Ngày Giỗ Tổ Nghề Mộc Và Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc

Nắm Bắt Thông Tin Ngày Giỗ Tổ Nghề Mộc Và Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Mộc

Lễ cúng tổ nghề mộc là dịp để thế hệ con cháu trong nghề tưởng nhớ tới các bậc tiền nhân và những người đã có ơn khai sáng và truyền bá rộng rãi ngành nghề này.
Mỗi ngành nghề sẽ có một ông tổ nghề riêng bao gồm các nghề từ thủ công cho đến nghề kỹ thuật. Với những người làm nghề thợ mộc thì họ sẽ tổ chức lễ cúng ông tổ nghề mộc. Tuy nhiên, không phải ai trong nghề cũng am hiểu về lễ cúng này. Lễ cúng giỗ tổ nghề thợ mộc được tổ chức vào ngày nào? Mâm cúng tổ nghề cũng như cách cúng giỗ tổ nghề mộc như thế nào? … Có lẽ đây là những câu hỏi được rất nhiều người trong nghề và ngoài nghề quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những nội dung trên một cách khái quát nhất để bạn có thể hiểu rõ hơn về lễ cúng này.

Lễ giỗ tổ nghề mộc có nguồn gốc từ đâu?

Vào thời chúa Trịnh, có một chàng trai rất trẻ chỉ mới 18 tuổi, chàng trai là người có tay nghề làm mộc nổi tiếng khắp vùng xứ Bắc và được chúa Trịnh mời vào cung diện kiến và giao cho một nhiệm vụ là chạm trổ chiếc ngai vàng của chúa. Nhưng khi công việc hoàn thành thì chàng trai lại bị tống giam vào ngục tối vì bị chúa bắt gặp đang nằm vắt vẻo ngủ ở trên ngai vàng.

Chàng trai vẫn ở trong ngục cho đến khi chúa băng hà, lúc này bà Chúa lên nắm mọi quyền hành. Vào một ngày, bà Chúa bỗng quan sát ngai vàng của mình và nhận thấy rằng ngai vàng được chạm trổ thật sự đẹp đến mức quá xuất sắc, bà Chúa liền cho người đưa chàng trai từ ngục tối ra và lệnh cho chàng trai bằng mọi giá phải chạm trổ ra một bức Phật bà bằng chính cái tâm của con người, làm thế nào để Phật bà có thể nhìn được trăm nẻo khốn khó, đau khổ và gian ác đang tồn tại trên thế gian, từ đó có thể cứu giúp được người nghèo khổ và trừng phạt được những kẻ ác trên đời này. Khi nghe được bà Chúa ra lệnh như vậy, chàng trai đã trả lời rằng không thể làm được bức tượng Phật bà như yêu cầu vì chưa nhìn thấy bao giờ, bà Chúa rất tức giận và nói rằng sẽ tiếp tục nhốt chàng trai nếu chàng trai không làm.
Chàng trai trẻ này tên là Nguyễn Công Nghệ tiếp tục bị giam cầm vô cùng khắc nghiệt, bà Chúa cho mời hàng hàng trăm vị Tăng thay nhau đọc kinh gõ mõ cả ngày cả đêm khiến cho chàng trai trẻ sống không được yên ổn. Chính vì vậy, sau một thời gian lặp đi lặp lại sự tra tấn này, chàng trai đã bị mắt mờ, ù tai…., chàng trai đành phải ép mình nghĩ cách làm bức tượng Phật bà nếu không sẽ không thoát khỏi sự tù hãm kinh khủng này.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Thôi Nôi Nên Cúng Gà Hay Cúng Vịt Bạn Cần Biết

