Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Gồm Những Gì?

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái gồm những lễ vật nào? Có sự khác biệt so với mâm cúng đầy tháng bé trai không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về lễ vật mâm cúng đầy tháng bé gái và cách chuẩn bị.

Những lễ vật chính cần chuẩn bị cho mâm cúng đầy tháng bé gái miền Bắc, miền Nam

Việc chuẩn bị lễ vật mâm cúng là một trong những khâu quan trọng nhất của nghi thức cúng đầy tháng bé gái nói riêng, tập tục thờ cúng truyền thống nói chung, là cách bày tỏ lòng thành, sự biết ơn và tấm lòng của người chuẩn bị với những mong cầu mục đích tinh thần nhất định.

Dù có sự khác biệt hai miền Bắc và Nam, khác biệt về quy mô, điều kiện, văn hóa phong tục ở mỗi địa phương, song nhìn chung những lễ vật nên được sắp lên mâm cúng đầy tháng có những mẫu số chung nhất định về đặc điểm lễ vật.

Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái, cha mẹ có thể chuẩn bị những lễ vật cơ bản sau:

Mâm lễ cúng đầy tháng bé gái phần đặt trên bàn thờ tổ tiên

Xét về nguồn gốc tự nhiên, con gái sinh ra là sự kết hợp hài hòa, tự nhiên của cha mẹ, sâu xa nữa sẽ có vai trò quan trọng của ông bà, tổ tiên. Do đó, việc chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng đặt trên bàn thờ gia tộc, bày tỏ sự biết ơn, trân trọng và sự cầu mong may mắn từ thế hệ đi trước là rất cần thiết.

Lễ vật đầy đủ cơ bản cho mâm lễ này là:

  • Lễ vật hương thắp, hương đốt trên bàn thờ: Đối với ban thờ tổ tiên, hương lễ được chuẩn bị thường là hương vòng kích thước nhỏ, có mùi thơm. Nếu không có điều kiện chuẩn bị, mỗi gia đình có thể rút lấy 3 cây hương mới và thắp lên bát hương gia tiên như những nghi thức cúng thông thường.
  • Lễ vật đèn: Lễ vật đèn đại diện cho lửa. Lửa cũng như hương thắp, là một trong những con đường thông linh của thế giới trần và thế giới âm. Theo quan niệm dân gian, khi đèn sáng lửa tức là khi sự thông linh này đang được diễn ra. 

Hiện nay, lễ vật đèn (đèn cầy) thắp trên bàn thờ gia tiên có thể được thay thế bằng đèn điện hoặc nến. Tuy nhiên nếu chuẩn bị được đèn cầy vẫn là tốt nhất.

  • Lễ vật nước, rượu: Nước, rượu đại diện cho hành thủy. Mỗi loại chuẩn bị 3 hoặc 5 chén trên bàn thờ gia tiên. Nếu chuẩn bị 5 chén có thể  xếp từng loại thành hình ngũ giác, tượng trưng cho ngũ hành phát triển. Nếu chuẩn bị 3 chén mỗi loại thì xếp song song thành 2 hàng thẳng nhau.
  • Lễ vật trầu cau: Trầu cau nên chuẩn bị trầu cau tươi. Lễ vật trầu cau tươi trên bàn thờ gia tiên không cần quá cầu kỳ về hình thức. Cau để nguyên quả (bao gồm cả phần vỏ xanh, cuống cau và tóc cau). Trầu để nguyên lá tươi (không cần xé miếng hay têm cánh phượng. Trầu và cau để chung vào 1 đĩa nhỏ theo trật tự lá trầu đặt dưới, hướng úp bụng, quả cau đặt trên ngay ngắn.
  • Lễ vật mặn: Tùy điều kiện của mỗi gia đình, lễ vật mặn này có thể chuẩn bị số lượng nhiều ít, sự đa dạng khác nhau. Ví dụ cơ bản nhất về lễ vật mặt truyền thống là 1 con gà luộc (gà trống nguyên con), 1 đĩa xôi lớn – xôi nếp trắng làm từ gạo thơm, gạo nếp cái hoa vàng là tốt nhất. Gà và xôi đặt chung vào 1 đĩa lớn theo trật tự gà nằm trên đĩa xôi.
Tìm Hiểu Thêm:  Nghi thức đặt viên đá đầu tiên thực hiện lễ khởi công xây dựng thánh đường

Có địa phương sẽ thay thế lễ xôi – gà bằng một mâm lễ tam sinh đơn giản bao gồm 3 món đặc trưng, đại diện cho 3 loài động vật sinh sống ở dưới nước, trên cạn và trên không là: 1 con tôm hùm luộc (hoặc tôm to bình thường đều được), 1 miếng thịt ba chỉ luộc (không thái miếng nhỏ) và 1 quả trứng luộc (trứng gà).

