Sự khác nhau giữa lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn trong rằm tháng 7?

Theo truyền thống của người dân Việt Nam, tháng 7 là tháng Cô Hồn, đồng thời đây cũng là mùa Vu Lan báo hiếu. Vậy bạn có biết sự khác nhau giữa lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn trong rằm tháng 7 hay chưa? Cùng tìm hiểu một số thông tin qua bài viết dưới đây.

Tục lệ từ xa xưa cho rằng, tháng 7 là tháng mở cửa địa ngục và vong âm xá tội, là tháng mà hồn người chết ở cõi âm được trở về gặp người thân và dân gian gọi là ngày cúng cô hồn. Đây cũng là ngày mà giới tăng ni phật tử báo hiếu và gọi là ngày lễ Vu Lan. Do đó mà bạn nên phân biệt được sự khác nhau của lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn để tránh nhầm lẫn giữa 2 ngày lễ này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về 2 ngày lễ này trong rằm tháng 7.

Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan và lễ Cô Hồn

Nếu muốn phân biệt 2 ngày lễ này trong rằm tháng 7 thì cần hiểu ý nghĩa của chúng.

Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiều Liên cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp quỷ đói bằng cách nghe lời Phật dạy, là vào ngày rằm tháng 7 thì sắm sửa lễ đặt trong chậu để dâng cúng và cầu xin một cách thành khẩn thì mới có thể cứu mẹ của mình khỏi địa ngục tăm tối. Sau khi làm theo lời Phật dạy thì mẹ của Mục Liên có thể về cảnh giới lành, do đó mà hình thành nên ngày lễ Vu Lan báo hiếu để con cháu có thể kính nhớ và báo hiếu cho cha mẹ. Trong ngày này, người con khi tham dự lễ Vu Lan mặc dù già trẻ hay gái trai đều thành kính và đón nhận bông hoa hồng để cài lên ngực áo một cách trang trọng. Những người còn cha mẹ sẽ cài hoa hồng đỏ, và những người đã không còn cha mẹ sẽ cài hoa hồng trắng để tưởng nhớ và khắc sâu công ơn sinh thành.

Trong ngày rằm tháng 7 còn có 1 nghi lễ nữa đó là ngày lễ Cô Hồn. Được cử hành trong cùng 1 ngày nhưng lễ Vu Lan và lễ Cô Hồn là 2 nghi lễ hoàn toàn khác nhau và không thể gộp làm một.

Ngày Cô Hồn

Theo truyền thống thì ngày Cúng Cô Hồn có nguồn gốc từ câu chuyện ông A Nan Đà và quỷ diệm khẩu (quỷ miệng lửa) trong một đêm đang tịnh thất thì gặp được một con quỷ đói với thân thể khô gầy, miệng nhả ra lửa, cổ dài mà nhỏ, cho A Nan biết 3 ngày sau ông sẽ chết và luân hồi với kiếp quỷ, mặt cháy đen giống như nó. Vì lo sợ nên A Nan nhờ quỷ chỉ cho phương thức tránh kiếp, và được chỉ là phải soạn lễ cúng đường Tam Bảo để tăng thọ và quỷ sẽ được về cõi trên. Sau khi nghe lời thì ông kể lại với Đức Phật và được Phật cho bài chú cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ để A Nan tụng trong lễ cúng và thêm phúc thọ.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Thôi Nôi Quay Hướng Nào Và Những Điều Cần Lưu Ý

Chính vì vậy mà tục cúng Cô Hồn được hình thành và đến ngày nay thì được hiểu như là ngày xá tội vong nhân cho người đã chết hoặc cúng bố thí cho những cô hồn vật vờ không nơi nương tựa. Cũng vì thế mà tháng 7 Cô Hồn không đem lại nhiều may mắn nên người ta thường tránh việc làm ăn hay khởi sự, mua bán xây dựng trong thời gian này.

