Có Nên Nhập Trạch Vào Ngày Rằm Không?

Nhập Trạch Vào Ngày Rằm Và Những Điều Cần Biết

Nhập trạch là một sự kiện quan trọng của mỗi gia đình. Là khi gia đình chuyển về nhà mới, bắt đầu cuộc sống tại nhà mới. Việc nhập trạch thuận lợi quyết định đến việc cuộc sống tại nhà mới có yên ổn hay không.
Chọn ngày nhập trạch vào ngày nào.
Với ý nghĩa quan trọng như ngày nhập trạch, việc chọn ngày cũng tương đối quan trọng. Nhập trạch có thể chọn ngày theo 2 cách đơn giản sau:

Chọn Ngày Theo Lịch Vạn Niên

Đây là cách chọn ngày tương đối đơn giản. Lịch vạn niên là một trong những loại lịch đặc biệt phổi biến. Trong lịch vạn niên có đầy đủ các ngày: ngày trong lịch vạn niên là ngày có đầy đủ các thông tin về can chi của ngày.

  • Theo thông tin này, bạn sẽ hiểu được các vấn đề về: can, chi của ngày tháng. Tùy thuộc theo can chi ngày tháng này, có thể biết được, ngày tháng có phù hợp cho gia chủ thực hiện lễ nhập trạch không.

Sử dụng lịch vạn niên để chọn ngày nhập trạch cần chú ý đến các vấn đề về:ngày nên làm gì? Ngày không nên làm gì?

Những thông tin này có đầy đủ trong lịch vạn niên. Do đó, sử dụng lịch vạn niên để chọn ngày nhập trạch, chỉ cần đọc lịch một cách cẩn thận, chính xác nên chọn ngày:

  • Ngày nên: xây sửa nhà ở, khai trương, mở cửa hàng, mua bán,…
  • Tránh ngày không nên: xây sửa nhà cửa, khai trương cửa hàng.

Đây là cách chọn ngày nhập trạch đơn giản. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rủi ro cho cách chọn ngày nhập trạch này. Bạn có thể cân nhắc về cách chọn này này.

Các Mâm Lễ Nhập Trạch Và Về Nhà Mới Bạn Cần Chuẩn Bị Là Gì?

Nhờ Thầy Chọn Ngày

Đây là biện pháp an toàn khi chọn ngày nhập trạch. Chọn ngày nhập trạch chính xác và phù hợp với gia chủ không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức về chọn ngày tháng đẹp, bạn có thể nhờ thầy chọn ngày.
Cách chọn ngày này chắc chắn và an toàn. Đặc biệt, chọn ngày tốt, giúp việc chuẩn bị làm lễ được cẩn thận và hiệu quả hơn.

  • Chọn ngày rằm, mùng 1:

Chọn ngày nhập trạch vào ngày rằm mùng 1 có nên không? Việc chọn các dịp quan trọng vào ngày rằm, mùng 1 không được nhiều người đánh giá cao.
Đặc biệt là chọn ngày nhập trạch vào ngày ngày rằm là một trong những điều không nên. Nguyên nhân mà nhiều người không làm nhập trạch, chuyển nhà vào ngày rằm:

  1. Ngày rằm và mùng 1 là ngày của người âm. Ngày đặc biệt này, không nên làm những việc trọng đại. Đặc biệt là nhập trạch vào ngày này có thể dẫn đến các vấn đề động âm.
  2. Ngày rằm, mùng 1 là ngày lễ đặc biệt. Do đó, không thể gộp để làm với chuyển nhà, nhập trạch.
  3. Ngày rằm và mùng 1 cũng là ngày siêu độ, do đó, gia tiên gia đình không có mặt ở nhà để chuẩn bị, dự lễ nhập trạch.
  4. Với những ý nghĩa tâm linh này, ngày mùng 1 và ngày rằm đặc biệt không được sử dụng nhiều để chọn làm ngày nhập trạch.
Tìm Hiểu Thêm:  Lễ Cúng Đưa Ông Táo Về Trời Tại 3 Miền Có Gì Khác Nhau

Một Số Vấn Đề Cần Biết Khi Làm Nhập Trạch

Bên cạnh vấn đề ngày nhập trạch, để chuẩn bị lễ nhập trạch được cẩn thận, cần chọn giờ tốt, chuẩn bị lễ vật nhập trạch thật cẩn thận. Chuẩn bị lễ nhập trạch cần những gì? Câu trả lời sẽ có chi tiết dưới đây.

