Cúng Đất Đai Mấy Chén Cơm, Hướng Dẫn Mâm Cúng Chi Tiết

Mâm cơm trong các tập tục cúng cổ truyền Việt Nam giữ vị trí và vai trò rất quan trọng với nhiều ý nghĩa tâm linh, nhất là đối với tục cúng đất đai. Vậy cúng đất đai mấy chén cơm và cần chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai đầy đủ như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng đất đai chuẩn tập tục cúng mấy chén?

Việt Nam là một trong những đất nước chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn minh Trung Hoa cổ. Theo đó, thế giới tồn tại 3 giới: Thiên giới, Địa giới và Hạ giới. Ở mỗi giới lại có những đại diện cai quản và sinh sống nhất định. Thiên giới (trời) là nơi sinh sống và cai quản các vị Thần tiên, đứng đầu là Ngọc Hoàng. Địa giới là nơi sinh sống và cai quản của các vị thần linh, có diêm vương và các vị thần giữ chức vụ và chức năng riêng. Hạ giới là nơi sinh sống trực tiếp của con người, là trung gian của Thiên giới và Địa giới, do đó chịu những ảnh hưởng và chi phối của cả 3 giới.

Cũng theo đó, mỗi một vùng đất ở Hạ giới mà con người sinh sống, làm ăn đều có sự tồn tại, cai quản của các vị thần linh, được gọi là Thổ công. Ngoài chức năng trông coi, canh giữ đất đai. Thổ công (cùng với ông Thần tài) còn cai ngữ và chi phối của cải, tài sản, tiền bạc, vận hạn (về mặt tâm linh) trực tiếp của đời sống con người. Chính bởi vậy, khi làm bất cứ việc gì động chạm mạnh đến đất đai, long mạch như đào móng xây nhà, xây dựng thi công công trình, di dời nhà cửa, tài sản, … đều phải xin phép các vị thần linh ở đây dưới hình thức là các nghi lễ thờ cúng hay còn gọi là tập tục cúng đất đai.

Ngoài ý nghĩa khai báo, xin phép và cầu may từ các vị thần cai quản, nghi thức cúng đất cũng là hình thức để người trần bố thí của cải cho người âm – là những cô hồn, vong nhân còn lang thang không nơi nương tựa, chưa được siêu thoát còn tồn tại ở trần thế để tránh điềm xấu, đón điềm lành.

Trong tục cúng đất đai, việc chuẩn bị lễ cơm rất được chú ý. Cơm (cơm tẻ) không chỉ là món ăn thiết yếu trong mỗi bữa cơm chính, mà còn là sự kết tinh những tinh hoa của trời, đất và sức lao động của con người. Việc dâng cơm lên các vị thần linh, thổ địa chính là sự biểu hiện tấm lòng thành kính, biết ơn. 

Tìm Hiểu Thêm:  Có nên cúng cô hồn hàng tháng không, Mua lễ vật gì?

Vậy cúng mấy chén (bát ) cơm cho mâm cúng đất đai?

Trong văn hóa (truyền thuyết) Trung Hoa, quan niệm về Thần tài – Thổ địa có những quy định rõ ràng về chất lượng, số lượng và tên riêng nhất định của các vị Thần.

Theo đó, có 5 vị Thần tài – thổ địa tương ứng với 4 phương trong trời đất là: 

  • Vương Hợi (Được gọi là Trung bân Tài thần)
  • Tỷ Can (Gọi là Đông lộ Tài thần)
  • Phạm Lãi (Gọi là Nam lộ Tài thần)
  • Quan Công (Gọi là Tây lộ Tài thần)
  • Triệu Minh (Gọi là Bắc lộ Tài thần)

Do vậy, trong mâm cúng cơm cho lễ cúng đất đai dân gian sẽ chuẩn bị 5 bát cơm (chén cơm) cho 5 vị Thần tài – Thổ địa mà nơi mình sinh sống.

