Bạn Có Biết Tết Đoàn Viên Là Ngày Nào Hay Chưa?

Chắc hẳn ai ai trong chúng ta cũng từng nghe nói đến Tết đoàn viên. Là một dịp lễ quan trọng được nhiều bạn trẻ Việt Nam mong chờ, ngày lễ này dần trở thành dịp không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mọi gia đình. Vậy bạn có biết Tết đoàn viên là ngày nào và được tổ chức như thế nào hay chưa?

Theo người dân Việt Nam, ngày lễ Trung Thu hay còn được gọi là ngày Tết đoàn viên, được tổ chức vào 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây là dịp để trẻ em nhận được quà từ bố mẹ và người lớn trong gia đình cũng như được mọi người đưa đi chơi, phá cỗ. Đồng thời đây cũng là dịp để những người con xa nhà được trở về đoàn tụ cùng với gia đình yêu thương của mình. Đoàn viên được hiểu theo nghĩa đen đó chính là sự sum vầy, sum họp. Tuy nhiên không phải ai cũng rõ ý nghĩa cũng như nguồn gốc của phong tục và nghi thức trong ngày lễ này. Do đó mà hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày lễ này nhé.

Thông tin về ngày Tết đoàn viên

Tết đoàn viên (Tết Trung Thu) là ngày tết của dân tộc, được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Theo quan niệm của dân gian thì đây là ngày kết thúc một mùa gặt hiệu quả cũng như để những người nông dân thành kính tạ ơn các vị thần đã mang mưa đến cho họ để có được mùa màng bội thu. Tuy nhiên theo thời gian thì ngày tết này dần trở thành dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau quây quần và trở về sum họp với nhau, cùng trao nhau những lời yêu thương gắn bó.

Không chỉ có người Việt Nam đón nhận ngày tết này như một nét văn hóa đặc trưng mà rất nhiều nơi ở Châu Á cũng ăn tết Trung Thu và coi đây như là một ngày lễ lớn trong năm như Singapore, Malaysia, Campuchia, Thái Lan… Tuy mỗi quốc gia sẽ có những phong tục và nguồn gốc cũng như các hoạt động vui chơi trong ngày lễ này khác nhau, nhưng ý nghĩa mà ngày lễ này mang đến đều là tâm điểm của sự hội ngộ, là sự trở về đoàn tụ.

Vậy bạn có biết tại sao người ta gọi Tết Trung Thu là ngày Tết Đoàn Viên thay vì là tết thiếu nhi? Bởi theo như đã nói ở trên thì đây là dịp để mọi thành viên trong gia đình có thể đoàn tụ cùng nhau quây quần. Do đó mà ý nghĩa của từ “Đoàn viên” được thể hiện rõ nhất. Trong ngày lễ này, nhiều gia đình thường sẽ chuẩn bị những mâm ngũ quả để dâng lên các vị tổ tiên, gia tiên trong gia đình để bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng đối với người đã khuất. Sau nghi thức đó sẽ là lúc để mọi người cùng thưởng trăng. Với ý nghĩa như vậy, nhiều người Việt thường chuẩn bị những món quà nhỏ để tỏ lòng đối với ông bà cha mẹ, cũng như hỏi thăm ân cần, chu đáo để cầu mong các bậc sinh thành được mạnh khỏe bình an.

Tìm Hiểu Thêm:  Những Lưu Ý Khi Sắp Lễ Trong Mâm Cúng Đầy Tháng Là Gì?

Với các bé thiếu niên nhi đồng, thì đây cũng là dịp để mọi đứa trẻ được tặng quà cũng như được tham gia các hoạt động vui chơi trong ngày lễ như rước đèn, phá cỗ đêm rằm, xem hội múa lân… náo nhiệt và vui vẻ.

