Cúng Ông Công Ông Táo Tại Nhà Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Cúng ông Công ông Táo là một trong những tục cúng truyền thống rất quan trọng tại Việt Nam, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì, lễ vật nào cho chuẩn tập tục?

Tại Việt Nam và nhiều nước phương Đông, ngoài tết cổ truyền (tết Nguyên Đán) được xem là lễ tết lớn nhất còn có một ngày tết nữa cũng rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của con người, đó chính là tết ông Công ông Táo. Diễn ra vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hằng năm, tết ông Công ông Táo hay chính là ngày Táo quân về trời mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, phản ánh đời sống tinh thần có tín ngưỡng, và do đó chắc chắn sẽ có tập tục thờ cúng. Vậy cúng ông Công ông táo cần có những gì, lễ vật, thủ tục? Trong bài viết này, để giúp bạn có được hiểu biết đầy đủ hơn về tục cổ truyền này, sẽ giới thiệu chi tiết về mâm lễ hay những lễ vật chính cần có trong mâm cúng tết Táo quân, hãy cùng theo dõi nhé!

Tập tục cúng ông Công ông Táo tại Việt Nam

Rất khó để xác định tục cúng ông Công ông Táo xuất hiện tại Việt Nam vào mốc thời gian cụ thể nào, chỉ biết rằng đây là một phong tục lâu đời, được lưu truyền từ đời này qua đời khác để hình thành nên ý nghĩa là một nét văn hóa cổ truyền, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm (tháng âm lịch cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị bước sang năm mới).

Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần đại diện – đứng đầu chịu trách nhiệm cai quản đất đai cho mỗi nhà. Ông Táo là vị thần đại diện chịu trách nhiệm trông coi việc bếp núc. Cả ông Công và ông Táo đều là những vị quan thần trên thiên đình, được Ngọc Hoàng phái xuống theo dõi, cai quản, ghi chép những việc làm thiện – ác trong nhân gian cũng như những biến động về mọi mặt ở dưới hạ giới. Hằng năm, cứ vào ngày 23/ 12 (tính theo lịch trăng, gọi là 23 tháng Chạp), ông Công ông Táo (các ngài Táo quân) lại cưỡi cá chép lên hầu trời, báo cáo tất cả những gì diễn ra dưới nhân gian, những việc tốt, những việc chưa tốt, để từ đó Ngọc Hoàng có thể xem xét, xử lý, định đoạt và có thể tìm gia cách khắc phục tốt nhất.

Chính vì lẽ đó trong quan niệm của người Việt cũng như nhiều nước phương Đông, ông Công, ông Táo chính là những người định đoạt vận mệnh, tài lộc, hung phước  cho gia đình. Người ta làm lễ cúng tết ông Công ông Táo cũng chính vì lẽ đó.

Tìm Hiểu Thêm:  Tại Sao Phải Cúng Vía Thần Tài? Mâm Cúng Thần Tài Gồm Những Gì?

Những lễ vật chính cần có trong mâm cúng ông Công ông Táo

Tùy thuộc vào đặc trưng vùng miền cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà mâm lễ cúng công Công ông Táo sẽ được chuẩn bị khác nhau.

Dưới đây, sẽ hướng dẫn các bạn chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn tập tục phương Bắc.

Theo đó, mâm cúng ông Công ông Táo sẽ bao gồm các lễ vật chính sau đây:

  • Mâm lễ tam sinh (nếu không có điều kiện chuẩn bị đủ mâm lễ tam sinh thì có thể chuẩn bị thịt heo luộc)
  • Gà luộc
  • Cá chép nướng
  • Giò lụa
  • Xôi nếp
  • Món canh
  • Món xào
  • Mâm ngũ quả
  • Lọ hoa tươi
  • Mũ quan
  • Nhóm lễ vật cơ bản: Trầu, cau, rượu, nước, hương thắp (hoặc nến) và đèn cầy.

Mâm lễ tam sinh

Không còn xa lạ tại Việt Nam, mâm lễ tam sinh hay còn gọi là mâm lễ tam sanh, mâm lễ tam sên, là một trong những lễ vật phổ biến nhất của các mâm cúng truyền thống. Và đối với cúng ông Công ông Táo cũng vậy.