Cũng từ những câu chuyện và ý nghĩa trên của nó mà tháng 7 được gọi là “mùa hiếu hạnh” cũng như là tháng “xá tội vong nhân”. Cả 2 nghi lễ này đều có nguồn gốc khác nhau nhưng nó lại chứa đựng ý nghĩa để cao việc làm phúc và báo hiếu – là một ý nghĩa nhân văn cao cả.

Lễ Vu Lan và lễ Cô Hồn có phải là một?

Nhiều người nhầm tưởng rằng 2 ngày lễ Vu Lan và lễ Cô Hồn là cùng 1 nghi lễ mà chỉ khác nhau của tên gọi, ngày xá tội vong nhân cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Tuy nhiên trên thực tế, đây thực chất là 2 ngày lễ khác nhau và xuất phát từ những câu chuyện với ý nghĩa riêng biệt. Vu Lan mang ý nghĩa nhằm để báo hiếu, còn lễ Cô Hồn là để làm phúc, làm thiện và ban phước cho những cô hồn chưa được siêu thoát và còn đang vất vưởng ở trên trần gian.

Ngoài ngày lễ Cô Hồn thì nhiều gia đình hay làm kinh doanh thường cũng chuẩn bị thêm mâm cúng cô hồn vào các ngày mùng 2 và ngày 16 hàng tháng, sau khi đã cúng gia tiên, hay cúng Thổ Công. Vào ngày 15 là dịp cúng cô hồn lớn nhất và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo nên người ta thường nhầm tưởng 2 nghi thức này là một và xuất phát từ lễ Vu Lan.

Ở Việt Nam có sự khác biệt của từng vùng miền, Riêng đối với người miền Bắc thì thường đề cao ngày xá tội vong nhân là ngày cúng Cô Hồn. Còn đối với người miền Trung và miền Nam thì thường đề cao ngày lễ Vu Lan để báo hiếu. Do đó mà sinh sống ở vùng nào thì cũng cần phải làm quen dần với phong tục tập quán của từng vùng miền để có thể giữ được nét đẹp văn hóa này vào ngày rằm tháng 7.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Ông Công Ông Táo Vì Sao Nên Thực Hiện?

Sự khác biệt của việc thể hiện mâm cúng trong ngày lễ cúng rằm tháng 7

Tuy là cùng một ngày tổ chức cúng bái, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt như sau khi cúng Phật và cúng Gia tiên thì mới tổ chức nghi lễ cúng Cô Hồn, do đó mà nó mang ý nghĩa khác nhau và sự chuẩn bị mâm cúng này cũng có những sự khác biệt.

Đối với mâm cúng lễ Vu Lan thì cần sự chỉn chu và cầu kỳ hơn với những lễ vật truyền thống được chuẩn bị đầy đủ. Thông thường, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như tập quán của từng vùng miền mà có thể chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mặn, đồng thời cần chuẩn bị thêm những vật dụng dành cho người cõi âm được làm ra từ giấy như xe hơi, quần áo, nhà cửa, giày dép hay các vật dụng trang sức khác nhau… cùng với đó là tiền vàng để người đã mất có thể sử dụng ở dưới Cửu Tuyền.

Đối với mâm cúng Cô Hồn thì có ý nghĩa là để làm phúc và bố thí cho các vong hồn nên sẽ có mâm cúng đơn giản hơn với các món đồ như xôi chè, hương hoa, kẹo bánh, hoa quả, bỏng ngô, tiền vàng mã…

Nghi thức thực hiện nghi lễ Vu Lan báo hiếu và lễ cúng Cô Hồn

Để báo hiếu cho cha mẹ, thông thường ngoài việc chuẩn bị mâm cúng cơm, thì người ta thường đến các chùa để lễ và cầu kinh, thắp hương cũng như cầu mong cho người đã khuất có thể được sống tốt nơi chín suối và sớm đầu thai. Hình ảnh người tham dự lễ chùa cài hoa hồng trên ngực làm cho nghi lễ trở nên trang trọng hơn và tạo nên nhiều cảm xúc cho những người tham dự.

