Đồ Cúng Mụ Cho Bé Trai, Bé Gái Miền Bắc

Mâm Cúng mụ cho bé trai và bé gái miền Bắc là một nghi lễ không thể thiếu cho các bé để cầu sức khỏe, may mắn và bình an.

Cúng mụ là nghi lễ cúng để đánh dấu những chặng đường phát triển của trẻ. Đây là một nghi lễ mang đậm nét văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam từ xưa đến nay và nhất là đối với người miền Bắc.

Nguồn gốc của lễ cúng Mụ

Ở những thời y học còn chưa phát triển, những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong rất cao. Những đứa trẻ đó có thể mắc những bệnh thông thường như cảm cúm hay ho cũng có thể chết. Bởi vì thời xưa cha ông chúng ta không có kiến thức về y học để chữa trị cho những đứa trẻ ấy. Nếu bị bệnh, những đứa trẻ hoặc sẽ được đưa đến thầy lang trong làng, hoặc được đưa đến thầy cúng, hoặc sẽ phải tự mình chống chọi lại bệnh tật. 

Nhưng không phải làng nào cũng có thầy lang giỏi để chữa trị. Nên không phải đứa trẻ nào cũng có thể sống sót đến khi trưởng thành. Vì thế việc tổ chức cúng đầy năm là một sự kiện quan trọng đối với một đứa trẻ vì đó là dấu mốc cho thấy những đứa trẻ đó đã may mắn thoát khỏi những rủi ro bệnh tật trong một năm đầu của cuộc đời. Giai đoạn khó khăn nhất đã trôi qua, và để hi vọng vào những năm tháng sắp cho đứa trẻ, bố mẹ thường tổ chức cúng đầy năm như một cách ăn mừng vì đứa con của mình đã vượt qua cửa ải đầu tiên của cuộc đời.

Có một quan niệm rất thú vị đó là về 12 bà Mụ. Theo dân gian, một đứa trẻ sinh ra ngoài do cha mẹ của chúng còn do do Đại Tiên (Bà chúa đầu thai) mà trực tiếp là 12 Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra. Mỗi bộ phận trên cơ thể đứa trẻ được mỗi Bà Mụ nặn ra. Có người nắn mắt, có người nắn chân tay, có người nắn mặt mũi, có người tạo ra tiếng nói, có người dạy trẻ biết khóc biết cười. Vì vậy xấu hay đẹp cũng là do Bà Mụ nặn ra. Điều đó cũng để người xưa lý giải cho việc một đứa trẻ sinh ra có hình hài, cân nặng khác nhau. Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm như khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), khi trẻ tròn 1 tháng, 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 12 tháng (hay ngày thôi nôi). 

Tìm Hiểu Thêm:  Ngày Đẹp Động Thổ 2021 Là Ngày Nào?

Theo quan niệm đó, Bà Mụ chính là người mang đứa trẻ đến với gia đình, có công lớn trong việc tạo ra một đứa trẻ. Vậy nên vào dịp đầy năm cho trẻ, người ta thường làm một mâm cúng để tạ ơn Bà Mụ, bên cạnh đó cũng là dịp để gia đình cầu xin các Bà Mụ ban cho đứa con của mình những điều may mắn và tốt lành nhất. Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm như khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), khi trẻ tròn 1 tháng, 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 12 tháng (hay ngày thôi nôi). Vì vậy trong cuộc đời một đứa trẻ sẽ gặp rất nhiều lễ cúng liên quan đến Bà Mụ. Đó cũng là lý do mà tục cúng Mụ rất phổ biến đối với người dân chúng ta.