Mâm Lễ Vật Chuẩn Bị Cho Ngày Nhập Trạch

  • Mâm lễ vật chuẩn bị cần có: Lễ hoa quả, chay:
  1. 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền (chuẩn bị thành đĩa hoặc mâm lễ cẩn thận).
  2. 1 bình hoa tươi (đủ các loại hoa, chuẩn bị cẩn thận, cắm hoa đủ theo màu).
  3. 1 cặp đèn cầy đỏ (chuẩn bị cây đèn cầy hoặc nến).
  4. 3 miếng trầu đã têm (chuẩn bị trầu đủ bộ, trầu, lá).
  5. Vàng mã (chuẩn bị theo bộ, có thể hỏi người bán vàng mã để biết bộ vàng mã đầy đủ chuẩn bị cho ngày nhập trạch).
  6. Gạo, muối, nước (mỗi thứ 3 muỗng nhỏ).
  7. Đây là mâm lễ vật chay cần chuẩn bị trong ngày nhập trạch, chuyển nhà.
  • Mâm lễ mặn:
  • Bên cạnh các lễ vật chay trên, cần chuẩn bị thêm mâm lễ vật mặn, với các lễ vật:
  • Bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc.
    Gà luộc ( riêng với lễ gà luộc, cần để nguyên con, sắp xếp lễ cẩn thận, uống cánh gà cho đẹp tự nhiên).
  • Xôi ( chuẩn bị đĩa xôi cẩn thận: có thể chuẩn bị xôi đỗ hoặc xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc: màu sắc xôi tươi sáng).
  • Cháo (chuẩn bị 1 bát lớn hoặc nhiều bát nhỏ).
  • 1 mâm cơm (mâm cơm chuẩn bị các món theo phong tục vùng miền.
  • Trà, rượu, thuốc lá, mỗi thứ chuẩn bị 3 bộ đầy đủ.

Đây là những lễ vật cơ bản cần chuẩn bị trong ngày nhập trạch. Bạn có thể cân nhắc lễ vật để chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận. Lễ vật được chuẩn bị tùy tâm. Do đó, bạn có thể chuẩn bị số lượng cân đối và tương xứng với không gian bàn lễ nhà mình. Việc tự chuẩn bị lễ vật hay sử dụng dịch vụ đặt lễ đều sẽ mang lại may mắn và phước báu như nau. Bởi vậy, nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng dịch vụ chuẩn bị lễ vật sẵn.

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Tất Niên Ngoài Trời Và Đôi Điều Bạn Nên Biết

Sắp Xếp Và Trang Trí Lễ Vật Nhập Trạch

Mâm lễ nhập trạch sau khi chuẩn bị vần sắp xếp và trang trí cẩn thận. Chuẩn bị lễ nhập trạch chú ý đến:
Với mâm lễ vật đã chuẩn bị việc sắp xếp mâm lễ cúng nhập trạch như nào cũng tương đối quan trọng. Lễ cúng nhập trạch được thực hiện đơn giản tại nhà. Chuẩn bị thành 2 mâm lễ chay và mâm lễ cúng mặn.
Lễ hoa quả, xôi chè sẽ được sắp trước. Lễ vật này cần đặt cân đối trực tiếp trên bàn thờ gia đình. Lễ hoa quả sẽ được đặt chính giữa. Hai bên là lễ xôi chè. Lễ xôi chè đặt cho đẹp và cân đối cần đặt 2 xôi 2 chè. Đặt thành bộ; mỗi bên sắp 1 bộ: 1 xôi – 1 chè. Chuẩn bị lễ vật: hoa bên phải bàn thờ. Chuẩn bị các lễ vật rượu, nước được sắp xếp cân đối phía trước. Lễ vật là bánh, trầu cau được sắp cân đối 2 bên.
Với lễ mặn, lễ cơm sẽ được sắp mâm riêng. Đây là mâm lễ vật có gà, lợn quay và mâm cơm theo vùng miền. Với lễ gà và lợn quay, sẽ đặt chính giữa, phía trước mâm. Cách sắp xếp này cân đối diện tích vừa đủ lại có thể mang đến hiệu quả thẩm mỹ tối ưu cho người dùng. Sắp đặt lễ mặn, nếu là mâm cơm, chuẩn bị đầy đủ rượu, nước, đặt phía trước mâm cơm. Đây là cách bài trí mâm lễ cúng nhập trạch đơn giản tại nhà mà các bạn có thể áp dụng.

