Tục Cúng Gia Tiên Mùng 1 Và Rằm 15 Âm Lịch Hàng Tháng Của Người Việt

Cúng gia tiên mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng là hoạt động tín ngưỡng của người Việt từ bao đời này. Hầu hết trong các gia đình Việt đều thực hiện các nghi lễ này để tưởng nhớ đến công lao của đáng sinh thành.

Cho dù xã hội ngày càng phát triển, con người chúng ta có trở nên bận rộn. Thì việc cúng gia tiên mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng vẫn được mọi gia đình thực hiện. Vậy thì việc thờ cúng tổ tiên trong ngày này có ý nghĩa gì? Thì chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Sự ra đời của phong tục thờ cúng tổ tiên

Người Việt có rất nhiều tín ngưỡng văn hóa một trong số đó. Được biết đến nhiều nhất là tục thờ cúng tổ tiên. Đây là một phong tục có từ lâu đời. Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ tưởng nhớ tới công lao những người đã khuất. Mà còn giúp giáo dục con cháu đời sau “uống nước nhớ nguồn”. 

Đối với người Việt bàn thờ tổ tiên là nơi thiêng liêng, tôn kính và trang nghiêm nhất. Thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Với tập tục thờ cúng tổ tiên người Việt luôn khẳng định không đoạn tuyệt với giống nòi và quá khứ của mình. Giữa những người đã khuất và người còn sống luôn có sợi dây kết nối.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Có ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền thế nhưng ngoài điều này. Thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn chịu ảnh hưởng từ ba nguồn tôn giáo đó là:

Nho giáo

Theo như Khổng Tử thì con người không tự dưng mà sinh ra. Con người chúng ta được sinh ra từ cha mẹ, ông bà sinh ra cha mẹ…cứ như vậy từ đời này sang đời khác. Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước đã có công sinh thành. 

Đạo giáo

Theo Đạo giáo luôn tin tưởng vào một lực lượng siêu nhiên. Những linh hồn đã chết sẽ không thực sự chết mà vẫn còn tồn tại xung quanh chúng ta. Việc thờ cúng người đã chết cũng như coi rằng họ vẫn tồn tại xung quanh chúng ta.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Gồm Những Gì?

Phật giáo

Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt bởi họ luôn tin tưởng vào kiếp luân hồi. Và họ luôn tin tưởng rằng tổ tiên chúng ta vẫn thường quan tâm, lo lắng. Và theo dõi đường đi nước bước của chúng ta ngay cả khi đã chết.

Tục thờ cúng tổ tiên và tôn giáo có phải là một?

Có rất nhiều câu hỏi việc thờ cúng tổ tiên có phải là tôn giáo hay không? Để lý giải cho điều này thì chúng ta cần xem xét các yếu tố sau đây các bạn nhé.

Thứ nhất: Tôn giáo thường có uy quyền rất lớn và có tính nhân loại tuy nhiên ở Việt Nam mọi tôn giáo đều đứng thứ hai sau lòng yêu nước. 

Thứ hai: Ở một số nước khác khi theo tôn giáo, một số người mong muốn được tử vì đạo thế nhưng đối với người Việt cuộc sống hiện tại mới là tốt đẹp. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên là cầu xin ông bà phù hộ cho những người còn sống sức khỏe, bình an và may mắn.

Thứ ba: Khi theo tôn giáo thì phải có nơi để sinh hoạt chung nhưng với phong tục thờ cúng tổ tiên thì không có sự áp đặt nào hết. Thờ cúng ông bà tổ tiên là do mọi người hoàn toàn tự nguyện. Tùy vào từng gia chủ sẽ có thủ tục thờ cúng khác nhau.

Thứ tư: Khi người ta đã theo tôn giáo thì chỉ theo một tôn giáo duy nhất thế nhưng tại Việt Nam tôn giáo là bình đẳng. 

