Cúng Rằm Tháng Chạp hàng năm quan trọng đến thế nào

Cúng rằm tháng chạp hàng năm (tức ngày 14-15 tháng 12 âm lịch) cần chuẩn bị những lễ vật gì và nghi thức này quan trọng ra sao? 

Trong nền văn hóa truyền thống của người Việt Nam, tháng chạp tức tháng 12 âm lịch được xem là một tháng quan trọng trong năm bởi trong tháng này sẽ diễn ra rất nhiều lễ cúng lớn, đặc biệt là cúng rằm tháng chạp. Các gia đình thường sẽ chuẩn bị những mâm cúng nhỏ ấm cúng để dâng lên bàn thờ gia tiên với những ý nghĩa tâm linh hết sức đặc biệt. 

Cúng rằm tháng chạp diễn ra hàng năm là ngày lễ quan trọng ra sao?

Trong tâm thức của người Việt Nam, tháng chạp (tháng 12 âm lịch) được xem là một tháng siêu quan trọng, bởi trong tháng này sẽ diễn ra các lễ cúng tâm linh hết sức ý nghĩa. Bao gồm ba ngày cúng lớn, thứ nhất là cúng ngày rằm tháng chạp, thứ hai là cúng đưa ông Táo về trời và cuối cùng là cúng tất niên cuối năm. Có thể nói là khá bận bịu ở trong tháng này, khi người người nhà nhà đều phải chuẩn bị cho việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cỗ cúng để tạm biệt một năm cũ qua đi và đón năm mới đến. 

Tuy bận bịu là thế nhưng vào ngày rằm tháng chạp, các gia đình vẫn thường cố gắng dành nhiều thời gian để có thể chuẩn bị chu đáo và tươm tất nhất. Vì dẫu sao thì đây cũng là ngày rằm cuối cùng của năm, bởi lẽ nó quan trọng vì tâm thức người Việt luôn coi đây là một dịp để tổng kết một năm cũ sắp qua, cầu may mắn và bình an cho năm mới tới, cũng như là kính nhớ tổ tiên, biết ơn họ đã phù hộ cho gia đạo làm ăn suôn sẻ trong suốt quãng thời gian vừa rồi. 

Khác với những ngày rằm bình thường trong năm, ngày rằm tháng chạp (tháng 12 âm lịch) người ta sẽ thường chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn và đầy đủ lễ vật hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thì mâm cúng trong dịp rằm này thường đơn giản, nhẹ nhàng và coi trọng giá trị đầm ấm. Các gia đình không nhất thiết phải bày vẽ, chuẩn bị nhiều lễ vật xa hoa hay thịnh soạn, quan trọng vẫn phải có tấm lòng và sự thành tâm thì giá trị của buổi lễ mới được phát huy. 

Nên cúng rằm tháng chạp vào ngày nào, thời điểm nào là linh nghiệm nhất 

Chắc hẳn vẫn rất nhiều người thắc mắc, không biết nên cúng rằm tháng chạp vào ngày 14 hay ngày 15 là linh nghiệm nhất và nên thực hiện vào thời điểm nào trong ngày?  

Tìm Hiểu Thêm:  Bạn Đã Biết Khi Về Nhà Mới Mang Gì Vào Trước Để May Mắn Chưa?

Nên cúng rằm tháng chạp vào ngày nào là linh nghiệm nhất 

Như chúng ta đã biết thì theo quan niệm phương Đông, ngày rằm hàng tháng sẽ bao gồm hai ngày là ngày 14 và ngày 15 âm lịch, tuy nhiên ngày chính rằm là ngày 15, còn ngày 14 chỉ là ngày trước rằm mà thôi. Mặc dù vậy nhiều gia đình vì quá bận bịu hoặc để thuận tiện cho việc chuẩn bị thì họ thường cúng rằm vào ngày 14 thay vì ngày 15. Nhưng theo như lời khuyên của các vị chuyên gia cũng như là ông cha truyền lại thì tốt nhất vẫn nên thực hiện cúng rằm vào ngày chính rằm tức ngày 15 âm lịch sẽ là ý nghĩa nhất và linh nghiệm nhất. 