Những Nghi Thức Cần Biết Trong Cúng Lễ Nhập Trạch

Lễ cúng nhập trạch được chuẩn bị đầy đủ lễ vật lại và không thể thiếu các nghi thức, nghi lễ đặc biệt quan trọng:

  • Chuẩn bị trước khi vào nhà:
  1. Lễ chuẩn bị trước khi vào nhà, gia chủ sẽ mang theo bếp lò đốt sẵn và đang cháy. Tùy thuộc vào điều kiện nhà ở mà có thể cân đối cho an toàn. Có thể mang bếp điện, bếp ga (nếu là nhà chung cư).
  2. Sau khi gia chủ đưa bếp vào nhà, các thành viên trong gia đình cũng lần lượt vào và bước qua bếp.
  3. Đặc biệt, mỗi người sẽ mang theo một vật phẩm là đồ gia dụng gia đình. Chuẩn bị bước đi vào nhà, có thể mang: chổi, nồi, niêu, gia vị,…Tùy vào sự lựa chọn (chọn các đồ vật là đồ của gia đình, vật dụng sử dụng trong gia đình).
  • Sau khi vào nhà
  • Nghi thức được thực hiện sau khi vào nhà là chuẩn bị lễ vật, mâm lễ để cúng nhập trạch. Cúng nhập trạch tương đối đơn giản. Bạn có thể tự cúng hoặc nhờ thầy cúng cho an toàn.
  • Bởi khi cúng nhập trạch là khai báo với các quan về trên, tổ tiên. Do đó, cần đặc biệt chú ý cẩn thận.
  • Cúng nhập trạch được hoàn tất là các nghi thức và thủ tục làm phép.
  • Gạo và muối sẽ được trộn cùng nhau để rắc quanh nhà. Làm phép kiểu này là cách để xua đi những điều không may mắn hay những vong hồn còn xung quanh nhà (nếu bạn làm lễ nhập trạch vào mười rằm).
  • Sau khi dùng gạo muối, sẽ dùng nước ngũ vị để vẩy 4 hướng nhà (điều này giúp cho nhà mới được rửa hết những ô uế trước đó).
  • Thủ tục được chuẩn bị cẩn thận không thể thiếu hành động hóa vàng. Đốt vàng mã hóa biếu các cụ sẽ giúp cho ngày lễ vật được trọn vẹn hơn.
  • Đây là những nghi thức và thủ tục cơ bản trong và sau khi thực hiện cúng nhập trạch tại nhà.
Tìm Hiểu Thêm:  Hoa Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Bé Gái Là Hoa Gì?

Đây là những nghi thức cơ bản được thực hiện khi làm lễ nhập trạch tại nhà. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề khi làm lễ nhập trạch dưới đây.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Và Thực Hiện Lễ Nhập Trạch

  • Về mâm lễ cúng nhập trạch:

Chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch đầy đủ, không được thiếu sót, đặc biệt là vàng mã, lễ xôi – chè và mâm lễ cúng mặn.
Lễ nhập trạch cần chuẩn bị lễ thật cẩn thận. Ngày đầu tiên đến nơi đất mới ở, hãy thể hiện sự chu đáo và thành tâm của bạn.
Nhập trạch cần chú ý để cửa mửa thoáng, mở cửa suốt thời gian cúng lễ, không để cửa đóng.
Đặc biệt, mâm lễ nhập trạch nên sắp xếp chu đáo, cẩn thận, bắt mắt và ngay ngắn. Để tiết kiệm thời gian và chuẩn bị lễ đúng nghi thức nhất, nhiều người tìm đến dịch vụ sắp và chuẩn bị lễ cúng. Dịch vụ đồ lễ cúng là một trong những đại diện tiêu biểu khi chọn và chuẩn bị mâm lễ vật.

  • Về những nghi thức trong buổi lễ:

Thực hiện buổi lễ nhập trạch thực hiện đầy đủ các nghi thức. Tuyệt đối không được cắt bớt giai đoạn. Điều này có thể gây những điều không may mắn đến khách hàng. Nghi thức cúng lễ được chuẩn bị đầy đủ từ trước:

Đặc biệt là bếp than, sau khi mọi người đi qua hết, vẫn để yên cho âm nhà trước khi cất, di chuyển vào bếp.
Không được để cãi cọ, đổ vỡ trong buổi lễ. Điều này không mang lại may mắn cho người chuyển nhà.
Với khách đến sự nhập trạch, nên mang theo một món quà làm may hay quà tân gia chúc mừng.

Lễ nhập trạch được thực hiện nhanh chóng, cẩn thận, tiết kiệm thời gian. Trên đây là những thông tin và kiến thức về chuẩn bị lễ nhập trạch. Với những kinh nghiệm và kiến thức trên đây, xem thêm thông tin tại Website mong rằng, bạn sẽ chuẩn bị cẩn thận lễ nhập trạch cho gia đình mình. Lễ nhập trạch được chuẩn bị chu đáo giúp gia đình bình an, phát đạt.

Call Now Button