Nhà là một tài sản gắn liền với cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc của con người. Không chỉ thực hiện nghi lễ cúng khi xây nhà mới mà khi sửa nhà cũng cần thực hiện. Vậy mâm cúng sửa nhà đơn giản có gì đặc biệt? Khi cúng sửa nhà nên đọc bài cúng sửa nhà nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ hướng dẫn thủ tục trước khi sửa nhà cho mọi người.
Mục Lục
Thủ tục trước khi sửa nhà
Ngôi nhà là một tài sản gắn liền với cuộc sống sinh hoạt cùng như công việc của mỗi người. Là tài sản được xem là có giá trị vô cùng lớn gắn liền với cuộc đời của mỗi gia đình. Đây không chỉ là nơi mỗi thành viên trong gia đình làm nơi trú ngụ hàng ngày mà còn là mái ấm được xây dựng nên từ các thành viên của gia đình.
Để có được căn nhà sinh sống thì con người phải tiến hành xây dựng, trải qua quá trình sinh sống và gắn bó, sự tác động của những yếu tố khách quan như thời tiết khắc nghiệt cũng như một số tác động khác đã làm cho ngôi nhà dần trở nên xuống cấp. Yêu cầu đặt ra để khắc phục những thay đổi xấu đối với căn nhà, sửa chữa mới là phải tiến hành sửa chữa.
Sửa chữa được thực hiện sau quá trình xây dựng và về thời gian thì so với việc xây mới một ngôi nhà thì việc sửa chữa thường đơn giản hơn và không tiêu tốn nhiều thời gian bằng xây mới nhà. Xây mới nhà thường là quá trình bắt đầu xây mới tất cả các hạng mục nhưng sửa nhà thì là xây mới lại một hoặc vài hạng mục trong căn nhà đó.
Tuy nhiên dù là sửa chữa bất cứ một hạng mục nào ở trong ngôi nhà đó chẳng hạn như sơn lại tường, sửa chữa phòng ngủ, phòng khách hay sửa nhà vệ sinh, sửa chữa đường nước, …thì gia đình gia chủ cũng nên chuẩn bị kỹ lưỡng mà không chủ quan.
Nếu như xây nhà mới gia đình gia chủ cũng thực hiện một số nghi lễ cúng từ giai đoạn động thổ, làm móng, cho tới đổ mái, đổ móng thì sửa nhà cũng vậy. Mỗi lần tiến hành sửa nhà thì dù ít hay nhiều gia đình gia chủ cũng cần phải thực hiện theo đúng các nghi lễ mà ông cha ta lưu truyền để lại từ xưa và tiếp tục phát huy đến nay.
Hầu hết mọi gia đình đều biết việc khởi công xây nhà ở mới truyền thống thì cần phải tổ chức nghi lễ cúng, tuy nhiên rất nhiều gia đình lại đang còn băn khoăn không biết trước khi tiến hành sửa nhà có cần phải thực hiện nghi lễ cúng hay không và cần tiến hành các thủ tục gì? Những thông tin của chúng tôi dưới đây sẽ lý giải cho mọi người những thông tin cần thiết về thủ tục trước khi sửa nhà.
Trước khi sửa nhà có cần thực hiện thủ tục gì?
Thủ tục chọn giờ và ngày đẹp để tổ chức nghi lễ cúng sửa nhà
Theo truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam thì trước khi thực hiện một công việc nào đó quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như công việc thì người ta thường thực hiện nghi lễ cúng. Đối với việc sửa nhà cũng vậy, cũng gần giống như việc xây dựng một ngôi nhà mới. Khi bắt đầu có kế hoạch sửa lại ngôi nhà. Thì gia đình gia chủ cũng nên phải chủ động lên kế hoạch từ trước.
