Cách Lập Bàn Thờ Thổ Công Và Gia Tiên Chuẩn Tâm Linh

Việc thờ cúng và gia tiên mang lại nhiều may mắn đến với các gia đình người Việt nên được nhiều người chú trọng. Nhưng cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên chuẩn tâm linh thì không phải ai cũng biết.

Thờ cúng gia tiên là việc làm được hầu hết người dân Việt Nam thực hiện. Vì mỗi gia đình đều có những người đã khuất, tổ tiên đã xa xưa, cần phải thờ cúng, hương khói cho họ để như là một lời báo đáp, nhớ đến họ, cho họ có trốn chú chân khi mệt mỏi, có ngôi nhà để trở về với trần gian. Người xưa quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên sẽ được các cụ, những người đã khuất phù hộ cho gia đình, giúp có một cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc.

Việc thờ cúng thổ công thì lại không được phổ biến như thờ cúng gia tiên. Việc thờ cúng thổ công chỉ là việc mà những gia đình kinh doanh, buôn bán hay làm. Vì người ta cho rằng, thổ công là vị thần đem lại may mắn, tiền tài cho những gia đình kinh doanh. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những bàn thờ thổ công ở những cửa hàng kinh doanh, gia đình buôn bán. Có một số gia đình quan niệm rằng thổ công là vị thần cai quản đất đai, chuyện bếp núc của gia đình cho nên cũng lập bàn thờ cúng.

Bài viết này là những thông tin về việc thờ cúng thổ công và gia tiên. Chúng tôi sẽ nói về cách lập bàn thờ cúng gia tiên, cách lập bàn thờ thổ công. những vị trí nên đặt và những điều mà mọi người nên kiêng kị, không được đặt. Mọi người cần lưu ý theo dõi để có được những kiến thức bổ ích trong việc lập và thờ cúng thổ công và gia tiên.

Nơi đặt bàn thờ thổ công

Thổ Công hay còn được nhân dân gọi là Thổ Địa và Thần Tài. Đây là một vị thần có từ lâu đời trong tín ngưỡng của các nước ở Châu Á, các vị thần làm nhiệm vụ cai quản một vùng đất, nơi ở nào đó. đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh thì việc thờ cúng thổ công càng cần phải được thực hiện. 

Khi mua tượng Thần Tài, Thổ Địa ở ngoài cửa hàng về, mọi người cần gói bọc trong giấy màu đỏ đỏ hoặc đặt trong hộp sạch sẽ rồi mang vào chùa nhờ các nhà sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các nhà sư chọn ngày lành tháng tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Địa.

Tìm Hiểu Thêm:  Cách Làm Bánh Trung Thu Rau Câu Xu Hướng Mới Hiện Nay

Về nhà thì mọi người nên dùng nước lá bưởi rửa sau đó mới đặt lên bàn thờ. Mua các đồ cúng về, làm lễ cúng khấn để xin thờ cúng. Lần sau cúng và thắp hương bình thường.

Đa phần thì các vị thần đều thích dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa dùng được cả vừa mặn vừa chay. Lễ cúng nửa đầu năm thì là cúng mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến hết năm là cúng chay.

Mọi người chú ý thay nước uống, thay nước trong lọ hoa. Khi thắp hương và chưng thờ một nải chuối chín vàng. Tránh không được để các con vật chó hay mèo quậy phá. Làm ô uế bàn thờ cúng của Thần Tài. Hàng tháng cần phải thường lau bàn thờ. Lau dọn cho tượng Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi. Hoặc dùng rượu pha với nước. Nên chuẩn bị khăn riêng biệt khi lau tượng thổ công.

Nơi đặt bát hương thờ cúng Thổ công

Bát hương thờ cúng thổ công gồm có 3 bát. Ba bát hương này khi mọi người đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công đặt chính giữa và gia tiên sẽ đặt bên phải.