Ngoài ra, nhiều gia đình còn thực hiện cúng cả hai ngày này, vào ngày 14 họ sẽ chuẩn bị những lễ vật đầm ấm và đơn giản để dâng lên bàn thờ gia tiên, mâm cúng thường sẽ bao gồm một mâm cơm (chay hay mặn tùy thuộc vào từng gia đình), ngoài ra còn có trái cây, hoa tươi và bánh kẹo. Vào lúc hạ lễ họ chỉ hạ mâm cơm mà thôi còn về phần trái cây hay bánh kẹo thì sẽ để lại, vào ngày 15 chính rằm thì các gia đình lại thực hiện thắp nhang thêm lần nữa. Đây cũng là một phong tục cúng bái vô cùng độc đáo, được thực hiện theo văn hóa cũng như là thói quen của người dân ở mỗi địa phương. 

Từ đó, chúng ta có thể thấy được rằng, việc cúng vào ngày nào, thời điểm nào và cúng ra sao sẽ còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, từ văn hóa vùng miền cho đến những quan niệm tâm linh của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Chính vì vậy mà chẳng có một quy chuẩn nào là đúng 100% cho việc thờ cúng cả, quan trọng vẫn là con người phải có lòng thành, phải thể hiện được sự tôn kính và coi trọng những giá trị truyền thống cốt lõi. Tóm lại, bạn có thể tùy ý cúng vào ngày 14 hay ngày 15 đều được, đừng cúng quá muộn hay quá sớm để lố hai ngày rằm quan trọng này nhé.

Nên cúng rằm tháng chạp vào thời điểm nào trong ngày 

Có rất là nhiều nghi thức lễ cúng yêu cầu phải cúng đúng giờ, đúng thời điểm quy định trong ngày, tuy nhiên với cúng rằm đặc biệt là cúng rằm tháng chạp thì vấn đề này không quan trọng lắm. Nói chính xác hơn là không quá khắt khe trong việc giờ giấc, theo như thói quen sinh hoạt của người Việt Nam thì các gia đình thường sẽ cúng rằm vào xế chiều hay là trời tối. Vì thời điểm đó hầu hết các thành viên ở trong gia đình đã đi làm về và là khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày. Họ có thời gian để thư thả nấu nướng, chuẩn bị lễ vật sao cho tươm tất và chu đáo nhất, chính vì vậy đây là lúc thích hợp và vô cùng hoàn hảo để làm lễ cúng rằm tháng chạp. 

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Khai Trương Spa Gồm Những Gì?

Tóm lại thì bạn có thể cúng rằm tháng chạp vào thời điểm nào trong ngày 14 và ngày 15 cũng được, miễn là bạn có thời gian để chuẩn bị lễ vật đầy đủ tươm tất là được rồi. Điều quan trọng nhất vẫn là không nên để thiếu lễ vật cần thiết, cần thành tâm, kính trọng với các bậc thần linh và gia tiên nhà mình. 

Nên chuẩn bị những gì cho mâm cúng rằm tháng chạp hàng năm 

Như đã nói ở trên thì chẳng có bất kỳ một quy chuẩn bắt buộc nào cho việc phải cúng rằm ra sao, bao gồm những lễ vật gì. Điều này bị ảnh hưởng và chịu chi phối bởi các yếu tố vùng miền và quan niệm tâm linh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, theo truyền thống trước nay, các lễ vật cúng rằm tháng chạp thì không thể nào thiếu đi những lễ vật cơ bản dưới đây, bạn có thể tham khảo để tránh chuẩn bị thiếu nhé và có thể thay đổi tùy thuộc theo quan niệm cũng như là văn hóa địa phương ở mỗi nơi. 

Theo phong tục tập quán truyền thống thì mâm cúng rằm không thể nào trái cây tươi, hoa tươi, trầu cau và trà nước,… đây là những lễ vật cơ bản mà mâm cúng nào cũng phải có chứ không riêng gì ở mâm cúng rằm tháng chạp. Tiếp đó, vào ngày rằm này thì người ta sẽ chuẩn bị mâm cơm ấm cúng, bao gồm các món ăn mặn hoặc chay tùy theo thói quen ăn uống của mỗi gia đình. Thường thấy nhất thì nhiều gia đình vẫn cúng mặn nhiều hơn là cúng chay. 

