Những Điều Cần Lưu Ý Về Cách Cúng Ông Địa Thần Tài Mới Thỉnh

Đối với những người buôn bán, kinh doanh thì việc hàng ngày cúng lễ, thắp hương, khấn vái ông địa thần tài. Đã trở nên vô cùng quen thuộc. Bởi đó là điều quan trọng trong tâm linh giúp cho những người làm ăn. Có thể thuận buồm xuôi gió, buôn may bán đắt và gặt hái được nhiều thành công. Những điều cần lưu ý về cách cúng ông địa thần tài mới thỉnh bạn cần biết.

Đa phần chúng ta đều quen nhìn thấy hình ảnh bàn thờ ông địa, thần tài đã được thỉnh về và làm xong lễ an vị. Có rất ít người biết đến lễ cúng ông địa thần tài khi mới thỉnh về. Chính vì vậy mà những thông tin có liên quan đến cách cúng ông địa thần tài mới thỉnh. Luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi không ai có thể nói trước được việc lúc nào mình cần di chuyển đến nơi ở mới, nơi làm ăn mới và cần phải thỉnh ông địa, thần tài.

Không giống như một số lễ cúng khác, cúng ông địa thần tài mới thỉnh. Đòi hỏi gia chủ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau và mỗi công việc lại mang một ý nghĩa riêng. Để có thể thực hiện được tốt công việc thì bạn cần lưu ý những điều có trong phần nội dung dưới đây.

Ông địa và Thần tài là hai vị thần linh có khả năng làm tiền bạc sinh sôi, nảy nở

Tuy có nguồn gốc phần nhiều đến từ Trung Quốc nhưng từ khi có mặt tại Việt Nam cho đến nay. Trải qua bao thế hệ hình ảnh ông địa và thần tài đã mang đậm nét văn hóa của người Việt. Trong số các vị thần linh thì ông địa và thần tài được thờ cúng rộng rãi nhất. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của ông địa, thần tài ở rất nhiều nơi. Trên khắp mọi miền đất nước, từ nhà riêng cho đến công ty, cửa hàng, cửa hiệu.

Theo quan niệm dân gian thì không chỉ có Thần Tài mà Ông Địa cũng. Là vị thần linh có khả năng làm cho tiền bạc được sinh sôi, nảy nở. Nếu như thần tài là vị thần cai quản tất cả mọi chuyện có liên quan đến tiền bạc trong nhân gian. Thì ông địa lại là vị thần cai quản mọi chuyện về nhà cửa, đất đai. Theo phong thủy ngũ hành thì có đất đai mới có tiền bạc. Giống như có Thổ thì mới có Kim nên muốn có được nhiều tiền bạc. Thì cần có sự phù trì của cả ông địa và thần tài. Chính vì nguyên nhân này mà bàn thờ được lập chung cho cả ông địa và thần tài.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Khai Trương Spa Gồm Những Gì?

Việc kết hợp giữa ông địa và thần tài tượng trưng cho việc tiền bạc sẽ được nảy sinh ra từ đất đai. Và điều này thường không bao giờ cạn kiệt. Do đó mà con người muốn có được nhiều tiền bạc cần phải lập bàn thờ ông địa thần tài. Theo đúng chuẩn phong tục truyền thống. Nhất là với những người muốn lập bàn thờ để thỉnh mới ông địa thần tài. Thì lại càng phải cần chú ý đến việc cúng lễ hơn.

Lúc nào chúng ta cần thỉnh ông địa và thần tài?

Không phải chỉ dành riêng cho những người làm ăn kinh doanh chuyển địa điểm. Mà thậm chí cả những gia chủ có nhà riêng cũng cần phải chú ý đến thời gian cần thỉnh ông địa thần tài

Đối với những người chuyển đến ở nhà mới hay chuyển cửa hàng, công ty tới địa điểm mới. Thì việc thỉnh ông địa, ông thần tài về là điều đương nhiên. Bởi mỗi vùng đất mới, nơi ở mới đều cần có sự khởi đầu mới. Và bạn cần phải có sự che chở, phù hộ của ông địa cai quản vùng đất đó. Cũng như sự phù trì của thần tài để được ăn nên làm ra.