Những lễ vật cơ bản trong mâm cúng đất đai

Dù là mâm lễ đơn giản hay mâm lễ đầy đủ, một mâm lễ cúng đất đai nên chuẩn bị đầy đủ những lễ vật như sau:

  • Hương: Có địa phương gọi là nhang cúng, là lễ vật bắt buộc và đối với mâm lễ cúng đất thắp 3 nén nhang (có thể cắm thành bát riêng hoặc cắm trực tiếp lên lễ vật)
  • Đèn hoặc nến: 2 cây
  • Trầu cau: 1 bộ trầu cau tươi bao gồm 1 quả cau và 1 lá trầu được lau sạch (không rửa).
  • Nước: 1 chén (hoặc 1 bát nhỏ) – nước sạch mới lấy xuống từ vòi nước
  • Muối: 1 bát (hoặc 1 đĩa) – muối tinh
  • Gạo: 1 bát (hoặc 1 đĩa) – gạo tẻ sạch, chưa đem đãi với nước
  • Rượu: 5 hoặc 6 chén rượu sắp theo trật tự cơ bản. Nếu là 5 chén sẽ xếp theo hình ngũ giác đại diện cho ngũ hành, nếu là 6 chén sắp chia đôi 2 bên bát hương mỗi bên 3 chén
  • Trà: 1 bao trà khô
  • Hoa tươi: Lễ hoa trong mâm lễ cúng đất đai thường chọn là hoa cúc đại vàng, có thể cắm 5, 7 hoặc 9 bông. Vị trí đặt bình hoa ở hướng Đông
  • Trái cây: Gia chủ có thể xếp 5 loại trái quả không đồng màu và tính chất để hình thành mâm ngũ quả chuẩn phong tục. Về màu sắc, nên chọn những loại quả có màu đậm, tươi sáng. Về tính chất, theo quan niệm dân gian, 5 loại trái quả trong mâm ngũ quả lần lượt sẽ đại diện cho 5 hành: Hành Kim tương ứng với loại trái quả màu vàng (ví dụ quả bưởi), hành Mộc tương ứng với loại trái quả màu xanh (ví dụ nải chuối), hành Thủy tương ứng với loại trái quả màu trắng (ví dụ quả na), hành Hỏa tương ứng với loại trái quả màu đỏ (ví dụ quả thanh long) và hành Thổ tương ứng với loại trái quả có màu xám, đen (ví dụ quả mận đen, hồng xiêm hoặc nho).
  • Gà luộc hoặc heo quay: Tùy từng quy mô cúng đất đai. Đối với những lễ cúng là lễ lớn, quy mô đông người thì gia chủ có thể sắp lễ vật là 1 con heo quay, để nguyên con trên 1 đĩa lớn và đặt ở vị trí trung tâm, trước bát nhang cúng đất đai. Với những quy mô lễ cúng gia đình nhỏ hơn, gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật là 1 con gà trống luộc. Lưu ý đối với lễ vật gà cúng để cả con, sắp đặt đầy đủ các bộ phận của gà (bao gồm cả chân và nội tạng) lên mâm lễ.
  • Xôi nếp: Thông thường, xôi nếp trong mâm cúng đất đai sẽ là 1 đĩa xôi trắng, Tùy cách sắp đặt truyền thống hoặc hiện đại. Nếu gia chủ chọn lễ vật mặn là gà trống luộc thì có thể sắp lễ xôi trắng to, sau đó xếp trực tiếp gà nằm bên trên lễ xôi. Còn nếu lễ vật mặn chính là heo quay, sắp 1 lễ xôi đặt riêng
  • Cơm trắng (cơm tẻ): Sắp 5 bát cơm tẻ là đại diện cho 5 vị Thần tài – Thổ địa cai quản. Lưu ý đến khi sắp cúng mới mang lễ cơm ra, đảm bảo cơm vẫn còn nóng là tốt nhất.
  • Mâm lễ tam sinh: Đối với hầu hết các nghi thức thờ cúng, mâm lễ tam sinh là đại diện cho nhóm lễ vật và gần như không thể thiếu. Theo quan niệm dân gian, lễ tam sinh là 3 loài sinh sống, chọn thịt của 3 động vật sống ở 3 môi trường  khác nhau là 1 miếng thịt lợn ba chỉ luộc, để nguyên miếng (đại diện cho loài sống trên cạn); 1 quả trứng luộc (đại diện cho loài sống trên mặt đất – trên không) và 1 con tôm hoặc 1 con tôm luộc – tôm cua cỡ to (đại diện cho loài sống dưới nước).
Tìm Hiểu Thêm:  Hướng dẫn cách cúng phòng trọ mới đúng chuẩn phong tục nhất

Những điều cần lưu ý trong sắp và đặt mâm cúng đất đai

Khi sắp mâm cúng, gia chủ lưu ý phải sắp lễ vật đầy đủ và tươm tất lên mâm cúng trước khi thắp nhang. Theo quan điểm dân gian, khi nhang đã đốt và cắm lên bát nhang hoặc trực tiếp lên lễ vật thì không nên bổ sung thêm lễ nữa, nếu sót lễ có thể tạm bỏ qua.