Theo truyền thống, lễ tam sinh sẽ bao gồm 3 món đại diện cho 3 loài động vật sống trên cạn, sống dưới nước và sống trên mặt đất (không trung).

Mâm lễ đại diện, bao gồm: 1 miếng thịt heo luộc (lưu ý chọn phần thịt 3 chỉ mới, thơm ngon), 1 quả trứng gà luộc và 1 con tôm luộc (hoặc cua đều được).

Gà luộc hoặc gà quay

Trong mâm cúng miền Bắc, lễ vật gà đã quá quen thuộc tại gia đình và người ta ưu tiên chọn gà luộc hơn gà quay.

Tiêu chí chọn gà: 01 con gà trống đẹp mã, sắp đầy đủ các bộ phận lên 1 mâm lễ lớn, xếp ngay ngắn và đẹp.

Cá chép nướng

Nếu như miền Nam chọn cá lóc nướng cho mâm cúng ông Công ông Táo thì miền Bắc lại chọn cá chép.

Cũng theo dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp các ngài Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo Ngọc Hoàng về những sự việc đã xảy ra ở dưới hạ giới. Do đó người trần mắt thịt sẽ cúng cá chép nướng với ý nghĩa là phương tiện di chuyển cho các Táo về trời.

Giò lụa

Giò lụa mua ngoài hàng về, bạn đem cắt khoanh thành những miếng vừa ăn, xếp ngay ngắn lên đĩa nhỏ. Nếu cầu kì hơn bạn có thể trang trí thêm hoa cà rốt hoặc lá hành để làm sinh động cho lễ vật giò.

Xôi nếp

Xôi nếp cũng là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo.

Thường thì hiện nay tại các gia đình Việt, người ta thường ưu tiên lựa chọn xôi gấc vì cho rằng màu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn. Kế tiếp thứ tự ưu tiên là xôi ngũ sắc (đại diện cho ngũ hành).

Tìm Hiểu Thêm:  Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Các Nghi Lễ Khi Xây Nhà

Xôi nếp – hạt gạo – chiếm vị trí rất quan trọng trong mâm cúng, do đó không thể thiếu lễ vật này. Sắp thành một lễ xôi lớn, có thể ép khuôn để tạo hoa văn đẹp mắt (ví dụ như khuôn cá chép chẳng hạn).

Món canh

Phổ biến nhất trong mâm cúng ông Công ông Táo là canh măng nấu xương.

Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị các món canh khác tương tự như: Canh khoai nấu xương, canh bí đỏ nấu xương, …

Món xào

Món xào là đại diện cho món mặn khô, cũng là lễ vật xuất hiện nhiều trong mâm cúng ông Công ông Táo.

Một số món xào được nhiều gia đình lựa chọn là: Xào miến, măng xào, xào thập cẩm (các loại rau củ), xào giá đỗ, xào măng lòng gà, …

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là mâm trái quả bao gồm 5 loại trái cây không đồng màu và không đồng chất. Trong đó, bạn sẽ lựa chọn 5 loại quả, mỗi quả 1 màu đại diện cho các hành trong trời đất. Cụ thể:

  • Trái quả màu vàng như bưởi, chuối, xoài, lê, dưa lưới, dứa, đu đủ, … sẽ là đại diện cho hành Kim
  • Trái quả màu xanh lá như ổi, dưa hấu, táo xanh, chuối xanh, … sẽ là đại diện cho hành Mộc
  • Trái quả màu trắng như na, lê, dưa lê, … sẽ là đại diện cho hành Thủy
  • Trái quả màu đỏ như nho, táo đỏ, thanh long, … sẽ là đại diện cho hành Hỏa
  • Trái quả màu nâu, màu xám (như hồng xiêm, kiwi) sẽ là đại diện cho hành Thổ

Lọ hoa tươi

Sắp 1 lọ hoa tươi cắm theo số bông lẻ đặt vào mâm cúng ông Công ông Táo.