Việc chuẩn bị từ trước là để có thể chủ động tìm được thợ làm ưng ý. Chuẩn bị được các vật liệu, dự trù mức kinh phí phần hạng mục sửa chữa. Và đối với các công trình công trình xây dựng ở các đô thị, thành phố…Thì phải xin cấp giấy phép để được tiến hành sửa chữa…
Ngoài ra thì khi tiến hành sửa nhà cũng không thể thiếu được những bước chuẩn bị quan trọng khác. Chằng hạn như chọn ngày giờ đẹp, sao cho phù hợp với mệnh, tuổi. Quan niệm về chọn ngày và giờ đã có từ xa xưa. Không chỉ thực hiện trong khi sửa nhà. Mà còn được áp dụng ở tất cả các nghi lễ cúng khác.
Chọn ngày và giờ đẹp, hợp với mệnh của gia chủ để tiến hành việc sửa chữa có ý nghĩa quan trọng. Tránh được những ngày đại kỵ như ngày trùng tang…. Để những công việc về sau được thuận lợi. Đây là nét văn hóa tâm linh truyền thống. Là một phong tục tín ngưỡng văn hóa dân gian quen thuộc và phổ biến với bao thế hệ người Việt Nam. Từ xa xưa và đến nay vẫn đang duy trì nét tín ngưỡng này.
Thủ tục cúng trước khi sửa nhà
Cúng bái là một nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam. Trước khi thực hiện một công việc quan trọng nào đó thì ngoài những công việc. Thủ tục liên quan trực tiếp thì gia chủ cần thực hiện thủ tục cúng bái. Đối với việc sửa nhà thì có rất nhiều gia chủ vẫn còn cảm thấy thắc mắc. Tại sao tiến hành sửa nhà ở mà cũng cần phải thực hiện lễ cúng? Việc tổ chức nghi lễ cúng khi sửa nhà có thật sự cần thiết không? Và ý nghĩa của nghi lễ cúng trước khi sửa nhà có ý nghĩa gì?
Việc tổ chức nghi lễ cúng trước khi sửa nhà có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cũng giống như xây dựng một ngôi nhà mới. Việc cúng khi sửa sang nhà cửa có ý nghĩa báo cáo với tổ tiên, các vị thần linh thổ địa về sự thay đổi đó. Khi gia đình gia chủ tiến hành làm bất cứ việc gì có động chạm. Thay đổi đến nhà cửa hoặc đất đai thì cũng có nghĩa là đã động đến long mạc. Cũng như ảnh hưởng tới thần linh Thổ Địa đang trực tiếp cai quản tại khu vực đó và Tổ tiên của gia đình.
Do đó khi gia đình gia chủ tổ chức nghi lễ cúng là nhằm mục đích báo cáo và xin phép các vị thần linh thổ địa. Cùng với ông bà Tổ tiên cho phép xây dựng, sửa chữa ngôi nhà. Thông qua nghi lễ cúng đó, gia đình gia chủ cũng bày tỏ những mong muốn. Những hi vọng để các vị thần linh thổ địa và tổ tiên phù hộ cho việc sửa nhà. Được tiến hành theo các bước thuận lợi và suôn sẻ.
Từ xưa cho tới nay người Việt Nam vẫn luôn quan niệm về sự phù hộ của các vị thần linh, tổ tiên…Tâm lý trông cậy vào sự phù trì của các vị thần linh luôn được đề cao. Vì vậy mà trong bất cứ một công việc lớn nhỏ. Từ vui đến buồn đến thực hiện một công việc gì đó. Thì mọi người vẫn thường tổ chức các mâm cúng sửa nhà để trông chờ vào sự giúp đỡ của họ.
Việc tổ chức nghi lễ cúng sửa nhà không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với mặt tâm linh. Giúp cho gia đình gia chủ yên tâm hơn về mặt tâm lý. Để tiến hành việc sửa lại nhà mà đây còn là nghi lễ cúng thể hiện. Để tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, tổ tiên. Nhờ đó mà gia đình gia chủ sẽ thực hiện công việc sửa nhà, tránh trường hợp xảy ra những sự cố đáng tiếc. Hi vọng sẽ có thể nhận được thêm được nhiều tài lộc, nhiều điều may mắn đến từ các vị thần, tổ tiên linh ban phước.