Thời gian thỉnh ông địa thần tài chính xác về nơi mới tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi gia chủ. Trước khi tiến hành việc thỉnh ông địa thần tài thì bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng ngày giờ. Để vừa chọn được ngày giờ đẹp cho việc kinh doanh lại vừa hợp với tuổi, với mệnh của gia chủ.

Còn đối với những người đang sống tại nhà riêng thì khoảng thời gian cần thỉnh ông địa thần tài. Mới chỉ diễn ra khi chẳng may tượng ông địa, thần tài đang thờ ở trên bàn thờ bị nứt vỡ hoặc đã quá cũ, bị phai màu. Thường khoảng thời gian này tương đối lâu nên nhiều người không mấy để ý.

Cúng ông địa thần tài mới thỉnh là điều vô cùng quan trọng với gia chủ

So với việc cúng lễ ông địa thần tài trên bàn thờ hàng ngày thì việc cúng ông địa thần tài mới thỉnh. Được xem là công việc quan trọng hơn. Bởi khi bạn mới thỉnh ông địa thần tài lên trên bàn thờ. Thì ngoài việc phải đều đặn thắp hương trong 100 ngày ra. Thì những công việc đầu tiên cần làm khi thỉnh các ngài về. Tuyệt đối không được phép xảy ra sơ suất.

Từ việc chọn lựa ông thần tài ông địa có vẻ mặt sáng sủa, phú quý cho đến việc đem tượng các ngài đến chùa. Để làm lễ chú niệm nhập thần đều cần phải dành ra rất nhiều công sức, thời gian. Nhất là việc đem tượng đến chùa để sư thầy làm lễ chú niệm nhập thần cần phải chu đáo, tỉ mỉ vì đây là bước tạo nên linh hồn cho bức tượng trước khi bạn đem về yên vị lên trên bàn thờ.

Tìm Hiểu Thêm:  Trung Thu 2021 Vào Ngày Nào? Tết Trung Thu Có Tên Gọi Khác Là Gì?

Thời gian yên vị ông địa, thần tài trên bàn thờ cũng cần được xem xét cẩn thận. Một công việc quan trọng khác gia chủ cần phải thực hiện trước khi yên vị tượng ông địa, thần tài. Đó là lau sạch sẽ bàn thờ bằng nước thơm và tắm rửa cho tượng các ngài bằng lá bưởi. Đó là điều cần thiết để đón chào ông địa thần tài về ngôi nhà mới với tấm lòng thành kính nhất.

Cách bố trí ông địa, ông thần tài đúng cách

Sau khi đã yên vị tượng ông địa thần tài trên bàn thờ bạn mới bắt đầu bày biện các vật phẩm. Dùng để thờ cúng lên trên bàn thờ với thứ tự sắp xếp cụ thể như sau:

  • Ở phía trong cùng của bàn thờ là tấm bài vị hoặc có thể là tượng của ông địa, thần tài (điều này tùy thuộc vào tập tục của mỗi vùng miền. Cũng như quan niệm về thờ cúng của mỗi gia đình)
  • Thường thì ông địa sẽ được đặt ở phía bên tay phải của bàn thờ (hướng nhìn từ phía ngoài vào). Còn thần tài được được ở phía bên trái. Đây là cách đặt vị trí theo đúng truyền thống cha ông ta để lại
  • Phía trước mặt của hai ngài sẽ là bát hương và bát hương được đặt ở phía chính giữa bàn thờ. Khi đã đặt bát hương thì không được phép xê dịch. Kể cả khi lau dọn bàn thờ vì điều đó là điều cấm kỵ. Nếu bạn xê dịch bát hương thì sẽ khiến cho việc làm ăn dần dần bị đi xuống.
  • Phía sau bát hương sẽ là 3 hũ nước. Đây là biểu tượng cho sự đủ đầy, ấm no và tiền tài vào nhiều như nước
  • Bộ kỷ nước và bộ ấm chén bàn thờ sẽ được đặt ở phía trước bát hương. Để thuận tiện cho việc thay nước hàng ngày trước khi thắp hương.
  • Phía Đông nhìn từ ngoài vào hoặc nói đơn giản hơn là bên phải của ông thần tài. Sẽ đặt bình hoa, còn bên trái (hay phía Tây nhìn từ ngoài vào) sẽ đặt đĩa hoa quả. Đây là nguyên tắc “đông bình tây quả” rất phổ biến trong tục cúng bái của người Việt.