Ý nghĩa của từng phong tục của người Việt Nam trong ngày lễ tết đoàn viên

Mỗi phong tục của người Việt Nam trong ngày Tết Đoàn Viên đều mang những ý nghĩa và màu sắc khác biệt, do đó mà để hiểu được ý nghĩa của từng phong tục này, thì bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:

Phong tục rước đèn lồng

Đối với người dân Việt Nam thì chiếc đèn lồng không còn quá xa lạ và dần trở thành một biểu tượng không thể thiếu ở một số nơi như Hội An. Đèn lồng với nhiều màu sắc khác nhau, hình dáng khác biệt và tạo thành những con vật như cá chép, thỏ, chim… hay những đồ vật quen thuộc như ngôi sao đẹp mắt. Trước đây thì đèn lồng thường được làm chủ yếu từ nguyên liệu là tre và giấy gió, được làm thủ công và vẽ bằng tay bởi những nét vẽ khéo léo. Hình thù chủ yếu của những chiếc đèn lồng là ngôi sao. Tới thời điểm hiện nay thì đèn lồng ngày càng được cải tiến một cách đa dạng và phong phú cũng như có nhiều hình thù hơn, phù hợp với thị hiếu của các bạn nhỏ.

Những chiếc đèn lồng sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, như chiếc đèn cá chép thể hiện hình ảnh “cá chép hóa rồng”, là biểu tượng cho sự nỗ lực vươn lên không ngừng. Hay những chiếc đèn kéo quân thì nói đến lòng hiếu thảo cũng như thể hiện tình yêu thương của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ. Đặc biệt hơn chiếc đèn ông sao năm cánh cũng thể hiện cho 5 yếu tố là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ trong phong thủy, mang lại sự cân bằng, hòa hợp thiên nhiên trời đất. Việc rước đèn là hi vọng của những người lớn dành cho những đứa trẻ, với hi vọng chúng lớn lên có thể trở thành những người tốt bụng, chăm chỉ và hiếu thuận.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Mùng 1 Tết Cần Những Gì Cho Đúng Tục Lệ

Phong tục ngắm trăng, thưởng trăng

Trong ngày rằm tháng 8, là dịp trăng sẽ tròn và sáng nhất trong năm. Trăng là một biểu tượng cho sự bình yên, an lành đối với quan niệm của người Việt Nam. Khi mặt trăng dần lên cao và ngày càng sáng rõ thì đây cũng chính là thời điểm mà những người nông dân “nhàn” nhất, có thể nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày dài làm việc mệt nhọc, vất vả.

Bên cạnh đó, dưới ánh sáng lung linh dịu nhẹ của ánh trăng, cùng với đó là bầu trời huyền ảo với hàng triệu ngôi sao, hòa mình với gió thu tạo nên một không khí tươi mát, thơ mộng. Chính thời điểm này lại được quây quần bên những người thân yêu để ngắm trăng thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Phong tục phá cỗ ngày tết đoàn viên

Mỗi một gia đình trong dịp Tết Đoàn Viên đều sẽ chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ với các loại bánh trái cũng như hoa quả. Mỗi một gia đình sẽ bày biện mâm cỗ theo những hình thức khác nhau và thông thường thì được xếp một cách gọn gàng, bắt mắt. Nhiều gia đình còn tạo hình thù các loại vật từ hoa quả để mâm cỗ trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

Khi ánh trăng lên cao thì cũng là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ. Đây là việc mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau ăn uống và thưởng các loại bánh trái đã chuẩn bị. Việc phá cỗ chỉ làm sau khi đã dâng lên các vị thần linh trên trời, dưới đất để cầu mong bình an, may mắn đến với gia đình mình. Đây cũng là lúc mà những đứa trẻ trong gia đình thích thú nhất.