Có nhiều người hiện nay vẫn quan niệm việc sửa nhà chỉ là một công việc nhỉ. Sửa sang một bộ phận nhỏ của căn nhà do đó không phải tổ chức nghi lễ cúng trước khi sửa. Tuy nhiên, thực tế từ xa xưa đến nay ông bà ta vẫn tin rằng là có thờ có thiêng và có kiêng có lành. Do đó, gia đình gia chủ không nên chủ quan mà bỏ qua nghi lễ cúng lễ các vị thần linh thổ địa cũng như tổ tiên.
Nghi lễ cúng sửa nhà cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Việc chọn ngày và giờ đẹp, hợp với tuổi và mệnh của gia chủ để tiến hành sửa nhà. Là bước đầu tiên cần thực hiện khi gia chủ có nhu cầu sửa nhà. Chọn ngày và giờ đẹp có thể dựa theo lịch vạn niên. Căn cứ vào kinh nghiệm của những người đi trước. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của thầy phong thủy hoặc của thầy cúng xem giúp.
Sau khi gia đình gia chủ đã chọn được ngày và giờ đẹp và phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ. Thì thủ tục tiếp theo cần phải thực hiện. Đó chính là lên danh sách mua sắm và chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng thần linh, tổ tiên khi sửa nhà. Việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thành công của nghi lễ cúng. Bởi mỗi nghi lễ có những cách chuẩn bị lễ vật cúng khác nhau. Mỗi lễ vật mang ý nghĩa khác nhau. Do đó bước chuẩn bị lễ vật cho nghi lễ cúng sửa nhà là vô cùng cần thiết và chủ động.
Các lễ vật mà gia đình gia chủ chuẩn bị cho nghi lễ cúng sửa nhà gồm có:
- 1 con gà trống luộc, được tạo dáng riêng theo văn hóa của từng gia đình, từng vùng miền. Nên chọn những con gà có thân hình to, khỏe mạnh, màu lông vàng;
- 1 đĩa đựng xôi, gia chủ có thể chọn xôi đậu xanh hoặc xôi gấc đều được, nếu không có xôi thì gia chủ có thể thay thế bằng bánh chưng hoặc bánh tét đều được;
- 1 đĩa nhỏ đựng muối trắng;
- 1 đĩa nhỏ đựng gạo tẻ;
- 1 chai nước trắng;
- 1 chai rượu nếp cùng với 3 chén nhỏ để đựng rượu;
- 1 Bộ tam sên gồm 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt luộc, 1 miếng thịt heo luộc hoặc heo quay và 1 con tôm luộc;
- 1 bộ đinh vàng hoa dành riêng cho nhà cửa;
- 5 lễ tiền truyền thống và 1 bó hương;
- 1 Bộ quần áo cúng được làm từ chất liệu giấy, dành cho các vị quan thần linh;
- 1 lọ hoa tươi gồm 9 bông hoa, gia chủ có thể chọn các loại hoa như hoa đồng tiền, hoa cúc…
- 1 đĩa đựng 3 quả cau và 3 lá trầu;
- 1 đĩa ngũ quả với 5 loại quả khác nhau, có màu sắc khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của gia chủ;
- 1 đĩa gồm bánh kẹo ngọt và các loại bỏng ngô, bỏng gạo.
Tùy vào từng vùng miền sẽ có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên trên đây là những lễ vật cơ bản. Mà trong lễ cúng sửa nhà phải có. Gia đình gia chủ nếu không có điều kiện để tự tay chuẩn bị mâm cúng trước khi sửa nhà. Thì có thể liên hệ với các đơn vị về dịch vụ đồ cúng để yên tâm về mâm cúng. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu với bạn dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị. Đây là một đơn vị an toàn, có uy tín và giá cả lại hợp lý cho mọi gia đình