Sau đó, bà Chúa đã cho người thắp hàng trăm ngọn nến cả ngày và đêm, đồng thời cho vận chuyển đến những khối gỗ, còn chàng trai thì làm việc quên ăn quên ngủ, không ngừng nghỉ để hoàn thành bức tượng Phật bà. Cho đến một ngày của 3 năm sau đó, bà Chúa đích thân đi kiểm tra, khi tới gần khu vực nơi chàng trai làm việc, mọi người bỗng nhìn thấy một luồng sáng phát ra, ánh sáng này phát ra từ bức tượng xuất phát từ tâm của con người. Bức tượng Phật bà với một đầu có bốn mặt nghìn tay và ở trên mỗi bàn tay lại có thêm một con mắt, mọi người ai nhìn thấy đều vô cùng sửng sốt.
Tuy nhiên, không một ai hiểu được ý nghĩa tâm linh thật sự của bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay này. Bà Chúa rất tức giận và cho người đi tìm chàng trai để có được câu giải thích thật thỏa đáng. Nhưng thật chẳng may, vì bị giam cầm nhiều năm nên mắt chàng trai đã mờ đi, Nguyễn Công Nghệ vì thế đã rơi xuống dòng suối và bị cuốn trôi.
Về sau, mọi người cũng dần dần hiểu ra được ý nghĩa thực sự cũng như cái tâm của chính ông tổ Nghệ đã đặt vào bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay này. Cũng từ đó cái tên Nguyễn Công Nghệ đã được đi vào lịch sử ngành mộc và người ta coi ông chính là ông tổ của nghề mộc, được mọi người kính trọng cùng tưởng nhớ.

Bên cạnh đó, ở một số nơi người ta lại thờ ông tổ nghề mộc là ông Lỗ Ban. Bởi theo truyền thuyết được kể lại trong văn hóa Trung Hoa thì Lỗ Ban chính là người có sáng tạo ra cưa đục cho nghề thợ mộc để làm nhà cửa cũng như các vật dụng bằng gỗ. Ông cũng chính là người đã chế tạo ra được con diều bằng gỗ và có thể chở người do thám tình hình của đối phương trên chiến trường.

Lễ Vật Mâm Cúng Gỗ Tổ Nghề Mộc Và Nhiều Mâm Cúng Tổ Nghề Khác

Bài Văn Khấn Tổ nghề và Bài Cúng Tâm Linh Đầy Đủ

Giỗ tổ nghề mộc chính xác được làm vào ngày nào?

Để tưởng nhớ tới công ơn kiến tạo nghề mộc và với truyền thống uống nước nhớ nguồn, cứ vào ngày 20 tháng chạp hằng năm, những người làm trong nghề mộc từ thợ mộc cho tới các chủ nhà xưởng sản xuất đồ nội thất, đồ chế biến từ gỗ, các doanh nghiệp cung cấp gỗ nguyên liệu đều dành thời gian của mình để chuẩn bị mâm lễ cúng ông Tổ nghề.
Ngoài việc cúng vào đúng ngày 20 tháng Chạp ra thì ở nhiều nơi người ta còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch của hằng năm để làm ngày giỗ tổ nghề mộc. Tuy nhiên thì ngày này sẽ được tổ chức với quy mô nhỏ hơn so với lễ cúng vào dịp cuối năm, thông thường thì các chủ nhà xưởng, chủ doanh nghiệp hoặc những cá nhân làm nghề mộc sẽ tổ chức một mâm lễ cúng nhỏ và cúng ngay tại nơi làm nghề. Đối với làng nghề hoặc các tập đoàn, công ty lớn sẽ lấy ngày 20 tháng 12 âm lịch hằng năm để tổ chức lễ cúng giỗ ông tổ nghề mộc.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Gia Tiên Ngày Rằm

Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc cần sắm sửa những đồ lễ gì

Mỗi mâm cúng trong lễ giỗ tổ nghề, trong đó có giỗ tổ nghề mộc sẽ có những lễ vật cúng khác nhau. Với mâm cúng trong lễ cúng giỗ tổ nghề mộc thường bao gồm những lễ vật cơ bản như sau:
Trái cây sử dụng mâm ngũ quả. Nên chọn những loại trái cây có ý nghĩa tâm linh tốt cho nghề mộc.
Hoa tươi cắm lọ. Cũng như trái cây, nên sử dụng những loại hoa có ý nghĩa và màu sắc may mắn, mang đến nhiều tài lộc cho nghề mộc.

  • Hương nhang thơm
  • Gạo, muối hạt, trà mạn, rượu trắng, nước lọc
  • Trầu cau được têm và có thêm vôi thuốc
  • Gà trống luộc buộc chéo cánh đẹp
  • Lợn quay nguyên cả con
  • Bánh bao
  • Bánh chưng và chả lụa

Tùy vào quy mô của làng nghề, quy mô của công ty, tùy theo phong tục của vùng miền mà mâm cúng giỗ tổ nghề mộc sẽ có những điểm khác nhau. Đối với mâm ngũ quả, trong quá trình sắm sửa, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Chọn trái cây không quá chín, lành lặn và đẹp để bày biện mâm ngũ quả