Đối với những lễ vật hoa, trái quả (những lễ vật cần làm sạch) không nên rửa trôi bằng nước mà chỉ nên dùng khăn sạch (khăn ẩm hoặc khô tùy từng lễ vật) lau lễ vật vì quan niệm rửa nước là rửa trôi.

Một số quy tắc bất biến, ví dụ như: Bình hoa sẽ được đặt ở hướng Đông, còn lễ ngũ quả sẽ được đặt ở hướng Tây.

Người được chọn để thực hiện nghi thức thờ cúng (cúng bái) phải là người hợp mệnh với gia chủ (nếu mượn tuổi), ăn mặc lịch sự, sạch sẽ.

Các bước cúng đất đai đơn giản trong tục cúng đất tại Việt Nam

Cúng đất đai là một tục cúng không quá cầu kỳ về hình thức, song về cơ bản vẫn phải diễn ra theo một trật tự quy trình hợp lý nhất định.

Hướng dẫn cách cúng:

Bước 1: Chọn ngày cúng đất đai

Cúng đất đai thường được thực hiện khi gia chủ có các sự kiện trọng đại cần động thổ, liên quan đến long mạch, xin phép thổ công, thổ địa, do đó ngày cúng cần được xem xét kỹ lưỡng để mang đến những may mắn, yên ổn trong cuộc sống gia đình và đường làm ăn.

Tìm Hiểu Thêm:  Làm Mâm Cúng Khai Trương shop quần áo như thế nào để đầy đủ nhất?

Để xem được ngày tốt, gia chủ có thể xem sách tâm linh, lịch cúng cơ bản (nếu là những người có kiến thức về thờ cúng). Đối với những gia đình ít kiến thức thờ cúng, thường là thế hệ trẻ, có thể xem ngày cúng là ngày Hoàng đạo tại các địa điểm nhà thầy Địa uy tín trong vùng.

Bước 2: Chọn vị trí cúng đất đai

Vị trí cúng đất thường được đặt trực tiếp tại địa điểm thi công, theo hướng hợp phong thủy

Bước 3: Chuẩn bị lễ vật cúng đất đai và sắp đặt bàn cúng, mâm cúng đất

Bước 4: Chuẩn bị bài văn khấn cúng đất đai chuẩn theo phong tục – dành cho những người cúng lần đầu. Những người đã cúng quen thì có thể bỏ qua

Bước 5: Cúng, bái

Người được chọn làm nghi lễ cúng, bái sẽ vào vị trí trước bàn cúng, chắp tay và đọc văn khấn. Sau khi hoàn tất sẽ vái và lui ra khỏi án thờ cúng theo tư thế lùi ra đằng sau (không quay người lại mâm cúng)

Bước 6: Đợi hết lễ, cúng lại 1 lần nữa và xin lễ

Khi hương cháy gần hết, người thực hiện cúng bái sẽ vào tạ lễ, xin lễ để hạ lễ xuống và kết thúc nghi lễ cúng đất đơn giản

Bước 7: Tạ lễ, thụ hưởng lễ vật và hóa vàng mã

Phần lễ vật hạ xuống sẽ do tất cả những người tham dự lễ cúng đất thụ hưởng dưới lời mời của gia chủ.

Riêng phần tiền vàng mã có thể hóa đi, tro vàng mã nếu tiện sông suối có thể rắc xuống, tránh đổ tro vàng mã vào những nơi bẩn, ẩm thấp (thùng rác)

Lễ hoa tươi khi hạ xuống cũng không nên bỏ đi hoặc vứt vào thùng rác mà nên cắm gọn gàng ra các cành cây hoặc ở 1 góc sạch sẽ cho đến khi héo mới bỏ đi.

Trên đây là những giới thiệu chi tiết nhất về lễ vật cơm cúng trong cúng đất, mâm lễ cúng đất đai chi tiết cũng như cách thức cúng chuẩn phong tục có thể áp dụng cho mọi địa phương. Quý gia chủ có thể tham khảo thêm dịch vụ Cung cấp mâm cúng đa dạng, chuẩn chất lượng.

Call Now Button