Mâm cúng mụ miền Bắc cần những gì

Giữa bé nam và bé gái cũng có sự khác biệt lễ lễ vật. Và những lễ cúng đó cũng có những vật gần như là tương đương. Cụ sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mâm cúng mụ của miền Bắc có những gì để áp dụng cho lễ đầy tháng, đầy năm của bé. Gia đình cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau đây:

  • Một đĩa hoa quả
  • Hoa tươi
  • Nhang
  • Gạo, muối
  • Giấy để cúng
  • Trà, nước và rượu
  • Trầu têm sẵn
  • Chè đậu trắng với bé trai (chè trôi nước với bé gái)
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Gà luộc nguyên con
  • Heo quay
  • Ly rượu, ly nước
  • Chén, thìa, đũa

Sự khác biệt giữa mâm cúng bé trai và bé gái

Sự khác biệt cơ bản và rõ ràng nhất đó là khác biệt trong món chè giữa bé trai và bé gái. Nếu trên mâm cúng mụ bé trai cần có chè đậu trắng hoặc chè đậu đỏ thì trên mâm cúng mụ bé gái cần có chè trôi nước. Hãy tìm hiểu về ý nghĩa về hai món chè này ngay sau đây.

Chè đậu trắng (hoặc đậu đỏ)

Dùng chè đậu cho bé trai để cầu mong cho bé sau này sẽ luôn đỗ đạt ở các kỳ thi, có con đường công danh rộng mở, trở thành người thành công trong xã hội. Từ “trắng” trong đậu trắng còn mang ý nghĩa thuần khiết, trong sáng để với ý nghĩa rằng đứa bé trai sẽ luôn được giữ cho mình được sự trung thực, trượng nghĩa của một đấng nam nhi. Từ “đỏ” trong chè đậu đỏ mang ý nghĩa về sự may mắn trong cuộc sống, với ý nghĩa cầu mong cho đứa bé tránh được khó khăn, bất trắc, luôn gặp may mắn, thuận buồm xuôi gió trong mọi việc sau này.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Mùng 1 Hàng Tháng Như Thế Nào Đúng Chuẩn Theo Phong Tục Của Người Việt

Chè trôi nước

Chè trôi nước là món chè dịu ngọt, nhẹ nhàng. Vì vậy người ta hay sử dụng chè trôi nước trong lễ cúng Mụ bé gái với mong ước bé sẽ có một cuộc đời êm đềm, bình an. Và nhất là đối với chuyện tình duyên của bé gái, dùng bánh trôi nước để mong cầu rằng sau này bé sẽ có chuyện tình duyên trôi chảy, suôn sẻ, tròn đầy như chiếc bánh trôi.

Ý nghĩa một số lễ vật trong mâm cúng Mụ

Ngoài ý nghĩa đặc biệt của món chè đậu trắng hay bánh trôi nước, trong mâm cúng mụ có những lễ vật vô cùng quan trọng và cũng không kém phần ý nghĩa

Đĩa ngũ quả

Không chỉ trong mâm cúng mụ đầy năm mà hầu như trong bất kỳ nâm cúng nào của người việt đều có mâm ngũ quả bởi ý nghĩa về sự đầy đủ, tròn trịa mà mâm ngũ quả mang. 

Tùy vào từng vùng miền mà mâm ngũ quả sẽ khác nhau. Cụ thể với mâm ngũ quả ở miền nam, thường sẽ dùng các loại trái cây phổ biến như bưởi, dưa hấu, táo, thanh long, mãng cầu, đu đủ. Nên chọn những quả đẹp mắt, có màu sắc tươi tắn, không héo úa. sắp xếp một cách gọn gàng, khéo léo để tạo mỹ quan cho cả mâm cúng.

Hoa tươi

Những loài hoa luôn là biểu tượng cho sự may mắn cũng như tạo nét hài hòa, thẩm mỹ cho mâm cúng. Chúng ta có thể chọn các loài hoa dễ dàng mua ở chợ như hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa cúc cho mâm cúng của gia đình mình. Những bông hoa được chọn cần tươi mới, không héo úa, có mùi hương thoang thoảng nhẹ dịu.

Các đồ mặn như gà luộc heo quay

Bất cứ mâm cúng nào của người Việt Nam đều phải có các món mặn như gà luộc hoặc heo quay. Lễ vật này biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc của gia đình và để cầu mong những điều may mắn sẽ đến.