Thứ năm: Khi theo tôn giáo người ta sẽ có đức tin mãnh liệt thế nhưng tục thờ cúng ông bà tổ tiên thì không theo tín điều nào hết. Đơn giản họ luôn nghĩ ông bà, cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta và nuôi chúng ta khôn lớn nên khi ông bà đã khuất sang thế giới bên kia thì con cháu ở lại phải có trách nhiệm thờ cúng.

Thứ sáu: Khi theo tôn giáo người ta sẽ phải trải qua trường lớp đào tạo cụ thể thế nhưng đối với tục thờ cúng tổ tiên thì không phải theo trường lớp nào hết. Tục thờ cúng tổ tiên được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ trước làm gương để thế hệ sau noi theo.

Với sự lý giải trên thì chúng ta có thể thấy rằng tục thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo mà đó chỉ là truyền thống, văn hóa tôn thờ của người Việt.

Tục thờ cúng tổ tiên và những nghi lễ bạn nên biết

Việc thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng và không bắt buộc. Phải tuân thủ theo phương pháp mà nó xuất phát từ tâm. Tuy nhiên để thực hiện cho đúng thì bạn cần biết một số nghi lễ sau:

Nghi lễ cúng gia tiên

Con cháu cúng những người đã khuất là để thể hiện sự hiếu thảo, tấm lòng thành kính. Vào những ngày lễ quan trọng thì những người còn sống. Sẽ chuẩn bị mâm lễ để cúng những người đã khuất. Sau khi chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ thì con cháu sẽ đứng dưới chắp tay cúng.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm cúng khai trương đầu năm nên chuẩn bị như thế nào để hút tài?

Nghi lễ khấn gia tiên

Con cháu sẽ khấn theo bài văn khấn hoặc tự khấn theo những gì mình nghĩ ra. Nội dung bài khấn sẽ bao gồm đầy đủ thông tin của người đã khuất và thông tin của người còn sống. Và những mong muốn và người còn sống thỉnh cầu tới người đã khuất.

Nghi lễ vái/lạy gia tiên

Sau khi cúng khấn xong thì người lãm lễ sẽ thực hiện các động tác vái/lạy. Bằng cáng chắp ha tay trước ngực và cúi người xuống.

Số nén hương thắp và ý nghĩa của những con số này

  • Thắp 1 nén: Cầu mong bình an sẽ đến với mọi người trong gia đình
  • Thắp 3 nén: Xua đuổi tai ương và cầu mong may mắn
  • Thắp 5 nén: Dự báo hung cát và mời các vị thần linh, tổ tiên về
  • Thắp 7 nén: Gọi các vị thần linh, thiên binh, thiên tướng
  • Thắp 9 nén: Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cầu cứu các vị thần cứu khổ cứu nạn cho dân.

Tại sao lại cúng gia tiên mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng?

Bạn có thể thực hiện cúng gia tiên vào bất cứ ngày nào trong tháng. Hoặc tùy theo từng gia đình tuy nhiên việc cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng. Là tập tục của người Việt từ bao đời nay. Cứ đến ngày mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng là mọi người thường đi lễ và cúng gia tiên. 

Ngày mùng 1 hay còn gọi là ngày Sóc và ngày rằm là ngày Vọng. Theo lý giải về khoa học thì trong hai ngày này mặt trời, mặt trăng và trái đất. Sẽ cùng nằm trên một đường thẳng nên sẽ gây ra các sự cố không tốt. Việc thờ cúng vào ngày này là để cầu mong may mắn, tránh những rủi ro, nguy hiểm.

Còn theo yếu tố tâm linh thì những ngày này người đã khuất thường về thăm gia đình. Nên những người còn sống sẽ làm lễ cúng khấn. Nếu người đã khuất về thăm mà người còn sống không cúng khấn. Thì họ lại trở về địa ngục với chiếc bụng đói hoặc phải đi xin của bố thí tại đình chùa…

Thắp hương mùng 1 và rằm 15 âm lịch có cần làm cỗ to?