Những loại hoa thường được sử dụng trong mâm cúng ông Công ông Táo: Hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa lay ơn.

Mũ quan

Bộ 3 mũ quan cúng ông Công ông Táo mua ngoài cửa hàng.

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

Ngoài những quy tắc chuẩn về lễ vật mâm lễ cúng ông Công ông Táo kể trên, khi sắp lễ bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tất cả lễ vật sắp lên mâm cúng đều là lễ vật mới, chưa đụng đũa, chưa ăn dở
  • Đặt lọ hoa ở hướng Đông mâm cúng, đĩa quả ở hướng Tây mâm cúng theo nguyên tắc: Đông bình Tây quả
  • Không đặt mâm cúng ở trong bếp
  • Các lễ vật sắp lên mâm cúng nên sắp theo số lẻ, màu sắc hài hòa,tương sinh
  • Khi khấn, gia chủ không nên cầu xin quá nhiều tiền tài (vì đây không phải là cúng Thần tài) mà chỉ nên xin ông Công ông Táo báo cáo về những điều tốt đẹp trong 1 năm
Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Xe Cuối Năm Cần Những Gì?

Cúng ông Công ông Táo năm 2021 

Việc xác định được thời gian cúng ông Công ông Táo rất quan trọng, một mặt là để tuân thủ đúng tập tục – văn hóa truyền thống Việt Nam, mặt khác giúp mọi người có thể sắp xếp được công việc, thời gian mà chuẩn bị thủ tục – mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cho tươm tất.

Xem, tính lịch tết ông Công ông Táo năm nay

Theo lịch vạn niên năm 2021, cúng ông Công ông Táo năm nay sẽ rơi vào thứ 5, lịch âm là ngày 23/ 12/ 2021 (gọi là 23 tháng Chạp), lịch dương là ngày 04/ 02/2021.

Cúng ông Công ông Táo giờ nào chuẩn tập tục nhất?

Trong thực tế, người dân Việt Nam thường cúng tết ông Công ông Táo vào buổi sáng của ngày 23 tháng Chạp. Đây tưởng chừng như là thói quen, song nó lại xuất phát từ quan niệm có gốc tích lịch sử – văn hóa – và tích tương truyền.

Theo đó, cứ vào 12h ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) sẽ bay về trời bẩm báo Ngọc Hoàng tình hình ở nhân gian trong suốt 1 năm qua. Do đó, theo đúng chuẩn thì lễ cúng ông Công ông táo sẽ phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời, tức là trước 12 giờ trưa.

Dân dã, đời thường hơn thì theo quan niệm dân gian, buổi sáng cũng là lúc tiết trời mới mẻ nhất, đẹp nhất, do đó cúng vào khoảng thời gian mới sáng là hợp lý nhất.

Xem chi tiết mâm cúng ông Táo ông Công:

Có thể dời ngày cúng ông Công ông Táo sang ngày khác không?

Thông thường, cả năm chỉ có 1 ngày 23 tháng Chạp, do đó hầu hết gia đình nào cũng sẽ rất tươm tất chuẩn bị để có thể sắp lễ và làm thủ tục cúng đúng ngày, thế nhưng không phải là không có ngoại lệ. Nếu có công việc đột xuất hoặc việc bất khả kháng thì bạn cũng có thể rời thời gian, không nhất thiết phải cúng vào đúng sáng 23/ 12. Thay vào đó, khoảng thời gian đêm (qua 12 giờ) ngày 22/ 12 – rạng sáng 23/ 12 cũng được xem là thời gian hợp lý để làm lễ cúng ông Công ông Táo tại nhà.

Theo quan niệm ông cha để lại, nếu có rời ngày cúng thì chỉ nên cúng sớm hơn chứ không nên cúng muộn hơn (tức là không cúng sau 23 tháng Chạp).

Dù chưa phải là tất cả nhưng mong rằng với những chia sẻ trên đây của thì mỗi gia đình Việt đã biết cách chuẩn bị mâm lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn tập tục cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn về ngày tết truyền thống văn hóa Đông phương. 

Call Now Button