Trong đó bát hương thổ công bao giờ sẽ to hơn 2 bát kia và được đặt ở vị trí cao hơn. Có khá nhiều nhà đặt nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, họ hiểu sai về tổ hợp sức mạnh Tâm linh nên dẫn đến việc đặt sai số lượng bát hương.

Mọi người không được dán giấy để ghi bát hương thờ Thần, thờ Tổ tiên. Bởi việc ghi như vậy là một việc làm vô tình đã “phạm thượng” với bề trên.

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nét văn hóa của người Việt bao đời nay, hầu như những người theo đạo Phật thì trong nhà ai cũng sẽ có 1 ban thờ cúng, dùng để thắp hương vào các ngày rằm, mùng 1 và những ngày giỗ Tết, những ngày quan trọng trong năm.

Việc gộp 3 bát hương lại làm 1 bát lớn ở giữa của nhiều gia đình hiện nay. Thì được đánh giá là không nên vì các vị thần có những nhiệm vụ riêng biệt, chức danh riêng. Nên không thể thờ cúng họ cùng một lúc, cùng một bát hương như vậy được.

Cách lập bàn thờ tổ tiên

Mỗi trường hợp lập bàn thờ tổ tiên khác nhau thì sẽ đi kèm với những hình thức khác nhau. Chúng ta có thể chia làm 3 loại để có được cách làm đúng đắn nhất. Phù hợp với phong tục xa xưa của người Việt Nam.

Đối với việc chuyển bàn thờ về nhà mới

Khi chuyển bàn thờ tổ tiên về ngôi nhà mới thì mọi người cần chuẩn bị một mâm lễ. Gồm những đồ như: 1 bình hoa tươi, một đĩa hoa quả, 1 mâm lễ mặn gồm những món như: gà luộc, xôi, thịt lợn luộc, hương nhang, trầu cau, muối, rượu, gạo, nước…

Tìm Hiểu Thêm:  Chỉ Cách Cúng Thôi Nôi Đúng Phong Tục 3 Miền Bắc Trung Nam

Khi đến giờ hoàng đạo đã được chọn trước, gia chủ đọc văn khấn. Để bẩm báo tới thần linh và gia tiên nhằm chứng giám. Và xin được chuyển rời bát hương từ ngôi nhà cũ sang nhà mới. Khi hương đã cháy được gần hết thì mọi người có thể hóa vàng. Và sau đó chuyển bàn thờ sang ngôi nhà mới.

Sau khi bát hương đã được chuyển sang nhà mới, thì mọi người lại làm lễ báo cáo thần linh và gia tiên về việc đặt bàn thờ tại nhà mới. Trong quá trình chuyển bàn thờ cần cẩn trọng để tránh sai sót. Bên cạnh đó, mọi người chỉ nên chuyển bát hương của gia tiên, còn bát hương của thổ công thì nên cần được bốc bát hương mới.

Đối với việc chuyển bàn thờ sang một vị trí khác trong nhà

Việc chuyển bàn thờ sang vị trí mới trong ngôi nhà của bạn thì sẽ đơn giản hơn. So với việc chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới.

Mọi người cần chọn ngày tốt và sau đó sẽ chuẩn bị mâm lễ như bình thường. Khi đến giờ được chọn thì tiến hành đọc văn khấn. Để báo cáo với thần linh, tổ tiên xin phép được chuyển bàn thờ.

Khi hương đã cháy được gần hết thì thực hiện việc mang đồ xuống, hóa vàng. Và rời bàn thờ sang vị trí khác trong nhà. Sau đó thì không cần làm lễ và không cần bốc lại bát hương thổ công, thổ địa.

Vị trí đặt bàn thờ tổ tiên

Bên cạnh thủ tục làm lễ lập bàn thờ tổ tiên thì gia chủ cũng cần phải đặc biệt quan tâm. Đến cách bài trí bàn thờ gia tiên sao cho mang lại được nhiều may mắn. Sự sắp đặt hợp với vận mệnh của gia chủ, có sự hài hòa về mặt phong thủy. Sẽ đem đến những điều tốt cho gia chủ cũng như thành viên trong gia đình.