Đối với lễ cúng Cô Hồn thì thường gắn với tục lệ giật cô hồn. Từ xa xưa, đây là trò chơi của những đứa trẻ con và người ta quan niệm rằng, trẻ giật nhanh và sạch mâm cúng thì sẽ mang đến nhiều điều may mắn cho gia chủ. Ngày nay người ta chuẩn bị cúng cô hồn với nhiều lễ vật có giá trị nên không những trẻ con mà người lớn cũng tham gia giật cô hồn, tạo nên nhiều hiệu ứng xấu không đáng có.

Thời gian để thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng 7

Theo quan niệm dân gian, ngày 15 rằm tháng 7 hằng năm là ngày mở cửa địa ngục. Do đó mà các cô hồn được xá tội sẽ được trở về dương thế mà vất vưởng khắp nhân gian. Chính vì vậy mà nhiều gia đình sẽ tổ chức cúng Cô Hồn cũng như làm lễ Vu Lan vào trước ngày 15 đó và hóa vàng mã xong trước ngày này, để những vong linh có được bữa ăn bằng việc sắm cỗ cúng, đồng thời cầu mong bình an và mong không bị ma quỷ quấy phá.

Tìm Hiểu Thêm:  Cách Nấu Chè Đậu Trắng Cúng Thôi Nôi Đơn Giản

Trong ngày 15 mọi linh hồn kể cả linh hồn tội lỗi hay quỷ dữ đều được tự do nên nếu không muốn bị những linh hồn này phá phách hay rước thêm âm bình về nhà thì cần phải chuẩn bị mâm lễ cho họ, và chuẩn bị cho các cụ gia tiên để họ có thể về quây quần đông đủ với con cháu.

Cần lưu ý gì khi làm lễ Vu Lan và lễ Cô Hồn trong ngày rằm tháng 7?

Để có được những nghi lễ trọn vẹn, thì gia chủ cần phải có những lưu ý để tránh phạm phải những điều cấm kị khi thực hiện nghi thức làm lễ Vu Lan hay lễ Cô Hồn.

  • Mâm cúng khi làm lễ Vu Lan có thể đủ đầy hơn so với mâm cúng lễ Cô Hồn, bởi bản chất lễ Vu Lan là để báo hiếu cho cha mẹ, do đó mà thể hiện sự thành tâm của con cháu khi dâng lễ lên người đã khuất. Nói như vậy không có nghĩa là lễ cúng cô hồn thì không cần thành tâm, bởi nếu như mong muốn các vong hồn được siêu thoát thì cũng cần phải thật tâm chuẩn bị lễ vật để họ có được cuộc sống tốt hơn và có thể siêu thoát đầu thai sớm.
  • Cần ăn mặc lịch sự khi làm lễ và chuẩn bị sẵn văn khấn, để có thể thuận tiện hơn khi làm lễ, tránh xảy ra những sai sót không đáng có. Đây cũng thể hiện sự tôn trọng lên các cụ và các vong hồn khác.
  • Ngày lễ Vu Lan thể hiện sự hiếu thuận của con cháu dành cho cha mẹ, tổ tiên, do đó mà có thể chuẩn bị thêm những món quà mang ý nghĩa thiết thực cũng như tinh thần để dành tặng cho cha mẹ, tận hưởng được không khí đoàn viên khi mọi thành viên trong gia đình quây quần và gắn bó với nhau bên mâm cơm ấm cúng.

Khi chuẩn bị lễ cúng nên chuẩn bị thật kỹ càng, tránh những thiếu sót không đáng có, bởi nếu như quên lễ vật này kia thì cũng đánh giá gia chủ chuẩn bị lễ vật không thành tâm nên mới bỏ quên, tránh bị các cụ ở trên trách mắng.Nếu như muốn biết thêm về sự khác nhau giữa lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn trong rằm tháng 7 bạn có thể liên hệ để được tư vấn đồng thời cũng giúp bạn chuẩn bị những mâm lễ đầy đủ và trọn vẹn để ngày lễ thêm ý nghĩa hơn bao giờ hết. Hi vọng với những thông tin mà bài viết mang lại sẽ giúp bạn hiểu thêm về những nghi lễ này.

Call Now Button