Ngoài những vật phẩm trên thì gia chủ có thể bày biện thêm một số vật phẩm phong thủy khác. Để bàn thờ thêm phần sinh động, trang nghiêm và lộng lẫy. Đối với những người buôn bán thì ngay khi bước chân vào cửa hàng, cửa hiệu. Nhìn thấy bàn thờ ông địa, thần tài được trang trí đẹp mắt, đèn hương đầy đủ. Sẽ khiến cho khách hàng ấn tượng hơn và từ đó thêm phần đông khách, gia tăng tài lộc tốt hơn.

Khi đã hoàn thành xong việc an vị ông địa, thần tài trên bàn thờ. Cũng như bày biện xong các vật phẩm thì bước tiếp theo cũng là bước quan trọng nhất. Đó chính là việc sửa soạn mâm lễ cúng ông địa thần tài mới thỉnh.

Tìm Hiểu Thêm:  Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cúng Căn Tại Gia Cho Bé 12 Tuổi

Cúng ông địa thần tài mới thỉnh và những điều cần lưu ý

Có thể bạn nghe được nhiều thông tin khác nhau có liên quan đến việc cúng ông địa thần tài mới thỉnh. Nhưng điều quan trọng là bạn cần chắt lọc thông tin. Và đưa ra được chọn lựa phù hợp nhất với mình. Vì mỗi vùng miền hay mỗi gia đình. Lại có sự khác biệt đôi chút trong việc mua sắm đồ cúng lễ ông địa thần tài mới thỉnh. Nên bạn sẽ cần chú ý khi tiếp nhận thông tin.

Việc mua sắm đồ cúng lễ ngoài vấn đề về tài chính ra thì còn bị ảnh hưởng. Bởi quan điểm cá nhân của gia chủ nên khi chọn mua. Bạn có thể tham khảo danh sách các lễ vật dưới đây:

  • Hương
  • Nến hoặc đèn 1 đôi
  • Bộ tiền vàng mã
  • Đĩa trầu cau
  • 3 hũ đựng muối, gạo và nước (3 hũ này sau khi cúng xong sẽ để yên vị trên bàn thờ)
  • Nước sạch (có thể là 1 bát hoặc là 5 chén nước nhỏ)
  • Thuốc lá 1 bao
  • Trái cây 1 đĩa với 5 loại khác nhau
  • Hoa tươi 1 lọ (nên cắm hoa với số bông lẻ)
  • Bộ tam sên với thịt luộc, trứng luộc và tôm luộc (hoặc là cua luộc)
  • Đĩa xôi 
  • Đĩa chè
  • Bộ y phục giấy dành cho thần linh.
  • Tiền lẻ với các mệnh giá (mang tính chất tượng trưng).
  • Đĩa thịt quay hoặc con gà luộc, nếu có điều kiện có thể cúng nguyên con lợn sữa quay hoặc cá nướng.

Ngoài những lễ vật cơ bản trên thì bạn có thể sắm sửa thêm một số lễ vật khác. Như nước ngọt, rượu, bia, bánh bao, phẩm oản, bánh kẹo hoặc loại bánh đặc sản của vùng…Các lễ vật đều cần phải có hình thức đẹp và chất lượng thơm ngon, không được phép dâng lên cúng đồ lễ đã bị hư hỏng, có mùi.

Tất cả đồ lễ cúng ông thần tài phải được bày biện hài hòa, chỉnh chu trên mâm cúng để đến đúng giờ đẹp gia chủ sẽ tiến hành làm lễ. Với những người không có thời gian hoặc không có kinh nghiệm sắm sửa, bày biện đồ lễ. Thì đa phần họ đều chọn lựa đặt mâm cúng trọn gói do cung cấp.

Số lượng đồ lễ sẽ do bạn đưa ra yêu cầu còn hình thức và chất lượng của đồ lễ. Luôn được cam kết tốt nhất. Đúng giờ hẹn nhân viên của sẽ đem mâm cúng tới bày biện cho bạn. Và điều này khiến bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và cả chi phí nữa.

Hãy liên hệ ngay với để biết thêm những điều cần chú ý khi cúng ông địa thần tài mới thỉnh. Và để đặt mâm cúng trọn gói nhé.

Call Now Button