Cách Cúng Thần Tài Ngày Rằm Tháng 7 Để Thu Hút Tài Lộc

Lễ cúng thần tài ở Việt Nam không chỉ được người dân tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mà cúng vía thần tài còn được tổ chức cúng cả vào ngày rằm tháng 7. Vậy cách cúng thần tài rằm tháng 7 thực hiện như thế nào?

Thần Tài là vị thần nào?

Thần Tài theo quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người phương Đông. Chính là vị thần của tài lộc, là vị thần tượng trưng cho tiền bạc cũng như của cải. Ở Việt Nam, nghi lễ cúng thần Tài trở nên rất phổ biến trong cả nước. Mà đặc biệt là khu vực Nam Bộ. Mọi người xem ông là một vị thần quan trọng. Là vị thần chuyên cai quản của cải, tài lộc trong gia đình và thu hút tiền của vào nhà.

Thông thường Thần Tài sẽ được gia chủ sắp xếp chung cùng với bàn thờ. Với ông Địa đặt ở vị trí dưới đất và đặt ở hướng nhìn ra cửa chính của căn nhà. Thần Tài trong bàn thờ chính là ông thần với bộ tóc trắng kết hợp với râu dài, người mặc bộ áo gấm. Thần Tài trên bàn thờ gắn với biểu tượng tài lộc, thể hiện qua việc tay cầm những thỏi vàng lớn.

Phong tục cúng thần tài ngày rằm tháng 7

Ngày Rằm tháng 7 hàng năm chính là một dịp lễ vô cùng quan trọng đối với hầu hết các gia đình ở Việt Nam. Không chỉ là ngày lễ cúng cô hồn, là ngày để xá tội vong nhân. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Mà còn là ngày lễ cúng ông bà tổ tiên, cúng các vị Thần Tài, thổ địa.

Trong những ngày này, mọi gia đình ở Việt Nam sẽ chuẩn bị tổ chức những mâm cúng đầy đủ . Với mong muốn thể hiện lòng thành kính của gia đình. Để dâng lên bàn thờ Đức Phật, bàn thờ gia tiên cũng như Thần Tài, Thổ địa. Đồng thời đây cũng là dịp để gia chủ. Ban phát lộc cho những linh hồn, vong hồn được xá tội đang đói khát.

Ở một số vùng miền, họ chỉ chuẩn bị một mâm cỗ cúng và lễ vật chay. Hoặc chỉ cần một mâm cúng trái cây để dâng lên bàn thờ Thần, Phật rồi sau đó thụ lộc tại gia đình luôn. Nhưng cũng có những vùng miền, trong dịp lễ này lại tổ chức chuẩn bị mâm cúng mặn. Với những lễ vật lớn với quan niệm càng cúng nhiều thì sẽ càng được phù trì bảo hộ lớn.

Mâm cúng trên bàn thờ gia tiên sẽ là mâm cỗ cúng và lễ vật mặn. Có kèm theo những lễ vật dành riêng cho người ở cõi Âm. Những lễ vật này được làm bằng chất liệu giấy chẳng hạn như tiền vàng hay đồ vàng mã. Các loại nhà cửa hoặc xe cộ, mẫu điện thoại theo xu hướng trên trần gian,… Hầu hết những lễ vật này phải giống với hàng thật ở dương gian. Để khi hóa chuyển xuống cho tổ tiên sống ở cõi âm. Cũng có thể được sống đầy đủ như đang sống như người Dương trần. 

Tìm Hiểu Thêm:  Cúng Ông Công Ông Táo Tại Nhà Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Ý nghĩa của cúng thần Tài trong ngày rằm tháng 7

Tục thờ cúng thần tài trong ngày rằm tháng 7 có xuất phát từ văn hóa của người Trung Quốc. Sau đó du nhập vào Việt Nam trong khoảng những năm đầu của thế kỷ 20. Thần Tài chính là vị thần mang yếu tố văn hóa tâm linh vô cùng lớn trong đời sống của người Việt Nam. Cũng như trong đời sống của người dân khu vực  Đông Nam Á.