Để tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề mộc, người ta thường chuẩn bị mâm ngũ quả trước từ 1 đến 2 ngày kịp bày biện mâm cúng. Do vậy, rất nhiều người theo thói quen trông thấy quả trông đẹp mắt thì mua luôn về nhưng đến khi mang ra bày biện thì quả bị chín quá hoặc bị héo, nhiều trường hợp còn bị thối. Chính vì lẽ đó mà khi mua bạn nên chọn trái cây còn xanh hoặc ương và nên chọn quả chuối, mãng cầu, xoài, đu đủ… Đối với quả dưa hấu thì nên chọn những quả có cuống xanh, trông không bị héo cũng như xuất hiện các dấu hiệu bị thối hay thâm.

  • Không bày biện các loại hoa hoặc thực phẩm hay trái cây khác lên trên mâm ngũ quả

Ngoài 5 loại trái cây mà bạn đã lựa chọn mua để bày mâm ngũ quả thì không bày thêm các loại trái cây khác hay hoa và thực phẩm khác chỉ vì mục đích thêm phần thẩm mỹ và bắt mắt. Chính điều này sẽ làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của mâm ngũ quả.

  • Bày biện các loại trái cây còn ướt thực chất là một sai lầm
Tìm Hiểu Thêm:  Tục Cúng Gia Tiên Mùng 1 Và Rằm 15 Âm Lịch Hàng Tháng Của Người Việt

Do không biết hoặc quá vội vàng mà nhiều người bày biện luôn các loại trái cây lên mâm ngũ quả ngay khi vừa rửa xong. Điều này là một việc làm không tốt vì trái cây ướt sẽ dễ làm cho mâm ngũ quả đựng trái cây bị đọng nước, phần tiếp xúc giữa vỏ trái cây và đĩa quả sẽ làm cho trái cây dễ thối, hỏng và úng, mốc. Trên mâm cúng thì đây là một điều rất kiêng kỵ. Do vậy, sau khi rửa trái cây xong bạn nên đặt ở nơi sạch sẽ, thoáng gió để cho ráo hẳn nước hoặc dùng khăn sạch lau khô phần vỏ ngoài rồi mới bày trái cây lên mâm ngũ quả.

  • Không bày biện mâm ngũ quả bằng các loại trái cây có gai hay có mùi hắc

Một mâm ngũ quả thông thường sẽ có 5 loại trái cây với ý nghĩa tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh, vì vậy, không phải cứ loại trái cây nào cũng sẽ có ý nghĩa phù hợp để đặt lên mâm. Những loại trái cây phù hợp phải kể đến là chuối, xoài, bưởi, đu đủ, dưa hấu, … Trong các loại trái cây thì bạn nên tránh các loại quả có mùi hắc như ớt, sầu riêng hoặc các loại trái cây có gai nhọn như chôm chôm, mít, sầu riêng.

Những điều cần phải lưu ý trong lễ cúng giỗ tổ nghề mộc

Để lễ cúng giỗ tổ nghề mộc diễn ra được tốt đẹp và mang lại ý nghĩa to lớn cho cả ngành nghề, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề trong quá trình tổ chức như sau:

  • Lễ cúng giỗ tổ nghề mộc cần có gà trống, một con lợn và một chai rượu nếp trắng.
  • Chủ lễ bắt buộc phải là người thợ có uy tín cao trong nghề hoặc là người có độ tuổi lớn nhất, là lão làng trong nghề.
  • Khi đọc văn khấn cần phải đọc với giọng vừa đủ nghe, giọng đọc rõ ràng, không đọc vấp. Nếu không thuộc bài khấn thì chủ nhang có thể cầm giấy để đọc và sau đó phải đốt cùng với đồ hóa vàng.
  • Tất cả những người tham gia lễ cúng cần phải nghiêm túc từ lời nói cho đến cách ăn mặc để thể hiện sự thành tâm cũng như lòng thành kính dâng lên ông tổ nghề.

Lễ cúng ông tổ nghề mộc mang ý nghĩa to lớn đối với tất cả những người trong nghề và đối với cả những người ngoài ngành vì nghề mộc còn liên quan đến ngành xây dựng công trình, nhà cửa, liên quan trực tiếp tới cuộc sống và sự an toàn của con người. Để hoàn toàn yên tâm, bạn nên liên hệ tới dịch vụ cung cấp mâm cúng của để đặt gói dịch vụ phù hợp nhất.

Call Now Button