Ngoài ra nếu có điều kiện hơn, cha mẹ có thể chuẩn bị thêm 1 số phần lễ vật mặn khác như giò lụa, nem, chả, món xào, món canh tuy nhiên những phần này có thể bỏ qua).

  • Lễ vật ngọt: Lễ vật ngọt thông thường sẽ có 2 nhóm lễ vật là bánh kẹo ngọt và oản đỏ. Mỗi loại chuẩn bị không quy định về số lượng cụ thể nhưng nên là số lẻ, xếp thành 2 phần riêng, hài hòa đẹp mắt là được.
  • Lễ vật hoa: Chuẩn bị 1 lọ hoa tươi nhỏ trên bàn thờ gia tiên. Lễ vật hoa này thường là hoa cúc đại vàng tươi hoặc hoa cúc nhỏ, cắm theo số bông lẻ.
  • Lễ vật quả – trái cây: Tốt nhất là chuẩn bị một lễ ngũ quả nhỏ, bao gồm 5 loại quả không giống nhau về màu sắc và tên gọi. Ưu tiên những quả có tông màu tươi sáng, rực rỡ.
  • Lễ vật quần áo, vàng mã, mũ quan: Đây là một trong những phần lễ vật không thể thiếu của ngày này. Quần áo, vàng mã, mũ quan là những lễ vật được sắp, đánh số (hoặc ghi tên) theo phần mộ ông bà tổ tiên đã mất – đang được thờ cúng trên ban thờ – với quan niệm rằng ông cha ta sẽ mặc quần áo mới, đem tiền vàng mới, đội mũ mới hạ phàm chứng giáng và dự lễ cầu may.
Tìm Hiểu Thêm:  Chỉ Cách Cúng Thôi Nôi Đúng Phong Tục 3 Miền Bắc Trung Nam

Mâm lễ cảm tạ 12 bà Mụ nặn, hay còn gọi là mâm lễ cúng Mụ chính

12 bà Mụ nặn hay 12 vị Tiên Nương theo quan niệm dân gian và văn hóa Nam bộ chính là những người đã nặn ra hình hài em bé, cầu phúc, cầu may cho em bé được sinh ra trọn vẹn, xinh đẹp, đầy đủ. 

Do vậy, xuất phát từ nguồn gốc xã hội, nguồn gốc tâm linh của đời sống tinh thần, chuẩn bị mâm lễ cúng Mụ chính là cách thức để người trần, cụ thể là cha mẹ của em bé thể hiện sự cảm tạ đối với 12 vị Tiên nương.

Chuẩn bị lễ vật cho mâm lễ này có những quy tắc nhất định về số lượng lễ vật, còn loại lễ thì cũng tùy vào điều kiện gia đình và đặc trưng vùng miền mà chuẩn bị không giống nhau. 

Thông thường, mâm lễ cúng Mụ sẽ được chuẩn bị đa dạng hơn mâm lễ cúng tổ tiên, bao gồm những lễ vật là:

  • Lễ vật hương đốt cho mâm cúng Mụ: Đối với mâm cúng Mụ, lễ vật hương được chuẩn bị không phải là hương vòng mà là hương que (hương cây, thẻ hương). Rút lấy 3 thẻ cắm trực tiếp lên lễ vật hoặc có thể chuẩn bị 1 bát hương nhỏ tùy nhu cầu.
  • Lễ vật nến thơm: Thay vì chuẩn bị đèn cầy như trên bàn thờ tổ tiên, đại diện cho lửa thông linh của mâm cúng Mụ là nến thơm – 2 cây nến thơm mới, nến rồng phượng càng tốt.
  • Lễ vật trầu cau tươi: Lễ vật trầu cau tươi chuẩn bị thành 12 phần bằng nhau, trầu têm cánh phượng thật đẹp mắt, chọn lá màu xanh và to. Cau tươi bổ tư, cắt bỏ phần râu, chũm cau và cuống, chỉ giữ lại phần thân quả. Sắp mỗi đôi 1 loại vào 12 đĩa nhỏ và xếp song song nhau.
  • Lễ vật trà, rượu, nước trắng: Mỗi loại chuẩn bị 5 chén nhỏ. Riêng trà chuẩn bị 1 chum trà nhỏ, đặt cạnh chum trà lớn là 12 chén.
  • Lễ vật trái cây: Trái cây trong mâm cúng 12 bà Mụ có thể chuẩn bị cầu kỳ thành 12 đĩa nhỏ, trong mỗi đĩa có từ 1 đến 3 loại quả. Đơn giản hơn có thể chuẩn bị lễ ngũ quả đều được.
  • Lễ vật hoa, hoa tươi, hoa khô: Lễ vật hoa tươi trong mâm cúng Mụ là lễ vật bắt buộc. Bạn có thể chuẩn bị 1 bình hoa tươi, hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, … đều được.Tuy nhiên chỉ nên cắm 1 loại hoa. Ngoài ra có những gia đình sẽ chuẩn bị thêm hoa nhựa hoặc hoa mã để tạo thêm độ phong phú và màu sắc cho lễ vật.
  • Lễ vật bánh, kẹo, oản đỏ: Bánh kẹo và oản đỏ chuẩn bị mỗi loại số lượng 12 phần bằng nhau, xếp song song hoặc xếp hình tròn
  • Lễ vật xôi nếp đỏ: Xôi nếp trong mâm lễ cúng Mụ thường là xôi gấc rắc vừng đen hoặc vừng vàng. Đây được coi là loại xôi đem lại những may mắn và đẹp mắt nhất.
  • Lễ vật xôi chè: Tương tự chuẩn bị thành 12 cốc (12 phần bằng nhau). Xôi chè hay còn gọi là chè, là món lễ vật đặc trưng nhất trong mâm lễ cúng Mụ hiện nay, có thể thấy ở hầu hết các mâm lễ cúng Mụ đều không thể thiếu. Món xôi chè phổ biến nhất là chè trôi nước ngũ sắc.
  • Lễ vật mặn: Lễ vật mặn trong mâm cúng Mụ thường là mâm lễ tam sanh. Tuy nhiên nếu có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm cả lễ gà luộc và giò lụa cắt miếng sắp thành 12 phần.
  • Lễ vật quần áo, tiền vàng, giầy giấy và những đồ vàng mã chuyên dụng: Mỗi loại 12 phần, trong đó là những bộ váy xanh, hài xanh có kích thước như nhau cho 12 vị tiên nương.
Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Gồm Những Gì

Những quy tắc chuẩn bị và sắp xếp lễ vật cần lưu ý để chuẩn tập tục

Quy tắc sắp đặt không gian thờ cúng

Không gian thờ cúng nên được chọn ở những nơi thoáng mát, có hướng gió và hướng cửa sổ mở vào. Nếu cẩn thận hơn, gia đình có thể xem hướng thờ cúng tốt nhất tại những nhà thầy Địa, thầy phong thủy uy tín.

Quy tắc xếp lễ vật

Xếp lễ vật lên mâm cúng có thể tuân theo quy tắc tròn hoặc quy tắc ngang:

  • Đối với không gian thờ cúng rộng, gia đình có thể sắp xếp lễ vật theo quy tắc ngang, trong đo những lễ vật được xếp song song hoặc thẳng hàng theo hướng bàn hình chữ nhật sao cho hài hòa, đẹp mắt. Trong đó, hướng Đông sẽ đặt bình hoa tươi, còn hướng Tây sẽ đặt mâm ngũ quả hoặc lễ vật quả thông thường.
  • Đối với những gia đình có không gian thờ cúng nhỏ, diện tích hạn chế thì có thể sắp theo quy tắc bàn tròn theo thứ tự to nhỏ từ trong ra ngoài.

Quy tắc không chạm đũa

Là quy tắc mà trong đó tất cả lễ vật được nấu hoặc lễ vật đặt mua đều mới nguyên, chưa ăn, chưa sử dụng.

Quy tắc đầy đủ

Là việc sắp đầy đủ lễ vật lên mâm cúng trước khi hương được đốt và cắm lên ban thờ.

Nếu hương đã đốt thì lễ vật thiếu có thể bỏ qua, không sắp bổ sung.

Ngoài việc tự chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng cho bé gái, bố mẹ bé có thể đặt Dịch vụ mâm cúng tại đơn vị cam kết về chất lượng, giá thành và dịch vụ khách hàng. Truy cập website để được tư vấn và báo giá cụ thể.

Call Now Button