Với nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình làm nghề làm ăn buôn bán kinh doanh. Thường tổ chức nghi lễ trong rằm tháng 7. Họ quan niệm và luôn mong muốn rằng cúng Thần tài đầy đủ và sung túc. Thì công việc làm ăn kinh doanh của họ sẽ được thuận lợi, hanh thông. Và mang về nhiều tiền của cũng như tài lộc. Họ hy vọng rằng nếu thờ cúng thần Tài thì sẽ được hỗ trợ. Phù hộ nhiều hơn trong sự nghiệp làm ăn kinh doanh. Được phát triển mạnh và thuận lợi.

Ở Việt Nam, vào tháng 7 theo âm lịch hàng năm thông thường. Sẽ diễn ra ngày lễ lớn được thực hiện trong 2 ngày chính lễ . Hai ngày đó là ngày Diêm Vương xá tội vong nhân. Đây là ngày mà các vong nhân được bãi bỏ tội lỗi của mình. Và theo tín ngưỡng văn hóa của tôn giáo Đức Phật. Thì tháng 7 theo âm lịch còn là ngày Vu Lan báo hiếu. Đây là hai ngày khác nhau  do đó cách chuẩn bị tổ chức cũng khác nhau.

Việc cúng thần tài vào dịp rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Thường được làm chung với việc tổ chức cho cúng lễ đại xá vong nhân. Do đó, trong ngày này thì ở mỗi gia đình Việt Nam. Sẽ phải chuẩn bị với tổng 3 mâm cúng trong ngày rằm tháng 7 âm lịch. Cụ thể với 1 mâm cỗ để cúng ông bà, gia tiên, 1 mâm cỗ để cúng thần tài thổ địa. Và 1 mâm cúng cuối cùng để cúng chúng sinh.

Việc tổ chức cúng thần tài trong dịp rằm tháng 7 âm lịch hàng năm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Với mong muốn cầu mong các vị thần sẽ phù hộ cho gia đình gia chủ. Sẽ luôn vui vẻ, nếu gia đình đó có kinh doanh, làm ăn buôn bán thì cúng thần tài. Để mong muốn việc buôn bán cũng sẽ thuận lợi và gặp được nhiều may mắn.

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Cúng Cô Hồn Đơn Giản Mà Đầy Đủ Bao Gồm Những Gì?

Mời các bạn tham khảo thêm:

Sắm lễ vật cúng Thần Tài – Thổ Địa

Mâm lễ để cúng ngày thần tài rằm dịp tháng 7 hàng năm. Thông thường được các gia đình gia chủ chuẩn bị, tổ chức rất tươm tất và rất chu đáo. Họ quan niệm rằng nếu càng chuẩn bị lễ vật càng tươm tất thì các vị thần sẽ phù hộ độ trì cho họ càng nhiều. Tùy vào những vùng miền trong cả nước có những phong tục khác nhau. Thì sẽ có cách chuẩn bị lễ vật khác nhau. Tuy nhiên dù là khác nhau về văn hóa vùng miền thì mâm lễ vật chuẩn bị để cúng Thần tài. Cũng cần có những lễ vật cơ bản sau đây:

  •  Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh hoặc xôi nếp, tùy vào sự lựa chọn của từng gia đình
  • Thịt heo luộc hoặc thịt heo quay
  • 1 chai rượu nếp và một chai nước suối
  • 3 quả cau và 3 ngọn trầu 
  • 1 đĩa quả tươi gồm có 5 loại quả khác nhau, tùy vào sự lựa chọn của từng gia đình
  • 1 lọ hoa tươi gồm có 5 bông hoa với 5 màu khác nhau.

Ngoài những loại lễ vật cơ bản trên thì nếu gia đình có điều kiện hơn. Thì cũng có thể chuẩn bị thêm một bộ cỗ tam sên gồm có 1 miếng thịt heo quay hoặc heo luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng gà luộc. Ngoài chuẩn bị mâm cỗ cúng mặn. Thì mỗi gia đình thông thường sẽ mua thêm hương và một bộ vàng mã.

Trong đó bao gồm quần áo, tiền vàng, giày dép. Cũng như các vật dụng dành riêng cho thần tài và một số thứ cúng khác cần thiết. Sau khi gia đình cúng xong, thì vàng mã cúng thần tài và thổ địa sẽ được hóa riêng. Vừa đốt thì gia chủ sẽ vừa khấn tên của hai vị thần tài và thổ địa để tránh sự nhầm lẫn khi cõi âm nhận đồ. 