Chuẩn bị trái cây và hoa tươi cho cúng rằm tháng chạp 

Trái cây và hoa tươi chắc hẳn là hai loại lễ vật không thể nào thiếu ở mọi lễ cúng, tuy nhiên nhiều người vẫn thường chuẩn bị sai nghi thức, mắc phải một số sai lầm nhỏ. 

Nhiều gia đình thường sẽ chọn cúng hoa giả và trái cây giả bằng nhựa để không cần phải thay mới, thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị lễ cúng. Nhưng đây lại là một điều cấm kỵ ở trong thờ cúng, nhiều chuyên gia cho rằng việc cúng đồ giả là thiếu tôn trọng và không thể hiện được lòng thành kính đối với tổ tiên cũng như là các bậc thần linh. Chính vì vậy lời khuyên tốt nhất là bạn nên cúng trái cây và hoa tươi, lưu ý chọn những loại trái xanh, vừa chín tới để chưng lên bàn thờ. Bạn có thể làm mâm ngũ quả bao gồm những loại trái cây đặc trưng theo mỗi vùng miền, như xoài, táo, bưởi, dừa hay là thanh long, những loại trái cây mang ý nghĩa may mắn và bình an. 

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Thôi Nôi Quay Hướng Nào Và Những Điều Cần Lưu Ý

Về phần hoa tươi thì nên chọn hoa có màu sắc sáng sủa, tươi tắn và tránh cúng hoa có màu trắng, nên chọn những cành hoa tươi có cả hoa nở đẹp, nụ và lá xanh là hài hòa nhất. Gợi ý cho bạn có thể chọn hoa đồng tiền, hoa cúc vàng, hoa lay ơn, hoa ly và hoa cát tường,… những loài hoa có biểu trưng may mắn và tài lộc. 

Mâm cơm đầm ấm cúng rằm tháng chạp 

Vào ngày rằm tháng chạp, các gia đình sẽ thường bày biện và chuẩn bị những món ăn dân giã, quen thuộc và đầm ấm, điển hình như là các loại xôi truyền thống như xôi gấc, xôi đậu xanh hoặc ở miền bắc thì người ta sẽ thay bằng bánh trưng. Ngoài ra còn có gà luộc, các món xào, món canh, chả giò hay nem rán,… đây đều là những món ăn đại diện cho sự sung túc và đủ đầy, vừa thể hiện đúng tinh thần lễ cúng mà cũng rất dễ chuẩn bị. 

Các lễ vật phụ khác trong ngày cúng rằm tháng chạp 

Bên cạnh những lễ vật cúng chính thì chắc chắn rằng không thể nào thiếu đi những lễ vật phụ cần có. Ví dụ như là trầu cau, bạn nên lựa chọn trái cau tròn trịa, đẹp và không bị xước, lá trầu xanh, tươi và không héo úa. Ngoài ra cần có trà nóng, nước lọc và nếu là lễ mặn thì có thể cúng thêm rượu, nhang và nến thắp. Bạn nên lưu ý là ngoài mâm cúng chính thức tại bàn thờ tổ tiên thì cũng cần phải chuẩn bị thêm lễ vật ở những bàn thờ còn lại trong nhà. Như bàn thờ phật, bàn thờ ông công ông táo và bàn thờ ông địa, cần phải chuẩn bị hoa tươi, trái cây hoặc là bánh kẹo đầy đủ để cúng các vị thần linh. 

Rất hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn biết thêm được những nghi thức cúng rằm tháng chạp truyền thống, chuẩn tâm linh và có đủ lòng thành. Nếu bạn là người quá bận bịu hoặc cần tham khảo thêm cách chuẩn bị những mâm cúng khác thì có truy cập website của để tìm hiểu thêm. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị chúng tôi để đặt mâm cúng cỗ cúng trọn gói cho những dịp lễ quan trọng như cúng ngày rằm lớn, cúng đầy tháng thôi nôi,.. vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, món ăn ngon, sạch và đẹp, ngoài ra lại còn chuẩn tâm linh và chuẩn phong thủy 100%, bày trí lễ vật cúng đúng theo nghi thức truyền thống.    

Call Now Button