Các nghi lễ trong thủ tục cúng Mụ có thể tổ chức cho bé nhà bạn

Lễ cúng Mụ đầy tháng

Đây là một trong ba nghi lễ quan trọng trong thủ tục cúng Mụ. Lễ cúng này được xem như là lúc để gia đình báo cáo với ông bà tổ tiên, thiên địa trời đất về sự có mặt của đứa bé trong nhà, đồng thời thể hiện sự cảm tạ những bậc thần linh đặc biệt là Bà Mụ đã có công nặn ra đứa bé, và Đức Ông, người đã luôn bảo vệ, che chở để mang đến sự mạnh khỏe cho cả con cả mẹ. Bên cạnh đó, lễ cúng đầy tháng cũng là dịp để cầu nguyện phước lành, may mắn, sự bình an cho bé với mong muốn bé có được một sự khởi đầu thuận lợi trong chặn đường đời của mình.

Lễ cúng Mụ đầy cữ

Thường thì 7 ngày sau khi sinh bé trai, hay 9 ngày khi sinh bé gái thì người ta làm lễ cúng đầy cữ để tạ ơn bà Mụ. Đồng thời cũng xin bà Mụ phù hộ và tập dạy cho cháu biết cười, lật, bò, đứng, đi, ăn, nói, … Các lễ vật trong mâm cúng này cũng đều là những lễ vật quen thuộc hằng ngày đối với chúng ta.

Tìm Hiểu Thêm:  Cách Làm Gà Bó Xôi Giòn Ngon Ăn Không Biết Chán

Lễ cúng Mụ đầy năm (tiệc thôi nôi)

Tiệc thôi nôi là nghi lễ cúng khi trẻ vừa tròn 1 năm tuổi tuổi để đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ. Đây là một nghi lễ mang đậm nét văn hóa của người dân Việt Nam được gìn giữ từ xưa đến nay. Có một nghi lễ rất thú vị trong tiệc thôi nôi đó là cho bé bốc đồ vật để dự đoán nghề tương lai. Có rất nhiều nước cũng có nghi lễ này ví dụ như Hàn Quốc, Trung Quốc.

Sau khi đã hoàn tất nghi lễ cúng, sẽ đến phần cho bé bốc đồ vật. Các bé được ngẫu nhiên bốc các vật đã được gia đình chuẩn bị sẵn. Mọi người thường quan niệm rằng nếu bé bốc được đồ vật gì thì chính đồ vật đó sẽ liên quan đến nghề nghiệp của bé sau này. Đây sẽ là một cái duyên của bé đối với nghề nghiệp đó. Những món đồ được lựa chọn thường đều là những món đồ rất thân thuộc với chúng ta. Ví dụ như trái bóng, nếu bé bốc được món đồ này, bé sẽ có duyên với những nghề nghiệp về thể thao đặc biệt là nghề cầu thủ. Bé có thể trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp và mạnh mẽ, luôn tràn đầy sức khỏe về tinh thần và thể chất trong cả cuộc đời sau này. Nếu bé bốc được máy tính, thì bé con nhà bạn sẽ làm một người có khả năng tính toán giỏi, tư duy sáng tạo cao, khả năng suy luận tốt. Những nghề có thể phù hợp với bé như những nghề về đầu tư chiến lược, doanh nhân, buôn bán.

Các bước cúng Mụ cho bé ở miền Bắc

Về cơ bản, cúng Mụ sẽ có những bước sau đây:

Bước 1: Chọn ngày giờ làm lễ cúng cho bé. Ngày giờ cần hợp tuổi với bé.

Bước 2: Chuẩn bị mâm cúng. Bày biện sao cho cân đối, hợp lý, đẹp đẽ.

Bước 3: Đến giờ lành, người nhà (bố mẹ, ông bà) thắp hương và đọc văn cúng.

Bước 4:  Chờ hương cháy hết 2/3 thì đem vàng mã ra đốt. Như vậy là đã hoàn tất nghi thức cúng.Mâm cúng Mụ là một mâm cúng không quá cầu kỳ để chuẩn bị, nhưng cần sự thành tâm, sự cẩn thận của gia đình bé.

Để không mất nhiều thời gian mà vẫn chuẩn bị được một mâm cúng đầy đủ, hãy tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu, nơi bạn có thể dễ dàng đặt những mâm cúng đầy đủ, chất lượng và đẹp mắt nhất mà vẫn đảm bảo giá cả hợp lý.

Call Now Button