăng; tận hưởng những giây phút bình yên, vui vẻ nhất.

Điểm khác nhau giữa Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu

Bên cạnh những điểm giống nhau nói trên; giữa Tết Trung Thu và Nguyên Tiêu cũng có nhiều điểm khác biệt mà bạn cần tìm hiểu.

  • Nguồn gốc
  1. Tết Trung Thu: Người Việt tương truyền nhau rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc của ngày Trung Thu. Đó là chuyện về sự tích Chị Hằng, Chú Cuội. Hay câu chuyện về Thỏ Ngọc tình nguyện lên cung trăng để làm bạn với chị Hằng vì cảm thương cho tấm lòng nhân hậu của tiên nữ.
  2. Tết Nguyên Tiêu: Người xưa truyền lại, ngày Tết Nguyên Tiêu xuất phát từ câu chuyện Một con thiên gia Ngọc Hoàng yêu quý xuống trần gian chơi bị thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng vì thế đã tức giận mà ra lệnh vào ngày 15 tháng Giêng sẽ sai Thiên binh Thiên tướng thiêu rụi trần gian. Các vị tiên trên trời vì muốn bảo vệ nhân gia đã bí mật bày cho dân chúng cách treo đèn lồng và đốt pháo hoa vào ngày này. Như vậy, thiên đình sẽ tưởng rằng nhà cửa dưới hạ giới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà nhân gian thoát khỏi đại họa. Vì vậy, hằng năm, người dân Việt đã có tục treo đèn lồng, cúng gia tiên để cầu mong sự bình an, may mắn.
  • Lễ vật cúng rằm
Tìm Hiểu Thêm:  Thủ Tục Trước Khi Sửa Nhà Và Những Điều Bạn Cần Biết

Đều là ngày rằm nhưng lễ vật chuẩn bị trong Tết Trung Thu khác với ngày Tết Nguyên Tiêu rất nhiều. Cụ thể như:

  1. Tết Trung Thu: Lễ vật không thể thiếu trong ngày rằm này là Bánh Trung Thu. Đây được xem là “linh hồn’ của ngày rằm tháng Tám. Không có loại bánh này thì Trung Thu cũng không được trọn vẹn hương vị. Ngoài ra, lễ vật đặt lên bàn thờ gia tiên cũng không quá cầu kỳ. Tất cả đều được chuẩn bị theo lòng thành và điều kiện kinh tế. Ngoài lễ vật cúng gia tiên, người Việt còn chuẩn bị thêm mâm cỗ để trả em phá cỗ Trung Thu. Mâm cỗ này được đặt ở ngoài sân.
  2. Tết Nguyên Tiêu: Người Việt thường có câu “lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Điều này đã chứng tỏ được tầm quan trọng của ngày rằm này. Chính vì thế, việc chuẩn bị lễ vật cúng trong ngày tết Nguyên Tiêu cũng được chú trọng hơn. Trong mâm cúng gia tiên luôn có bánh chưng/xôi. Các lễ vật cũng sẽ chuẩn bị tươm tất, đầy đủ hơn.
  • Cách đón Tết

Có một sự khác biệt giữa Tết Trung Thu và Tết Nguyên Tiêu mà nhiều người thường bỏ qua. Đó chính là cách vui chơi đón Tết. Cụ thể như sau:

  1. Tết Nguyên Tiêu: Ngày này, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau sum vầy để làm lễ cúng gia tiên. Sau đó, các thành viên sẽ cùng thụ lộc bên mâm cúng để hàn huyên, tâm sự. Nhiều nơi, con cháu sẽ hội tụ về nhà thờ của dòng họ để làm lễ cúng tổ tiên. Đây là lúc anh em gần xa gặp gỡ và gắn kết thêm tình cảm huyết thống.
  2. Tết Trung Thu: Trong ngày Tết này, việc cúng bái không phải là điều quá quan trọng. Mọi người ngoài việc cúng gia tiên sẽ tổ chức ngắm trăng, tham gia các lễ hội hay đi chơi Trung Thu. Có thể kể đến như: lễ rước đèn, múa lân, múa rồng hay đi đến những khu vui chơi giải trí. Trung Thu không đơn thuần là một ngày để tưởng nhớ về cội nguồn như Tết Nguyên Tiêu. Đây còn là ngày để mọi người vui chơi, thư giãn. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người cầu mong thời gian còn lại của năm được thuận lợi, may mắn.

Có thể nói, Tết Trung Thu là một ngày đặc biệt trong văn hóa tinh thần của người Việt. So với Tết Nguyên Tiêu thì ngày Tết vào rằm tháng Tám này sẽ có những điểm giống và khác nhau mà không phải ai cũng biết. Bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về hai ngày Tết này.Sau khi tham khảo thông tin, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm riêng của mỗi ngày Tết. Từ đó, việc chuẩn bị mọi thứ cũng sẽ được thuận lợi hơn.

Hân Hạnh Mang Đến Những Thông Tin Có Ích Cho Quý Khách.

Call Now Button