Với quan niệm “trước cúng sau ăn” thì có lẽ việc chuẩn bị mâm cao cỗ đầy hay không. Thì người đã khuất cũng không về mà mang đi được. Cuộc sống hiện tại của chúng ta khá bận rộn nên bạn cũng không cần phải quá vất vả. Và tốn kém nhiều thời gian để chuẩn bị những mâm cỗ như vậy. Bạn chỉ cần chuyển bị hoa quả, vàng mã và cúng khấn tới tổ tiên là được. 

Tìm Hiểu Thêm:  Đặt Xôi Chè Cúng Thôi Nôi Bé Trai, Gái Ở Đâu Tại TP HCM?

Chuẩn bị mâm cúng gia tiên ngày mùng 1 và rằm 15 âm lịch là một nghi thức của các gia đình người Việt. Được thực hiện từ đời này sang đời khác. Trong những ngày này mỗi gia đình đểu chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên. Để thể hiện sự biết ơn, che chở. Của những người đã khuất đối với người còn sống.

Mâm cúng gia tiên

Dưới đây là ví dụ một mâm cúng gia tiên mà bạn có thể tham khảo:

  • Bánh chưng/xôi: Đây là món không thể thiếu trong những ngày này. Hình ảnh chiếc bánh chưng/đĩa xôi vuông tròn thể hiện cho sự may mắn.
  • Mâm ngũ quả: Việc bày một mâm ngũ quả đẹp. Tượng trưng như sự trù phú, may mắn sum vầy hạnh phúc. Của các thành viên trong gia đình.
  • Gà luộc: Hình ảnh con gà gắn liền với cuộc sống của những người dân Việt. Nó mang ý nghĩa vô cùng thân thuộc và bày tỏ lòng thành của người còn sống dâng lên tổ tiên.
  • Ngoài ra còn có các lễ vật khác như: Vàng, hương, nước, trà, rượu….để dâng lên ông bà thể hiện tấm lòng thành kính.

Mâm cúng cỗ Phật

Mâm cúng cỗ Phật thường làm mâm cỗ chay và bao gồm các lễ vật. Như: Xôi đỗ xanh, hoa quả, chè, giò chay, bánh trôi nước….. Tùy theo văn hóa từng vùng miền sẽ chuẩn bị những món đồ chay khác nhau.

Nếu bạn không tự tay chuẩn bị được những lễ vật đó vì nhiều lý do cá nhân thì bạn có thể đặt mua tại. Tại đây luôn đảm bảo có đầy đủ mọi lễ vật để bạn có thể đặt mua và dâng lên ông bà tổ tiên – những người đã khuất.

luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng. Những sản phẩm chất lượng, dịch vụ tốt nhất và an toàn nhất. Ngay cả khi bạn yêu cầu các lễ vật cúng mặn hay cúng chay chúng tôi. Đều có thể đảm bảo cung cấp được cho bạn. Với mức giá cả hợp lý là địa chỉ cung cấp lễ vật cúng gia tiên hàng đầu. 

Một vài điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 và rằm 15 âm lịch

  • Không được đổ vỡ: Trong những ngày này hạn chế để xảy ra đổ vỡ. Bởi theo quan niệm nếu gây đổ vỡ thì sẽ gặp điều xui trong tháng.
  • Không sát sinh: Trong những ngày này nếu gia chủ sát sinh. Thì sẽ gặp những điều không may, hao tài tốn của.
  • Không nên để hết gạo trong nhà
  • Người trong nhà không được cãi vã, gây lộn lẫn nhau 

Cúng gia tiên mùng 1 và rằm 15 âm lịch hàng tháng là một phong tục, tín ngưỡng tốt đẹp. Trong văn hóa người Việt từ bao đời nay. Và dù xã hội có phát triển thì việc duy trì phong tục này sẽ là sợi dây kết nối. Giữa những người còn sống và người đã khuất. Giúp con cháu đời sau nhớ tới công lao sinh thành và duy trì chữ Hiếu.

Call Now Button