Cúng thần tài ngày rằm tháng 7 vào ngày nào?

Hầu hết tất cả các gia đình Việt Nam sẽ tổ chức cúng rằm tháng 7 bắt đầu từ ngày 2/7. Đến trước thời điểm 12h đêm của ngày 14/7 âm lịch. Theo quan niệm của người Việt Nam thì từ ngày mùng 2 tháng 7. Diêm Vương sẽ mở cửa ở Quỷ Môn Quan sẽ ra lệnh mở cửa cho các linh hồn, vong linh trở về. Với dương gian để nhận những lễ vật mà người ở trên trần gian cúng khấn cho họ. Cửa của Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại vào thời điểm 12 giờ đêm ngày 14 tháng 7 âm lịch.

Do đó, thời điểm từ ngày 2 đến ngày 14 là thời điểm các vong linh hoạt động mạnh đặc biệt là buổi gần tối hoặc tối. Trong những ngày ngày, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ cúng để mong các linh hồn nhận lễ vật rồi quay về âm phủ mà không quấy phá họ. 

Tìm Hiểu Thêm:  Mâm Ngũ Quả Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà Gồm Những Gì?

Theo quan niệm của Phật giáo thì lại khác, họ quan niệm những vong hồn là anh em, con cháu trong gia đình gia chủ sẽ nhận được đồ lễ cúng tế từ trần gian vào chính lễ ngày 15/7 âm lịch mỗi năm. Còn đối với những vong hồn cô độc bị đói khát, không nơi nương tựa. Sẽ nhận đồ lễ vật vào trước ngày 15 tháng 7 âm lịch. Và quay trở lại với âm phủ vào ngày 14/7.

Cách đốt vàng mã cúng thần tài ngày rằm tháng 7

Hầu hết các nghi lễ tâm linh ở Việt Nam đều thực hiện việc đốt vàng mã ngay sau khi cúng xong. Vàng mã được hiểu là một lễ vật được làm từ chất liệu giấy. Được in những bài kinh văn lên trên bề mặt giấy để cầu siêu cho các vong linh. Tuy nhiên, ngày nay khi cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại. Thì những người làm nghề sản xuất tiền, vàng mã đã làm ra những sản phẩm mô phỏng các vật dụng phổ biến. Trong đời sống hiện đại như điện thoại, hay ô tô, máy tính bảng, hoặc xe máy, … Những sản phẩm ấy tuy chạy theo xu hướng của đời sống thời hiện đại. Nhưng một phần đã làm mất đi phần nào những ý nghĩa thiêng liêng trong nét văn hóa cũ.

Khi tổ chức cúng trên bàn thờ thần tài ngày rằm tháng 7, gia đình gia chủ. Nên mua một số lượng tiền và vàng mã với số lượng vừa đủ. Nhưng hãy chú trọng mua những loại vàng mã được in những kinh văn vong linh. Đốt vàng mã ở Việt Nam là một hành động thể hiện tấm lòng thành kính. Cũng như thể hiện được tình cảm của gia đình chủ nhà.  

Khi hóa tiền và vàng mã thì nên hóa với phong thái chậm rãi từng tờ một, vừa hóa. Thì gia chủ vừa gọi tên của những người đã mất hoặc những người được hưởng lễ vật đó. Tránh việc hóa nhanh chóng, cố gắng đốt dồn dập một lần để nhanh xong. Điều này vô tình thể hiện sự không thành kính, không thành tâm.

Khi hóa tiền và vàng mã thì gia chủ cũng tuyệt đối không được lấy một chiếc que hay một cành củi khô…Để đảo vàng mã và làm nát phần tro đã đốt. Đặc biệt, gia đình gia chủ càng tuyệt đối không được dùng nước để dội thẳng, trực tiếp vào đống tro. Để dập lửa tắt lửa khi lửa vàng mã chưa tàn hết.

Dịch vụ của các đơn vị đồ cúng ngày càng xuất hiện nhiều và đã thu hút được sự tin tưởng của khách hàng. Thông qua những công dụng tuyệt vời của nó. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị.

Call Now Button