Ban thờ tổ tiên nên được đặt quay ra cửa chính. Không nên đặt ngược hướng với ngôi nhà vì có thể gây âm dương tương phản. Từ đó dễ gây bất trắc cho gia đình mọi người. Ban thờ phật nên được đặt ở hướng chính, hướng bên trái hoặc bên phải.

Tầng một là nơi tốt nhất để đặt bàn thờ gia tiên, tại gian chính giữa nhà và quay ra cửa lớn. Để có được bầu không khí trang trọng. Cũng như dễ dàng cho việc chăm sóc. Bát hương trên bàn thờ nên được quay mặt ra phía trước.

Ngoài ra, bát hương thờ thần phật nên lưu ý đặt cao hơn bát hương thờ tổ tiên. Khi thắp hương thì nên để cao hơn mắt người nhìn. Chỉ cần đốt 1 que hương, trong trường hợp cúng giỗ thì mới cần đốt 3 que, không nên đốt nhiều hơn.

Những điều cần lưu ý khi đặt bàn thờ

  • Không được đặt tượng các vị thần ở trong phòng ngủ. Đặc biệt là phòng ngủ của vợ chồng.
  • Lưu ý về thời gian lập bàn thờ : Việc lập bàn thờ thường được người dân. Tiến hành đồng thời cùng với lễ nhập trạch. Do vậy nên việc lựa chọn thời gian là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. 
  • Cần lưu ý về người lập bàn thờ: Người ta cho rằng phụ nữ mang thai là người có nhiều tạp khí. Vậy nên không được động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Ngoài ra, người bốc bát hương phải là gia chủ. Phải có sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.
  • Chú ý về việc sắp xếp đồ đạc trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi dùng để thờ cúng gia tiên. Không phải là một nơi phô trương hay trưng bà. Những thứ không liên quan đến thờ cúng thì cần phải hạn chế bày biện bàn thờ.  Nếu gia đình bạn thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu. Cần phải tách riêng 2 bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên. Nên để thấp hơn và tách biệt với bàn thờ trên.
  • Chú ý về việc đặt đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh sử dụng các loại đồ giả như hoa, quả nhựa. Đồ thờ cúng xong nên được bỏ xuống để thụ lộc. Tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Hạn chế việc để đồ hết hạn sử dụng. Không ăn được nữa trên bàn thờ. Lễ mặn là thứ không được đặt lên bàn thờ. Khi thờ cúng xong phải cho xuống để thụ lộc ngay.
Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết Và Những Điều Bạn Nên Biết

Đặt mâm cúng cho bàn thờ thổ công và gia tiên ở đâu?

Mọi người có thể tham khảo để mua mâm cúng cho việc lập bàn thờ tổ tiên, thổ công ở. Với những nhân viên lâu năm, vô cùng chuyên nghiệp. Được nhiều người tin dùng lựa chọn thì đơn vị này đang ngày càng lớn mạnh và phát triển khắp nước Việt Nam.

Với việc cung cấp những mâm cúng cho các ngày lễ cúng bái từ nhỏ tới lớn của người Việt. Đã giúp cho bao nhiêu gia đình bớt được thời gian, công sức. Và giảm thiểu được tiền bạc mà vẫn đáp ứng được việc chuẩn phong tục, tập quán của người Việt. Hãy liên hệ ngay để có thêm thông tin chi tiết. Về việc đặt mâm cúng phù hợp với mọi người.

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giải đáp được những thắc mắc, khó khăn của mọi người. Trong việc lập bàn thờ cúng thổ công và gia tiên tại gia đình của mình. Mọi người phải thật chú ý, làm thật có tâm, cúng bái thành tâm. Thì các vị thần linh, tổ tiên mới phù hộ độ trì cho gia đình của mọi người. Mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình.

Call Now Button