Phong tục cắt bánh trung thu

Bánh trung thu là một món ăn không thể thiếu trong ngày rằm tháng 8 này. Đây là món ăn đặc trưng và cũng chỉ khi sắp đến Trung Thu thì được rất nhiều đơn vị bày bán. Hương vị bánh khá đặc trưng với nhiều loại nhân bánh khác nhau tùy theo khẩu vị của từng người, từng gia đình mà sẽ chọn những loại bánh phù hợp. Vỏ bánh thường được làm từ bột mì hoặc bánh dẻo thì sẽ làm từ bột nếp dẻo, nhân bánh được làm từ đậu xanh, thịt lợn, khoai môn… tùy theo từng sở thích mà có những loại bánh khác nhau. Bánh Trung Thu mang ý nghĩa như là biểu tượng của sự hòa thuận và đoàn tụ trong mỗi gia đình. Việc cắt bánh trung thu thường được người lớn làm, và số miếng bánh cũng được cắt bằng với số thành viên trong gia đình. Người ta quan niệm rằng, bánh cắt càng đẹp, càng đều đặn thì gia đình sẽ càng hạnh phúc và hòa thuận.

Phong tục múa Lân

Theo phong tục từ xa xưa đến nay, hình ảnh chú Lân là biểu tượng cho sự may mắn, và mang lại nhiều tài lộc. Chính vì thế mà không chỉ trong dịp trung thu mới có phong tục múa Lân mà ở một số nơi, thì khi khai trương cửa hàng cũng có những đội Lân nhảy múa, để mang lại may mắn cho cửa hàng đó.

Tìm Hiểu Thêm:  Chương Trình Tổ Chức Tết Trung Thu Cho Trẻ Mầm Non

Với việc múa Lân trong ngày lễ Trung thu này, nó có ý nghĩa như là việc cầu mong những may mắn sẽ đến với mọi người, mọi gia đình. Thông thường, trong đội múa lân sẽ có nhiều thành viên, và sẽ có người đội những chiếc đầu lân và ông Địa để xin tiền may mắn, thực hiện những động tác tinh xảo mua vui cho mọi người cũng như cầu mong mọi điều tốt lành đến với các gia đình. 

Những món ăn đặc trưng được dùng trong ngày Tết Đoàn Viên

  • Bánh trung thu: đây là món ăn không thể thiếu và cũng chính là món ăn gợi nhớ của ngày tết Đoàn Viên. Chiếc bánh hình tròn thơm ngon là biểu tượng cho một cuộc sống viên mãn và tròn đầy.
  • Xôi cốm: Thường là món ăn của người dân miền Bắc, xôi cốm được tạo nên với hương vị thơm ngon ngọt mát, đây chính là thành quả sau một mùa màng bội thu.
  • Gỏi bưởi: Là món ăn quen thuộc của nhiều người nhưng trong ngày tết Đoàn viên thì không thể không nhắc tới món ăn này. Món ăn được chế biến từ việc trộn đều ba chỉ luộc, tôm sú và tép bưởi, kết hợp với vị nước sốt chua cay tạo nên món ăn thanh mát mà ngon miệng.

Cuộc sống của người dân hiện nay ngày càng được cải thiện cũng như từng bước hội nhập với thế giới về nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nhiều phong tục tập quán được du nhập vào Việt Nam, cùng với đó là những nét phong tục tập quán cũng được gìn giữ và phát huy hiệu quả. Có thể thấy, ngày lễ Tết Đoàn Viên được người dân Việt Nam đón nhận và chưa từng bị mai một theo thời gian. Kể cả công việc có bận rộn tới đâu thì khi đến những ngày lễ này, thì mọi người đều sẽ cố gắng để trở về bên những người thân yêu của mình, cùng nhau thưởng trăng bên mâm cỗ và nhâm nhi ly trà nóng, nói chuyện hỏi thăm những người thân yêu trong gia đình. Chính điều này làm cho ngày Tết Đoàn Viên được trọn vẹn và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Chắc hẳn bài viết đã đưa ra cho bạn những thông tin bổ ích về ngày Tết Đoàn Viên theo phong tục của người dân Việt Nam. Nếu cần biết thêm thông tin về những ngày lễ tết hay mâm cỗ cần chuẩn bị gì, thì bạn có thể tham khảo thêm ở , để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.

Call Now Button